K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.        NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA      Những cuộc chia lìa khởi tự đây,      Cây đàn sum họp đứt từng dây.      Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc,      Lần lượt theo nhau suốt tối ngày...      Có lần tôi thấy hai cô bé,      Sát má vào nhau khóc sụt sùi.      Hai bóng chung lưng thành một bóng,      “- Đường về nhà chị chắc xa xôi?”      Có lần tôi thấy một...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

      NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA

     Những cuộc chia lìa khởi tự đây,
     Cây đàn sum họp đứt từng dây.
     Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc,
     Lần lượt theo nhau suốt tối ngày...

     Có lần tôi thấy hai cô bé,
     Sát má vào nhau khóc sụt sùi.
     Hai bóng chung lưng thành một bóng,
     “- Đường về nhà chị chắc xa xôi?”

     Có lần tôi thấy một người yêu,
     Tiễn một người yêu một buổi chiều,
     Ở một ga nào xa vắng lắm!
     Họ cầm tay họ, bóng xiêu xiêu.

     Hai chàng tôi thấy tiễn chân nhau,
     Kẻ ở sân toa, kẻ dưới tàu,
     Họ giục nhau về ba bốn bận,
     Bóng nhoà trong bóng tối từ lâu.

     Có lần tôi thấy vợ chồng ai,
     Thèn thẹn đưa nhau, bóng chạy dài,
     Chị mở khăn giầu, anh thắt lại:
     “- Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”

     Có lần tôi thấy một bà già,
     Đưa tiễn con đi trấn ải xa.
     Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng,
     Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.

     Có lần tôi thấy một người đi,
     Chẳng biết vì đâu, nghĩ ngợi gì!
     Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,
     Một mình làm cả cuộc phân ly.

     Những chiếc khăn mầu thổn thức bay,
     Những bàn tay vẫy những bàn tay,
     Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
     Buồn ở đâu hơn ở chốn này?

                                  (Nguyễn Bính, theo thivien.net)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Bài thơ viết về đề tài nào?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt bài thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4. Xác định vần và kiểu vần được gieo trong khổ thơ cuối của văn bản.

Câu 5. Phát biểu chủ đề và mạch cảm xúc của văn bản.

0
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.  NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC    Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt của chung ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của "Lục Vân Tiên", hiểu "Lục Vân Tiên" khá thiên lệch về nội dung và...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. 

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ DÂN TỘC

   Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường nhưng con mắt của chung ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của "Lục Vân Tiên", hiểu "Lục Vân Tiên" khá thiên lệch về nội dung và nghệ thuật còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp.

   Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược. Ông vốn là một nhà nho sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc đất nước lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi tỏ tâm hồn trong sáng, cao quý lạ thường của tác giả và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!

   "Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã!". Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng. Cảnh đất nước cũng như cảnh riêng càng long đong, đen tối, thì khí tiết của người chí sĩ yêu nước càng cao cả, rạng rỡ: "Sự đời thà khuất đôi tròng thịt/ Lòng đạo xin tròn một tấm gương!".

   Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng: "Học theo ngòi bút chí công/ Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu!" hay: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

   Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và Nguyễn Đình Chiểu trọng chức trách của mình chừng nào thì càng khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa chừng nấy: "Thấy nay cũng nhóm văn chương/ Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!" [...]

   Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút - tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu - đã diễn tả, thật sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước. Chúng ta hãy đọc lại nhiều đoạn trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" [...] Bài văn ấy của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi. Hai bài văn hai cảnh ngộ, hai thời buổi nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...".

   Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bây giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ.

(Bài viết vào tháng 7/1963 nhân dịp kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đinh Chiểu, in trong: Tuyển tập Phạm Văn Đồng, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008)

Câu 1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định hai câu văn mà người viết đã sử dụng trong bài để nêu nhận xét khái quát, chính xác và sinh động về đặc điểm, giá trị văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3. Nêu nhận xét về việc lựa chọn và sử dụng bằng chứng của người viết trong văn bản.

Câu 4. Mục đích so sánh hai văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là gì?

Câu 5. Kết thúc văn bản, tác giả viết: "Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ". Hãy liên hệ với thực tiễn hiện nay để đưa ra lí lẽ/ bằng chứng khẳng định sau hơn nửa thế kỉ (tính từ khi tác giả viết bài này - năm 1963), niềm tin, niềm hi vọng của tác giả đã trở thành hiện thực.

0