K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11

bó tay.com.vn

- Miêu tả chung cây phượng

+ Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước.

+ Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.

+ Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.

- Miêu tả chi tiết về cây phượng

+ Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.

+ Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh.

+ Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.

+ Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời.

+ Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài.

+ Tổ chức các hoạt động ngoài trời.

+ Thỉnh thoảng có những cô cậu học sinh đi nhặt hoa phượng về làm kỉ niệm.

- Ý nghĩa của hoa phượng

+ Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng em phải tạm rời xa mái trường.

+ Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.

21 tháng 11

Bài thơ lục bát "Bàn tay của cha" đã để lại trong em những cảm xúc sâu sắc và ấm áp về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cha con. Ngay từ những câu thơ đầu tiên, hình ảnh bàn tay của cha hiện lên thật gần gũi và thân thuộc. Đó không chỉ là đôi bàn tay lao động, gắn liền với những vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống, mà còn là biểu tượng của tình yêu thương và sự hy sinh vô bờ bến.

Khi đọc bài thơ, em cảm nhận được sự ấm áp và mạnh mẽ từ đôi bàn tay ấy. Những hình ảnh cụ thể về bàn tay cha chăm sóc cho từng bữa ăn, từng giấc ngủ của con khiến em không khỏi bồi hồi. Mỗi nếp nhăn, mỗi vết chai sạn trên bàn tay cha đều chứa đựng những kỷ niệm, những nỗi niềm mà chỉ có cha mới hiểu. Em cảm thấy lòng mình trào dâng niềm biết ơn sâu sắc đối với cha, người đã luôn âm thầm cống hiến cho gia đình mà không cần đòi hỏi điều gì.

Bài thơ không chỉ khắc họa vẻ đẹp của bàn tay cha mà còn gợi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ. Em nhớ những buổi chiều cha dẫn em ra đồng, những lần cha dạy em cách làm những việc nhỏ trong nhà. Tất cả những khoảnh khắc ấy đều in đậm trong tâm trí em, như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình.

Cuối cùng, bài thơ "Bàn tay của cha" đã giúp em nhận ra rằng, tình yêu thương của cha không chỉ được thể hiện qua những lời nói mà còn qua những hành động giản dị hàng ngày. Đôi bàn tay ấy, mặc dù có thể đã chai sạn, nhưng luôn ấm áp và tràn đầy yêu thương. Em sẽ mãi trân trọng và gìn giữ hình ảnh đó trong trái tim mình, như một nguồn động lực để em phấn đấu và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Bài thơ "Bàn tay của cha" của thi sĩ Quý Phương là một tác phẩm đầy xúc động, thể hiện tình yêu thương và sự hy sinh của người cha.

Đọc thơ, em cảm nhận rõ sự kính trọng và tri ân đối với hình ảnh cha - người đã chịu đựng bao khó khăn để nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái. Những hình ảnh sống động về "bàn tay cha", đôi tay thô ráp nhưng ấm áp, nắm lấy tay con giữa cơn bão đời, chính là biểu hiện cho tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con

 Bài thơ gợi lên trong em nhiều cảm xúc sâu lắng. Qua từng câu chữ, em hiểu rằng cha là người lặng lẽ gánh chịu vất vả, nhọc nhằn để gia đình luôn có cuộc sống đủ đầy. Sự hy sinh thầm lặng của cha, cùng những lo toan hằng ngày, khiến em thêm phần trân trọng và yêu thương từng giây phút bên cha hơn

 Đặc biệt, hình ảnh "Con bình yên cả trong mơ vẫn cười" khiến em xúc động, bởi nó phản ánh sự bảo bọc và chở che của cha trong mọi hoàn cảnh. Điều này nhắc nhở em luôn ghi nhớ công sức và tình yêu cha dành cho gia đình, để từ đó cố gắng học tập và trở thành một người con hiếu thảo, xứng đáng với những gì cha hy sinh.

Điều này không chỉ là một thông điệp về tình cảm gia đình, mà còn là lời nhắc nhở chúng ta nên trân trọng từng khoảnh khắc bên cha, bởi thời gian trôi qua sẽ không thể quay lại. Bài thơ kết thúc với lời ước hẹn "Cha ơi, đợi nhé con về chiều nay", gợi mở những tâm tư mà mỗi người con luôn mang trong lòng.

   
21 tháng 11

Tôi vẫn nhớ như in một trải nghiệm nhỏ, nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn, làm thay đổi suy nghĩ của tôi mãi mãi. Đó là kỉ niệm với cô Tuyền - giáo chủ nhiệm lớp 6 của tôi.

