K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:    Vài năm trước, khi má nói chuyển từ Tay Nguyên vào Sài Gòn, công việc má chưa ổn định như bây giờ. Vì vậy, má xin người ta làm đủ mọi nghề để có tiền trang trải cuộc sống: từ rửa chén ở quán phở, phụ giúp quán cơm, bán bánh bột lọc đến giúp việc nhà cho người ta...    Có lần tôi chạy về thăm ba má, không thấy má đâu mới biết là má mới nhận công...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
   Vài năm trước, khi má nói chuyển từ Tay Nguyên vào Sài Gòn, công việc má chưa ổn định như bây giờ. Vì vậy, má xin người ta làm đủ mọi nghề để có tiền trang trải cuộc sống: từ rửa chén ở quán phở, phụ giúp quán cơm, bán bánh bột lọc đến giúp việc nhà cho người ta...
   Có lần tôi chạy về thăm ba má, không thấy má đâu mới biết là má mới nhận công việc mới là vặt lông vịt và làm lông vịt ở quán cháo, tôi liền tức tốc chạy tới.
   [...]
   Tôi và má vừa vặt lông vịt, vừa nói chuyện với nhau. Mỗi lần gặp má, tôi thường líu lo như một đứa trẻ. Tôi kể má nghe nhiều chuyện từ công việc, đến phòng trọ, đến nấu nướng, thậm chí tôi cũng kể cho má nghe chuyện có anh chàng nhắn tin muốn làm quen với tôi... Có lẽ vì từ lúc bắt đầu đi học mẫu giáo, má đã gần gũi với tôi bằng cách hỏi thăm mọi điều trong ngày của tôi như thế nào, nên sau này khi lớn lên, má không hỏi tôi tự động tâm sự hết với má. Nói đúng hơn má ở khía cạnh nào đó giống như một người bạn của tôi. Làm xong lông vịt, tôi và má chuyển qua làm rau, tới gần mười giờ sáng là xong mọi việc, cô chủ cho má về. Vậy là má có tới mấy tiếng đồng hồ để ở bên tôi, để tôi thủ thỉ hết mọi chuyện với má, để tôi được đi chợ với má, ăn cơm má nấu, ôm má ngủ trưa.

(Theo Bienhothaphuong, Má-một phần kí ức Sài Gòn, www.thanhnien.vn, 02/12/2019)

1) Chỉ ra một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
2) Trong văn bản, vì sao "tôi" thường phụ "má" vặt lông vịt, làm rau?
3) Câu "Nói đúng hơn má ở khía cạnh nào đó giống như một người bạn của tôi" gợi cho em cảm nhận gì về người má trong văn bản?
4) a. Thế nào là tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất khi giao tiếp?
b. Hãy thêm từ (hoặc cụm từ) thích hợp vào dấu ba chấm [...] để câu nói dưới đây tuân thủ phương châm hội thoại về chất:
Bài viết này, [...] tôi đã đọc trên một tờ báo nào đó.

0
12 tháng 12 2023

Một trường có 432 học sinh nam, chiếm 49% tổng số học sinh ca trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ? làm kiểu gì đấy mấy bạn ơi!

12 tháng 12 2023

Bạn gửi câu hỏi ở phần đặt câu hỏi đi ạ @Phạm Nhật Khánh

10 tháng 12 2023

Thời học sinh đã đem đến cho em rất nhiều những kỉ niệm đáng nhớ. Nhưng điều mà em nhớ nhất lại là một trải nghiệm đã xảy ra từ hồi em học lớp 3.

Hồi đó, em rất ham chơi, thường không làm bài tập về nhà, khiến thầy cô phiền lòng. Tuy nhiên, vẫn có những hôm em làm bài rất đầy đủ. Hôm ấy, khi đến tiết kiểm tra bài tập môn Toán, em đã rất tự tin vì tối qua có làm bài đầy đủ. Nhưng khi tìm trong cặp, thì không thấy vở đâu cả. Vô cùng sửng sốt, em ngồi im tại chỗ. Khi cô giáo tiến lại gần, em đã đứng dậy và nói với cô rằng:

- Thưa cô, em có làm bài tập rồi, nhưng đã để quên vở ở nhà mất ạ.

Nghe em nói vậy, các bạn trong lớp xì xầm cười lên. Tự em hiểu được rằng không ai tin lời em nói cả. Vì đã không ít lần em ham chơi, không chịu làm bài tập. Xấu hổ và tức giận, em nắm chặt tay, mắt bắt đầu ươn ướt. Lúc ấy, cô giáo lại hỏi em:

- Em chắc chắn mình đã làm bài tập chứ?

- Thưa cô, em chắc chắn ạ!

- Được rồi, cô tin em đã làm bài. Bởi vì em là đứa trẻ ngoan không nói dối. Ngày mai, em hãy mang bài tập đến cho cô kiểm tra nhé.

Nói xong cô lại tiếp tục kiểm tra các bạn khác. Hành động ấy của cô khiến em sung sướng vô cùng. Bởi cô đã tin tưởng em, tin rằng em không nói dối.

Từ hôm đấy, em thay đổi hẳn. Trở nên chăm chỉ hơn, luôn làm đầy đủ bài tập về nhà. Vì em không muốn phụ sự tin yêu của cô giáo dành cho mình. Trải nghiệm ngày hôm ấy chính là cột mốc đánh dấu sự tiến bộ tuyệt vời của em.