K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2017

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.

16 tháng 11 2017

 Truyền thuyết "con rồng cháu tiên" nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. 
Kinh Dương Vương (vua nước Xích Quỷ - tức là Quỉ Đỏ) lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long (bà Long Nữ - là giống rồng) sinh ra Lạc Long Quân, vì thế Lạc Long Quân là giống rồng. 
Lạc Long Quân tên húy là Sùng Lãm, lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ. 
Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông (là tiên) sinh ra Đế Nghi là bố của Đế Lai. 
Vì thế Âu Cơ là giống tiên. 
Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra 100 cái trứng, nở ra 100 người con. Sau vì sống với nhau không hợp, hai ông bà đồng ý chia hai số người con; năm mươi người con theo mẹ lên núi, số còn lại theo cha xuống biển. Sau đó, nước Xích Quỉ chia thành nhiều nước gọi là Bách Việt. Một trong các nước nhỏ này là nước Văn Lang. Lạc Long Quân về sau phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng được lịch sử Việt Nam xem là vua đầu tiên của đất nước. 
Vì thế mới nói chúng ta là con rồng cháu tiên.

16 tháng 11 2017

để thể hiện mình là người Việt Nam

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên. 

16 tháng 11 2017

"Tôi sống tại Hà Nội cùng gia đình từ nhỏ.Gia đình tôi gồm ba thành viên:Tôi,bố tôi và mẹ tôi.Bố tôi là Đoàn Văn A,hiện đang là kĩ sư tại .....Mẹ tôi là Cao Tuyết B,..tuổi,hiện làm nội trợ .Bố mẹ đều rất yêu thương tôi,chăm lo cho tôi.Cả nhà tôi sống hạnh phúc trong một căn nhà nhỏ trên mặt đường AB .Tôi rất yêu gia đình tôi.Tôi mong bố mẹ tôi lúc nào cũng khỏe mạnh,công việc thuân lợi.Còn tôi,tôi tự hứa sẽ cố gắng chăm ngoan ,học giỏi.

16 tháng 11 2017

Số từ và lượng từ

I. Số từ

Câu 1: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó để biểu thị số lượng sự vật, hoặc biểu thị thứ tự.

Số từVị tríDanh từ được số từ bổ sungý nghĩa biểu thị của số từ
HaiĐứng trước danh từchàngBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước danh từván cơm nếpBiểu thị số lượng sự vật
Một trămĐứng trước danh từnếp bánh chưngBiểu thị số lượng sự vật
ChínĐứng trước danh từngà, cựa, hồng maoBiểu thị số lượng sự vật
MộtĐứng trước danh từđôiBiểu thị số lượng sự vật
SáuĐứng sau danh từHùng VươngBiểu thị thứ tự

Câu 2: Một đôi là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, một là số từ. Như vậy đôi trong câu (a) không phải số từ.

Câu 3: Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ tá, cặp, chục.

    + Một tá bút chì

    + Một cặp bánh giày

    + Một chục trứng gà

II. Lượng từ

Câu 1: Các cụm danh từ là:

    + các hoàng tử

    + những kẻ thua trận

    + cả mấy vạn tướng lĩnh

- Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:

    + Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật;

    + Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Câu 2 Đặt các cụm danh từ có các lượng từ trên vào mô hình cụm danh từ:

Số từ và lượng từ

    + Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.

    + Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.

III. Luyện tập

Câu 1:

    + Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh.

    + Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm.

Câu 2: Các từ trăm, ngàn, muôn là số từ chỉ số lượng, có ý nghĩa tượng trưng cho số lượng rất nhiều.

Câu 3:

- Giống nhau về ý nghĩa giữa hai từ này là chỉ sự tách ra từng sự vật, từng cá thể.

- Khác nhau là:

    + Từng mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác.

    + Mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.