Hôm ấy, tôi ở lại trực nhật, cô thì đang ở lại soạn giáo án. Tôi trực nhật vừa xong thì công việc của cô cũng vừa kết thúc. Định ra về, tôi bỗng nghe tiếng cô gọi: ”Vy ơi, lên đây cô bảo !”. Cô đưa cho tôi một tập tài liệu được đóng kín mít rồi dặn :” Vì cặp cô hết chỗ bỏ nên nhờ em đem về nhà, ngày mai đem lên lại cho cô nhé! Tuyệt đối không được mở ra ”. Tôi vui vẻ chấp nhận rồi chạy về nhà. Buổi tối, chuẩn bị học bài, lấy sách vở ra thì thấy tập tài liệu. Chợt lóe lên trong đầu một suy nghĩ: ” Trong này có gì mà cô đóng kín thế nhỉ ? Mình mở ra một xíu thì có sao đâu ! Làm sao cô biết được ! ” Không thể kiềm chế sự tò mò, tôi đã cẩn thận mở ra và nhìn thấy đó là bài kiểm tra đột xuất ngày mai. Vừa sửng sốt, vừa sung sướng, nếu biết trước bài, ngày mai mình sẽ được điểm tốt. Mọi người sẽ nể mình. Thế rồi tôi đã mở tập tài liệu ra. Ngày mai, tôi đã dán tập tài liệu một cách cẩn thận rồi đưa cho cô. Cô cười vì thấy tập tài liệu không có gì lạ thường. Hôm trả bài kiểm tra, cô nói: ”Dạo này, môn toán của lớp ta rất tệ. Nhưng chỉ có mình bạn Vy được điểm tốt, rất đáng khen. Cô đề nghị cả lớp vỗ tay tuyên dương bạn”. Cả lớp đều vỗ tay tán thưởng. Trong giây phút ấy tôi thật sự đáng hổ thẹn. Suốt một giờ học, trong lòng tôi cảm thấy áy náy, khó chịu. Tôi đã rất hối hận. Cuối giờ, khi cả lớp đã về hết, tôi lên gặp cô. Cô hỏi: ”Có chuyện gì không ổn sao Vy?”. Tôi chỉ biết im lặng. Sau một hồi, cô lại trìu mến hỏi: ”Em bị đau à?”. Lúc đó, cảm xúc trong tôi đã trào dâng. Tôi sà vào lòng cô, vỡ òa lên khóc. Vừa khóc, tôi vừa nói: ”Em thành thật xin lỗi cô. Vì tò mò nên em đã mở tập tài liệu ra. Em đã phụ lòng tin của cô. Em sẽ không tái phạm một lần nào nữa.” Cô thoáng buồn và bảo: ”Lần sau, em đừng bao giờ làm như vậy nữa nhé!”. Tôi và cô đã cùng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, làm tôi và cô càng trở nên thân thiết.

Cô là nguồn động lực giúp tôi vươn xa trong học tập. Đó là bí mật của riêng tôi và cô. Người giúp tôi tự tin vào bản thân hơn chính là cô. Tôi rất trân trọng khoảng thời gian đã qua của tôi và cô. Lời nói của cô thật nhẹ nhàng, dịu dàng như mới vừa hôm qua thôi. Cô ơi! Dù lớn bao nhiêu, em vẫn chỉ là đứa học trò bé nhỏ của cô thôi!

   
21 tháng 11

Những câu ca dao đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bài “Đường lên xứ Lạng bao xa” chính là bài ca dao như thế:

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Mở đầu bài ca dao là một câu hỏi tu từ, sau đó là câu trả lời đầy dí dỏm. Từ đó, vẻ của quê hương Lạng Sơn đã được khắc họa với những nét đẹp tiêu biểu nhất. Câu hỏi tu từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” lúc đầu cho thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng hề xa xôi. Nhưng đọc đến câu trả lời mới biết rằng quả là có đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm với trùng điệp núi non rừng thẳm. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình tựa như một bức tranh khiến mỗi người thêm tự hào về quê hương, đất nước.

Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ...
Đọc tiếp

Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao truyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

chia khổ thơ trên và nêu nội dung từng khổ

0

Phân tích:

  1. Từ láy:

    • "Vỗ về" (miêu tả hành động sóng biển).
    • "Lấp lánh" (miêu tả sự phản chiếu của mặt biển).
    • "Bồng bềnh" (miêu tả đám mây).
  2. Phép nhân hoá:

    • "Cảnh vật xung quanh như tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài" (miêu tả cảnh vật như có sự sống, biết thức dậy).
    • "Cây dừa bên bãi biển cũng như đang vươn mình đón chào ánh sáng đầu ngày" (miêu tả cây dừa như một sinh vật có ý thức, biết vươn mình đón ánh sáng).
  3. Phép so sánh:

    • "Ánh sáng vàng óng ả như những làn sóng rực rỡ" (so sánh ánh sáng mặt trời với sóng biển).
    • "Những cánh chim vỗ cánh bay lượn trên bầu trời, như những vũ công nhẹ nhàng" (so sánh cánh chim với vũ công).
Đề bài: Viết một bài văn trải nghiệm về tuổi thơ đáng nhớ của em Bài làm: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết một bài văn trải nghiệm về tuổi thơ đáng nhớ của em

Bài làm:

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Em cũng vậy,tạt lon là trò chơi mang lại kĩ niệm đáng nhớ cho em.

Cứ chiều đến,em cùng các anh chị trong xóm rủ nhau ra một bãi đất trống để chơi.khi chơi chúng em cần mang lon và mỗi người 1 chiếc dép .Và oẳn tù tì,ai thua thì sẽ là người chăng.Khi bắt đầu cuộc chơi chúng em phải vẽ một hình tròn rồi đặt cái lon vào trong hình tròn đó và người chơi sẽ về vị trí.Mọi người cứ lấy dép tạt cho đến khi cái lon đổ.Nếu ai  tạt ko trúng thì chạy lenn lấy dép về,mà làm sao người chăng ko bắt được.Ai bị bắt thì sẽ làm người chăng.Chúng em chơi như vậy đến khi trời tối.

Đó là 1 trò chơi mà em yêu thích nhất.Nên em mong mọi người sẽ luôn chơi những trò lành mạnh và vui 

Sửa cho em với ạ!!!

0