K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

Câu 1 :

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông

Câu 2 : 

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

  • Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.
  • Cổ dài: tăng khả năng quan sát.
  • Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.
  • Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.
  • Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.
  • Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

Câu 3 : 

-Bộ gặm nhấm:

*Thiếu răng nanh

*Răng cửa rấт lớn, sắc ѵà cách răng một khoảng trống gọi Ɩà khoảng trống không hàm

Câu 4 :

Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi ( số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ

                                                   #Học tốt#

21 tháng 2 2022

  - Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.

   - Thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/ lứa, trứng có vỏ đá vôi.

   - Trứng được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.

21 tháng 2 2022
  • Thụ tinh trong: Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.
  • Chim bò câu đẻ 2 trứng/ lứa. Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi
  • Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều
11 tháng 1 2022

lên google mà tìm

11 tháng 1 2022

Bạn lên google mà tra 

Trong cơ thể người, đa số các tế bào đều có một nhân, tuy nhiên cũng có tế bào có nhiều nhân và đặc biệt là có tế bào không có nhân. Ví dụ tế bào hồng cầu. Tế bào hồng cầu được biệt hóa từ tủy xương, chúng trưởng thành và mất nhân do lizoxom thực hiện tiêu hóa nội bào phân hủy nhân của chúng. Chọn câu có nội dung không đúng khi nói về hồng cầu bị mất nhân và giải thích:A:...
Đọc tiếp

Trong cơ thể người, đa số các tế bào đều có một nhân, tuy nhiên cũng có tế bào có nhiều nhân và đặc biệt là có tế bào không có nhân. Ví dụ tế bào hồng cầu. Tế bào hồng cầu được biệt hóa từ tủy xương, chúng trưởng thành và mất nhân do lizoxom thực hiện tiêu hóa nội bào phân hủy nhân của chúng. Chọn câu có nội dung không đúng khi nói về hồng cầu bị mất nhân và giải thích:

A: Hồng cầu bị mất nhân thì sẽ giảm tiêu dùng oxi nên không ảnh hưởng đến lượng oxi mà nó vận chuyển cho tế bào

B: Hồng cầu mất nhân thì không có khả năng sinh trưởng vì nhân chứa bộ nhiễm sắc thể mang hệ gen điều khiển và điều hòa mọi hoạt động sống của tế bào

C: Hồng cầu mất nhân thì quá trình phân chia vẫn xảy ra và nhanh hơn vì tiết kiệm vật liệu di truyền

D: Hồng cầu mất nhân thì giảm tiêu tốn năng lượng trong quá trình làm việc

7
10 tháng 1 2022

TL:

Đáp án D

HT

!!!!!

10 tháng 1 2022

B nha (mặc dù mik ms học lp 5 vs ko lướt mạng đâu )

  • Khi chín vỏ tôm có màu hồng vì: vỏ của tôm có chứa sắc tố nên màu sắc của tôm thay đổi theo màu sắc của môi trường, khi bị chín (dưới sự tác động nhiệt độ khi rang, nấu) sắc tố của nó sẽ bị phá hủy nên có màu hồng.
7 tháng 1 2022

Khi chín vỏ tôm có màu hồng vì vỏ của tôm có chứa sắc tố nên màu sắc của tôm thay đổi theo màu sắc của môi trường , khi chín ( dưới sự tác động nhiệt độ khi rang , nấu ) sắc tố của nó sẽ bị phá hủy nên có màu hồng

A.    Sống vui vẻ, thư thái, lạc quan Câu 21. Đặc điểm cấu tạo của hồng cầu làA.    Có hình đĩa và hai mặt lõmB.    Có nhân và không có màuC.    Có hình đĩa và không có màuD.    Hai mặt lõm và không có màuCâu 22. Cho các động tác hà hơi thổi ngạt dưới đây:1. Bịt mũi nạn nhân2. Đặt nạn nhân nằm ngửa3. Hít hơi mạnh rồi thổi hết sức vào phổi nạn nhân4. Thổi liên tục 12-20 lần/...
Đọc tiếp

A.    Sống vui vẻ, thư thái, lạc quan

 