16 tháng 11 2017
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ  I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Số từ là gì?a) Ví dụ:(1) Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những thứ gì, vua bảo: "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi".(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)(2) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.b) Dựa vào các từ in đậm, hãy tìm các cụm danh từ.Gợi ý: hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, một đôi; thứ sáu, hai vợ chồng ông lão.c) Các từ hai, một trăm, chín, một, sáu.. đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?Gợi ý: Các từ trên là số từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ đứng sau nó.d) Hãy mở rộng cụm từ một đôi về phía sau, ví dụ: một đôi đũađ) Từ đôi trong các cụm từ trên có phải là số từ không? vì sao?Gợi ý: một đôi, một đôi đũa là các cụm danh từ. Phần trung tâm gồm có đôi là danh từ chỉ đơn vị, đũa là danh từ chỉ sự vật, một là số từ.e) Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ, ví dụ: thứ sáu.Chú ý phân biệt giữa số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng, ví dụ một đôi: đôi không phải là số từ, là danh từ chỉ đơn vị (một đôi đũa). Các danh từ chỉ đơn vị có ý nghĩa gắn với số lượng thường gặp như: đôi, tá, cặp, chục,...f) Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ tá, cặp, chục.Gợi ý:- một tá bút chì- một cặp bánh giày- một chục trứng gà2. Lượng từa) Ví dụ:[...] Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.(Thạch Sanh)b) Dựa vào các từ in đậm, hãy xác định các cụm danh từ.Gợi ý: các hoàng tử; những kẻ thua trận; cả mấy vạn tướng lĩnhc) So sánh các từ in đậm trên với số từ (về vị trí so với danh từ, về ý nghĩa).Gợi ý: Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:- Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật;- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.d) Đặt các cụm danh từ có các lượng từ trên vào mô hình cụm danh từ:
Phụ trướcTrung tâmPhụ sau
t2t1T1T2s1s2
 các hoàng tử  
 nhữngkẻ thua trận 
cảmấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ  
đ) Người ta chia lượng từ thành hai nhóm: nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể (ví dụ: cả, tất cả, tất thảy,...) và nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối (ví dụ: các, những, mọi, mấy, mỗi, từng,...).f) Đặt 3 câu trong đó có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể, 3 câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối.Gợi ý:- Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.- Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tìm số từ có trong bài thơ sau. Chúng thuộc loại số từ nào?              Không ngủ đượcMột canh... hai canh... lại ba canh,Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.(Hồ Chí Minh)Gợi ý:- Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh;- Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm.,2. Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau thuộc loại số từ nào? Chúng được dùng với ý nghĩa ra sao?Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm(Tố Hữu)Gợi ý: Các từ trăm, ngàn, muôn là số từ chỉ số lượng, có ý nghĩa tượng trưng cho số lượng rất nhiều.3. So sánh ý nghĩa của từ "từng" và "mỗi" trong hai câu sau:a) Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...].(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.(Sự tích Hồ Gươm)Gợi ý: Điểm giống nhau về ý nghĩa giữa hai từ này là chỉ sự tách ra từng sự vật, từng cá thể. Khác nhau là: từng mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác còn mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.
16 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây

17 tháng 11 2017

Nhà em có nuôi một ông nội. Ông không biết sủa mà chỉ biết nói. Ông không đi bằng 4 chân mà đi bằng 2 chân. Ông rất ngoan nên khi ăn cơm mọi người thường ném cho ông mấy cục xương cho ông ăn

16 tháng 11 2017

ngày mai mình gửi link cho 1 cái hay lắm

16 tháng 11 2017

kết bạn đi

16 tháng 11 2017

huhu mai thi roi

16 tháng 11 2017

sách giáo khoa ko có

16 tháng 11 2017

bạn viết có dấu được ko

16 tháng 11 2017

Nếu bn muốn đc nhiều điểm thì lên mạng tham khảo nha, bn ra câu hỏi thế này thì ai mà chả chép mạng, còn tự làm thì

không hay, tốt nhật bn hãy lên mạng tham khảo nha !!

17 tháng 11 2017

bn viết dấu đi ,mình ko hiểu