viết bài văn giới thiệu phim "Em bé Hà Nội "
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu "y phục xứng kì tích”. Đúng vậy nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, đi đứng hay nói năng cũng có thể đánh giá được ít nhiều những tính cách của người đó. Đã là học sinh thì trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với độ tuổi, với hoàn cảnh là quan trọng hơn hết.
Trang phục có thể coi là bạn đồng hành gắn bó với chúng ta, không chỉ che chở, sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu, thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Vì vậy trước khi mặc một bộ đồng phục thì phải biết mặc thế nào cho đẹp, để trang phục luôn chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, ta nên tuân thủ quy định của nhà trường. Ta thấy nội quy trang phục của nhà trường hiện nay tương đối là đẹp, phù hợp với lứa tuổi, cụ thể là những chiếc áo sơ mi trắng, những chiếc quần sẫm màu, cũng có thể là bộ áo dài duyên dáng đối với nữ. Tuy nhiên không ít trường hợp học sinh tự ý cách điệu bộ đồng phục này thành những chiếc váy ngắn cũn cỡn, màu sắc cũng được biến đổi khá đa dạng, có nhiều bạn nam khoác lên mình những chiếc áo phông có in những hàng chữ nước ngoài, rồi những hình ảnh không lành mạnh nó làm mất hết đi vẻ ngây thơ trong sáng, gọn gàng sạch sẽ của học sinh.
Môi trường trong nhà trường là nơi cần có sự trang nghiêm và nhất thiết phải tuân thủ theo những quy định chung. Đặc biệt đối với cách ăn mặc của học sinh cũng góp phần tạo nên bộ mặt của ngôi trường đó, vì vậy mà học sinh chúng ta hãy tự làm đẹp cho mình, cũng là làm đẹp cho cộng đồng và khi đó sẽ tạo cho mọi người xung quanh một cái nhìn thiên cảm, chứ không phải là cái nhìn đua đòi biến mình thành kẻ ” khác người”. Chúng ta hãy lựa chọn cho mình những trang phục đẹp tô thêm nét đẹp tuổi học trò đảm bảo tính nghiêm túc trách được kiểu ăn mặc kệch cỡm, xóa bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về sự giàu nghèo giữa các học sinh trong trường trong lớp. Đồng thời, cũng cần phải biết yêu quý bộ đồng phục của mình dù nó không phải trang phục đắt tiền.
Như vậy biết cách lựa chọn trang phục đẹp phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh đặc biệt là phù hợp với nhà trường cũng có nghĩa là ta thể hiện mình là người có văn hoa giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy chọn cho mình những trang phục chỉnh tề gọn gàng, sạch sẽ, đồng thời loại bỏ phê phán ăn mặc đua đòi chay theo mốt.
văn mẫu tham khảo:
Để hành tinh xanh mãi xanh, chúng ta cần hành động ngay bây giờ. Là học sinh, chúng ta có thể cùng chung tay trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống. Hàng ngày, chúng ta và người thân hãy cùng nhau thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta nên tích cực hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Nhà nước nên ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp; hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu và rất nhiều biện pháp hữu hiệu khác để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng mình.
Câu 1. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Câu 2. Hình ảnh “vết nứt” tượng trưng cho:
- Trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.
- Thử thách mà mỗi người cần vượt qua.
Câu 3. Hai phép liên kết được sử dụng trong văn bản là "Khi" và "Nhưng không".
Câu 4. Em không đồng tình với quan điểm của tác giả. Em có thể cho rằng việc học hỏi từ con kiến là một ý tưởng sáng tạo và động viên, nhưng không thể áp dụng hoàn toàn vào mọi tình huống trong cuộc sống. Đôi khi, những trở ngại và khó khăn có thể quá lớn hoặc phức tạp để chỉ cần "biến thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn".
gg có đó
Gần 40 năm ra đời, nhưng "Em bé Hà Nội" (Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh đạo diễn) vẫn là một tác phẩm điện ảnh ghi dấu trong lòng công chúng trong và ngoài nước. Câu chuyện đau thương về Hà Nội sau cuộc không kích 12 ngày đêm của Mỹ, không chỉ là hoang tàn, đổ nát, mà còn là sự ly biệt của bao gia đình, khiến những em bé rơi vào cảnh bơ vơ, côi cút, đã làm rung động bao con tim. Bởi thế, bộ phim từng giành giải "Bông sen vàng" tại LHP Việt Nam, Giải Đặc biệt của Ban Giám khảo LHP Quốc tế Moskva, Giải thưởng của Mặt trận giải phóng Palestine tại LHP Quốc tế Syria.