Câu 21. Đặc điểm cấu tạo của hồng cầu là

A.    Có hình đĩa và hai mặt lõm

B.    Có nhân và không có màu

C.    Có hình đĩa và không có màu

D.    Hai mặt lõm và không có màu

Câu 22. Cho các động tác hà hơi thổi ngạt dưới đây:

1. Bịt mũi nạn nhân

2. Đặt nạn nhân nằm ngửa

3. Hít hơi mạnh rồi thổi hết sức vào phổi nạn nhân

4. Thổi liên tục 12-20 lần/ phút

           Các động tác hà hơi thổi ngạt được sắp xếp theo đúng quy trình là

A.    2,1,3,4

B.    1,2,3,4

C.    4,2,3,1

D.    3,2,4,1

Câu 23. Lượng nước tiểu chính thức được tạo ra ở mỗi cơ thể trong một ngày là

A.    2,5 lít

B.    1,5 lít

C.    2 lít

D.    3 lít

Câu 24. Nước tiểu đầu được tạo ra ở giai đoạn

A.    lọc máu ở cầu thận

B.    hấp thụ lại ở ống thận

C.    bài tiết tiếp ở ống thận

D.    thải nước tiểu

Câu 25. Dạng vết thương  chảy máu mao mạch có biểu hiện nào dưới đây?

A.    Máu chảy chậm hoặc rỉ máu

B.    Máu chảy ra có màu đỏ thẫm, chảy chậm không thành tia máu

C.    Máu chảy nhanh, màu đỏ tươi, có thể thành tia máu

D.    Máu chảy ra có màu đỏ tươi, chảy chậm thành tia máu

 

Câu 26. Chất nào sau đây được hấp thụ ở ống thận?

A.    Nước

B.    Axit uric

C.    Các ion thừa

D.    Crêatin

Câu 27. Máu đi nuôi cơ thể con người có đặc điểm gì?

A.    Theo tĩnh mạch và có màu đỏ tươi

B.    Theo tĩnh mạch và có màu đỏ thẫm

C.    Theo động mạch và có màu đỏ tươi

D.    Theo động mạch và có màu đỏ thẫm

Câu 28. Máu trong cơ thể được lưu thông theo mấy vòng tuần hoàn?

A.    4

B.    3

C.    2

D.    1

Câu 29. Trong cơ thể, những cơ quan nào sau đây thực hiện chức năng bài tiết?

A.    Thận, phổi, dạ dày

B.    Thận, phổi, da

C.    Da, gan, tim

D.    Tim, gan, thận

Câu 30. Khi tâm nhĩ phải co, máu được đẩy xuống tâm thất phải nhờ hoạt động mở của loại van nào?

A.    Van 2 lá

B.    Van 3 lá

C.    Van động mạch phổi

D.    Van động mạch chủ

Câu 31. Hồng cầu có chức năng

A.    bảo vệ cơ thể

B.    vận chuyển khí

C.    duy trì máu ở trạng thái lỏng

D.    trao đổi khí

Câu 32. Thành động mạch khác thành mao mạch ở đặc điểm nào sau đây?

A.    Cấu tạo 3 lớp

B.    Cấu tạo 2 lớp

C.    Cấu tạo 4 lớp

D.    Cấu tạo 1 lớp

Câu 33. Các bệnh nào sau đây ở người có liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp?

A.    Viêm phổi mạn tính, huyết áp cao

B.    Huyết áp cao, viêm cầu thận

C.    Phổi tắc nghẽn, suy tĩnh mạch

D.    Viêm phổi, viêm phế quản

Câu 34. Trong cơ thể người có khoảng

A.    2-3 lít máu

B.    4-5 lít máu

C.    6-7 lít máu

D.    3- 4 lít máu

Câu 35. Chức năng lọc máu để loại khỏi cơ thể các chất thừa, chất thải… là của

A.    hệ vận động

B.    hệ tiêu hóa

C.    hệ bài tiết

D.    hệ tuần hoàn

 

11
2 tháng 1 2022

21. a

22. d 

23. c

24. a

25. c

26. d 

27. b

2 tháng 1 2022

28. c 

29. b

30. b

31. b

32. a

33. d

34. cả a và b nhé

35. b

29 tháng 12 2021

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đối.

