K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ...
Đọc tiếp

Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai

 

mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ,

 

cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. Mùa hè, hoa mào gà đỏ đến chói mắt, hoa lựu cũng như những đốm lửa lập lòe. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết cành hoa đang nở rộ. Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng

 

như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. Tết đến, hoa đào nở thắm, nó cũng là mùa xuân đấy. Sau tết, những cây gạo rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa giống như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ thế mọc lên sáng chói ở đầu làng, ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố. Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

 

Theo Băng Sơn

 

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng và làm theo các yêu cầu sau:

 

Câu 1/ Bài văn trên giới thiệu về điều gì?

 

A/ Vẻ đẹp của các loài hoa trên đất nước ta.             B/ Vẻ đẹp của cây trái nước ta.

 

C/ Vẻ đẹp của các loại hoa màu đỏ trên đất nước ta.

 

Câu 2/ Từ “màu đỏ” thuộc từ loại nào?

 

A/ Danh từ.                                             B/ Động từ.                                            C/ Tính từ.

 

Câu 3/ Tìm và viết ra tất cả các từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ có trong bài văn trên:

 

…………………………………………………………………………………………………………………

 

…………………………………………………………………………………………………………………

 

Câu 4/ Trong câu ghép “Mùa hè, hoa mào gà đỏ đến chói mắt, hoa lựu như những đốm lửa lập lòe.” có mấy vế câu?

 

A/ Một vế câu.                                     B/ Hai vế câu.                                     C/ Ba vế câu.

 

Câu 5/ Dấu phẩy trong câu: “Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích.” có tác dụng gì?

 

A/ Ngăn cách các vế trong câu ghép. B/ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

 

C/ Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

 

Câu 6/ Dòng nào dưới đây chỉ toàn các từ láy?

 

A/ Dịu dàng, lim dim, mơ màng, mỏi mệt, thiêm thiếp, hí hửng.

 

B/ Dịu dàng, lim dim, mơ màng, thiêm thiếp, hí hửng, rực rỡ.

 

C/ Bao bọc, cỏ cây, ôm ấp, vạn vật, lim dim, thiêm thiếp.

 

Câu 7/ Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau theo cách nào?

 

Tết đến, hoa đào nở thắm, nó cũng là mùa xuân đấy.

 

A/ Nối bằng những từ có tác dụng nối.                           B/ Nối trực tiếp (dùng dấu phẩy).

 

C/ Cả hai cách trên.

 

Câu 8/ Trong bài văn trên có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Hãy viết 1 hình ảnh so sánh em yêu thích nhất trong bài.

 

A/ 6 hình ảnh. Đó là:…………………………………………………………………………

 

B/ 7 hình ảnh. Đó là:…………………………………………………………………………

 

C/ 8 hình ảnh. Đó là:…………………………………………………………………………

 

Câu 9/ Viết đoạn văn ngắn (5- 6 câu) tả về vẻ đẹp của các loài hoa trang trí trong nhà em vào dịp Tết. Trong đó có sử dụng câu ghép. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng vế của câu ghép đó.

0
Cổ tích về ngọn nếnMột tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọnnến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đãmang lại ánh sáng cho cả căn phòng.Mọi người đều trầm trồ: “Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìnthấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy...
Đọc tiếp

Cổ tích về ngọn nến
Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn
nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã
mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.
Mọi người đều trầm trồ: “Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn
thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.
Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình
càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy
mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.
Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh
bay lên rồi nến im lìm.
Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây
giờ?” Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một
người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên,
còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng
nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể
cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.
Theo Nguyễn Quang Nhân
BÀI  TẬP :
Em đọc thầm bài “Cổ tích về ngọn nến” rồi trả lời các câu hỏi sau:
Khoanh tròn vào chữ cái(a,b,c,d) trước câu trả lời đúng nhất: (câu 1, 2, 3, 4, 5, 6)
Câu 1.
..../0,5 điểm
Câu 2.
..../0,5 điểm
Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì nến
cảm thấy thế nào?
a. Tự mãn và hãnh diện.

b. Hân hoan, vui sướng.


c. Buồn thiu và thiệt thòi.

d. Lung linh cháy sáng.
 

0
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng của mỗi câu (từ câu 1 đến câu 8) chép vào bài làm.Câu 1: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?A. Gần nhà xa ngõ.B. Chân lấm tay bùn.C. Ba chìm bảy nổi.D. Lên thác xuống ghềnh.Câu 2: Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?A.Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM 
Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng của mỗi câu (từ câu 1 đến câu 8) chép vào bài làm.
Câu 1: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?
A. Gần nhà xa ngõ.
B. Chân lấm tay bùn.
C. Ba chìm bảy nổi.
D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 2: Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?
A.Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.
B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng.
C. Hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai.
D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để.
Câu 3: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Tối nay, tôi ăn cơm ở nhà bà ngoại.
B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
C. Mỗi bữa, nó chỉ ăn có một bát cơm.
D. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.
Câu 4: Câu nào sau đây là câu cầu khiến?
A. Lan làm bài tập này thế nào nhỉ?
B. Cậu đứng xa chỗ đó ra!
C. Bông hoa này đẹp thật!
D. Thôi, mình làm vỡ mất lọ hoa này rồi!
Câu 5: Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?
A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi.
B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi.
C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi.
D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
Câu 6: Kết hợp nào không phải là một từ?
A. Nước biển.
B. Xe đạp.
C. Học hát.
D. Xe cộ.
Câu 7: Hai câu thơ sau trong bài “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.”
A. Điệp từ - so sánh.
B. Ẩn dụ - so sánh.
C. Nhân hóa - so sánh.
D. Không có sử dụng biện pháp tu từ.
Câu 8: Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?
A. Quan hệ tăng tiến.
B. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
D. Quan hệ tương phản

( làm nhanh nha mik đg cần gấp ạ )

0