Vào dịp 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không", không chỉ VTV đã chiếu lại bộ phim này, mà tổ chức quốc tế "Những người bạn của di sản Việt Nam" cũng có một buổi chiếu riêng và giao lưu giữa các nhân vật chủ chốt của đoàn làm phim với khán giả quốc tế tại Hà Nội, trong đó, nhiều khán giả Mỹ. Giờ đây, cả 4 nghệ sĩ: đạo diễn Hải Ninh, Lan Hương (vai em bé Ngọc Hà), anh bộ đội (Thế Anh), quay phim Trần Thế Dân đều đã trở thành Nghệ sĩ nhân dân (NSND). Những câu chuyện xung quanh bộ phim mà các nghệ sĩ chia sẻ, đã khiến khán giả hết sức xúc động.
NSND Hải Ninh đã thực hiện bộ phim từ trải nghiệm thực tế. Trong ký ức của ông, cảnh tượng kinh hoàng về trận bom ở Khâm Thiên vẫn là nỗi ám ảnh, mà mỗi lần nhớ lại vẫn khiến ông xúc động mạnh. Hàng dãy người chết nằm sát nhau trên hè phố. Rồi ông tình cờ nhặt được mẩu báo viết về một chị công nhân nhà in quên mình cứu những đứa bé trong nhà trẻ sau khi một quả bom rơi trúng lớp. Hình ảnh này đã được ông đưa vào phim "Em bé Hà Nội". NSND Hải Ninh nghẹn ngào: Chúng tôi làm phim mang đề tài chiến tranh, nhưng với khát vọng hòa bình mãnh liệt. Không đề cập đến thắng - thua từ hai phía, bộ phim chỉ ca ngợi tình thương yêu của người Hà Nội trong chiến tranh. Đó là điều kỳ diệu tạo nên sức mạnh để giành chiến thắng.
Cùng thời điểm đó, nhà văn Hoàng Tích Chỉ được nghe nghệ sĩ Tuệ Minh kể câu chuyện rất xúc động về đứa con nhỏ của chị đã bất chấp bom đạn, xách cây đàn đi bộ từ Yên Viên về Hà Nội tìm mẹ. 3 ngày 3 đêm không ngủ, nhà văn Hoàng Tích Chỉ viết một mạch xong kịch bản phim "Em bé Hà Nội". Cơ duyên lại kết nối cảm xúc của 2 nghệ sĩ tài hoa: Hải Ninh và Hoàng Tích Chỉ, để thêm một tuyệt phẩm ra đời. Thông qua câu chuyện một em bé Hà Nội, các nghệ sĩ đã tiếp cận đề tài chiến tranh một cách độc đáo và ấn tượng.
NSND Thế Anh, người vào vai anh sỹ quan bộ đội cũng bồi hồi trong đầy ắp kỷ niệm về bộ phim. Ông cũng phải chứng kiến trận bom kinh hoàng tại Khâm Thiên với không khí tang tóc bao trùm. Đau đớn là bởi, đêm 24/12, Mỹ tuyên bố sẽ ngừng bắn, nhiều người dân sơ tán đã quay về Hà Nội, nào ngờ, chúng tráo trở giội bom, gây nên thảm cảnh. Chúng cũng giội bom xuống BV Bạch Mai, làm nên những hố bom to như cái ao. Hình ảnh giọt nước mắt của Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đứng trước cảnh đó, đã khắc sâu vào tâm trí ông, để như bao nghệ sĩ khác, ông khao khát được làm một điều gì đó nhằm tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ với nhân dân Việt Nam. Vì thế, được mời đóng phim "Em bé Hà Nội", ông vui vẻ khoác ba lô lên đơn vị tên lửa ở Chèm để thâm nhập thực tế. Đồng chí Tiểu đoàn trưởng tên là Tiếp đã dạy ông từ cách đi đứng, thao tác đến hô khẩu lệnh của người chỉ huy. Ông bảo, vốn hay được giao vai phản diện, giờ vào vai chính diện cũng khó, làm sao phải chững chạc, mà vẫn lột tả được sự nhân văn của người lính. Nhưng ông đã thể hiện thành công, trong đó có chi tiết: sau khi bắn rơi máy bay Mỹ, anh bộ đội lập tức chạy đi tìm bé Ngọc Hà để chia sẻ niềm vui. Từng trải qua 12 ngày đêm máu lửa, nên những cảnh bé Ngọc Hà bơ vơ giữa dòng người, với Thế Anh luôn là niềm xúc động thật sự. Ông bảo, đạo diễn Hải Ninh còn rất chuyên nghiệp khi đã tranh thủ "chớp" lấy cảnh đổ nát ở Khâm Thiên, những hố bom sâu hoắm bên Đông Anh, Long Biên, nên bối cảnh chiến tranh trong phim là thật 100%. Chính hơi hướng sự thật phả vào phim truyện, đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.
Cảnh trong phim "Em bé Hà Nội".