B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.

C. Độ dãn nở vị nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.

D. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.

Hoạt động nào sau đây giúp người dân Chàng Sơn tránh được ô nhiễm không khí do làm nghề mộc?A. Nghiêm cấm các hoạt động liên quan đến sản xuất đồ gỗ

B. Xây dựng nơi sản xuất đồ gỗ tách khỏi nơi sinh hoạt

C. Sử dụng máy đục thay cho người lao động

 D.Trà, đánh giấy ráp ngoài đường

29 tháng 12 2021

sao nhìn cái câu phát biểu nào sau đây là sai giống môn Vật lý 6 sách cũ quá

27 tháng 12 2021

Cua đồng nhé

27 tháng 12 2021

Cua nhện nha bạn

25 tháng 12 2021

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

17 tháng 12 2021

Anh lên gg tìm nhé

17 tháng 12 2021

1. Dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi?

Trùng roi vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.

2. Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi?

  • Nơi sống: mặt bùn trong các ao tù, hồ nước lặng hay váng trên mặt ao hồ.
  • Di chuyển: Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).
  • Bắt mồi nhờ hình thành chân giả.
  • Tiêu hóa nội bào.

3. Trùng giày: di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và nhả bã?

  • Di chuyển: bằng lông bơi theo kiểu vừa tiến vừa xoay.
  • Lấy thức ăn: được lông bơi dồn vê lỗ miệng.
  • Tiêu hóa: thức ăn miệng hầu vo viên trong không bào tiêu hóa di chuyển trong cơ thể theo quỹ đạo biến đổi nhờ enzim (biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh).
  • Nhả bã: chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.

4. So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?

  • Giống: đều ăn hồng cầu.
  • Khác: Trùng kiết lị lớn, "nuốt" nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh (gọi là kí sinh nội bào), ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều kí sinh mới cùng một lúc (gọi là kiểu phân nhiều hay liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu để để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình đó.

5. Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người?

  • Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.
  • Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:
    • Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.
    • Gan to, lách to .
    • Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
    • Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

6. Vẽ sơ đồ vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.

7. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?

  • Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng
  • Dinh dưỡng: phần lớn dị dưỡng
  • Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hay tiêu giảm.
  • Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.

8. Kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá?

Trùng roi xanh và các trùng roi tương tự, các loại trùng cỏ khác nhau,... Chúng là thức ăn của các giáp xác nhỏ và động vật nhỏ khác. Các động vật này là thức ăn quan trọng của cá và các động vật thủy sinh khác (ốc, tôm, ấu trùng sâu bọ,...)

9. Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho người và cách truyền bệnh.

  • Các động vật nguyên sinh gây bệnh cho người: trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng gây bệnh ngủ,...
  • Cách truyền bệnh:
    • Trùng kiết lị: bào xác chúng qua con đường tiêu hóa và gây bệnh ở ruột người.
    • Trùng sốt rét: qua muỗi Anôphen truyền vào máu.
    • Trùng bệnh ngủ: qua loài ruồi tsê – tsê ở châu Phi.

10. Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.

  • Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ tb tuyến
  • Sự TĐ khí thực hiện qua thành cơ thể
  • Các hình thức sinh sản:
    • Sinh sản vô tính: mọc chồi
    • Sinh sản hữu tính: hình thành tb sinh dục đực, cái (tinh trùng và trứng)
    • Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới

11. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức?

Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thủy tức. Đây cũng là đặc điểm chung của tất cả đại diện khác của ruột khoang.

12. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?

Vì chỉ có một lỗ thông với môi trường ngoài nên thủy tức ăn và nhả bã đều qua lỗ miệng. Đây là cũng đặc điểm của kiểu cấu tạo ruột túi của Ruột khoang.

13. Cách di chuyển của sứa trong nước?

Sứa si chuyển bằng dù. Khi phồng lên, nước biển được hút vào. Khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy sứa di chuyển theo kiểu phản lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.

14. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

Sự mọc chồi của san hô và thủy tức hoàn toàn giống nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: khi thủy tức trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập, còn san hô thhì cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn.