K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2018

Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may.Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm.Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng : mùa đông năm nay đến sớm hơn.Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may lướt đi vội vã...Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất ở mùa đông là buồn, buồn vô tận, buồn lắm ! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, anh chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo.Lúc này, có người thì mong mau chóng về nhà sau những ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Còn rất nhiều người khác cứ đi qua,đi lại, vỗi vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi... Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó, tôi như yêu quê hương, đất nước mình hơn.

31 tháng 1 2018
XIN GIÚP MIK
31 tháng 1 2018

Mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm cho mỗi người trong xóm em đầu rộn lên những cảm giác tưng bừng, hào hứng khó tả. Mọi người ai cũng nô nức đi mua sắm Tết. Chiều hôm ba mươi Tết cuối năm, bố em mua về một gốc đào thế thật đep.

Ôi chao, gốc đào này thật đẹp.! Ông em bảo đây là giống đào Nhật Tân. Nó chắc mới trồng được vài năm thôi nên gốc cây không to lắm, Thân gốc to gần bằng cổ tay của em, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Ấy thế mà, nó đang có sức sống mãnh liệt lắm đấy! Em thấy hình như trong thân cây có một dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để đi nuôi cây. Cái dáng của nó có chiều quằn, chiều lượn. Bố bảo đấy là dáng long, cong cong như rồng đang bay từ trên đám mây xà xuống mặt đất. Từ thân cây, chia ra các cành nhỏ khẳng khiu, khúc khủy, có vẻ khô cằn, chứa đầy nhựa sống. Trên mỗi mắt đào là bật nhú ra những nụ đào hồng to như những hạt đậu. Kia là những bông đào đã nở, Đào phai năm cánh xếp thành vòng tròn xoay quanh nhụy vàng. Cánh hoa đào mỏng tang như lụa, như cánh bướm non, màu phớt hồng rung rinh trong gió xuân. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. Hoa đào tuy không thơm nhưng có vẻ đẹp quyến rũ lạ thường.

Bố trồng cây đào này vào trong một cái chậu sứ to. Dưới gốc đào, bố trải những viên đá cuội trắng quanh gốc làm tăng thêm vẻ sang trọng cho cây đào. Mẹ về, mẹ cùng bố khiêng cây đào đặt ở nơi gần cửa, nơi đó trang trọng nhất. Bố bảo: "Tết đến xuân về, nhà có cành đào như ước mong một năm đầy lộc mới". Em cũng hi vọng như thế. Cây đào càng lộng lẫy và đẹp hơn khi nó vào buổi tối. Bố giăng những chùm đèn màu nhấp nháy vui mắt. Em cứ đứng ngắm mãi không thôi. Rồi em viết thật nhiều những lời chúc năm mới, mọi điều tốt đẹp nhất vào những mảnh giấy nhỏ rồi cho vào lì xì và treo lên cây đào. Xong xuôi hai bố con nhìn lại thành quả của mình, bật thử đèn nháy và tự cảm thấy tự hào về khả năng trang trí của mình.

Thời tiết đón tết năm nay ấm hơn mọi năm. Mới sáng mồng một tết, Cây đào nở bung ra bao nhiêu là hoa. Ngắm nhìn cây đẹp thật rực rỡ, ánh đèn lấp lánh chiếu vào càng làm cho những bông hoa thêm phần lung linh y như một tòa tháp trong xứ thần tiên. Một cơn gió xuân thoảng qua, cành đào rung rung, những cánh hoa đào như xác pháo rơi lả tả xếp đỏ đầy quang gốc. Đẹp thật đấy! Rồi năm ngày Tết cũng đã qua, nhưng cây đào vẫn còn bao nhiêu là nụ mới, lá lộc xanh non mơn mởn. Bố bảo: "Cây đào này khỏe dáng đẹp, bố sẽ mang ra vườn trồng đợi đến Tết năm sau lại có đào chơi". Em giúp bố đào hố trồng đào.

Cây đào ngày tết nhà em đã tô điểm cho gia đình em mấy ngày Tết. Cả gia đình em, ai cũng thích cây đào này. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn.

K NHA MK NHANH NHẤT

31 tháng 1 2018

giups tôi với mn ơi

31 tháng 1 2018

Kết thúc kì thi học kì I, tôi được nghỉ học ba ngày, bố mẹ cho tôi về quê ở với ông bà ngoại. Bây giờ đang là mùa đông và đây là lần đầu tiên tôi được sống trong khung cảnh mùa đông của làng quê. Mùa đông làng quê đã đem đến cho tôi những cảm giác vô cùng mới lạ.

Bố đưa tôi về quê từ sáng sớm vì nghe dự báo thời tiết chiều tối sẽ có một đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống. Buổi chiều ở quê, nắng hoe hoe vàng, gió thổi nhẹ, không gian yên tĩnh và tiết trời ấm áp. Nhưng trên bầu trời đã xuất hiện mỗi lúc một nhiều những dải mây trắng và ở phía bắc mây đen bắt đầu dâng lên. Bà tôi thu chiếc chăn bông phơi ngoài sân, nhìn trời và bảo: “Bắt đầu trở trời rồi. Đêm nay gió mùa đông bắc tràn về, trời sẽ lanh lắm đây”. Đúng như lời bà nói, nửa đêm tôi bị đánh thức bởi tiếng gió rít lên ù ù, tiếng mưa rơi tí tách và tiếng lá cây trút xuống từng lớp từng lớp ở bên ngoài. Trời trở lạnh nhanh như đã dự báo từ trước. Kéo chiếc chăn bông ấm áp đắp lên người, tôi vẫn có cảm giác cái lạnh đang ngấm dần vào da thịt.

Theo thói quen ở thành phố, buổi sáng tôi dậy sớm để đi bộ. Mặc quần áo ấm, đội mũ kín mít, đi ra đường, tôi vẫn thấy gió lạnh táp vào mặt tê buốt. Mưa đã tạnh, không khí trở nên hanh khô. Buổi sáng mùa đông ở làng quê thật vắng vẻ và yên tĩnh. Gió thổi mạnh làm những cành cây đung đưa, xào xạc. Trên đường, đêm qua, gió đã làm công việc của chị lao công vun lá rụng thành từng đám. Buổi sáng, lá vàng tiếp tục liệng xuống như đàn bướm rập rờn vờn đuổi nhau trên đường. Hai cây gạo to ỗ đầu làng đứng trầm tư trong gió rét đã trút chiếc lá cuối cùng, cành trơ khấc, khô gầy, sẫm lại. Cây bàng ở chỗ rẽ vào làng cũng chỉ còn thưa thớt vài ba chiếc lá đỏ bám hờ hững trên các nhánh khẳng khiu. Ven đường những bông cỏ may nâu sẫm cúi rạp mình như để tránh gió lạnh. Chì có hàng phi lao hai bên đường vẫn khoác màu xanh, xum xuê, kiêu hãnh vươn thẳng lên trời như chào đón mùa đông. Bên này đường là cánh đồng đang vào ải, thẫm nâu một màu đất mênh mông. Bên kia đường là bãi trồng màu tươi tốt với những vạt ngô xanh bạt ngàn, hoa ngô xám phất phơ tung phấn trong gió, từng kẽ lá đang trổ những bắp ngô non mũm mĩm. Những ruộng hóa cải vàng tươi, lộng lẫy, rung rinh làm bừng sáng cả không gian. Những luống hoa cúc, hoa hồng rực rỡ khoe sắc, nghiêng mình như đang e lệ làm duyên. Xa xa, thấp thoáng dòng sông mềm như một dải lụa, chảy lững lờ với những đám lục bình trôi lặng lẽ, vài ba chiếc thuyền chài thu mình, lướt chầm chậm trên dòng nước lạnh giá. Cảnh đẹp như trong những bức tranh tôi đã từng ngắm. Và nếu có năng khiếu hội họa thì chắc chắn tôi đã thu vào trong bức vẽ những hình ảnh tuyệt đẹp này. Từ đầu làng trở về, tay chân tôi đã lạnh cóng, bưng bát cơm nóng bà xới cho mà người cứ run cầm cập.

Mấy ngày ở quê, tôi có dịp quan sát kĩ lưỡng hơn cảnh vật trong xóm. Trời giá lạnh, đám trẻ con mặc những chiếc áo len, áo khoác sặc sỡ, ấm áp, nô đùa quẩn quanh trong sân nhà, không dám ra đường. Mấy chú chó tinh nghịch thường ngày vẫn quẩn quanh bên các cánh cổng, sủa ầm ĩ mỗi khi có người lạ đi qua, cũng thấy vắng bóng, chắc là đã chui vào một chỗ ấm áp trong nhà. Mẹ con đàn gà co ro đứng dưới mái hiên, gà mẹ xoè cánh ủ ấm cho đàn con đang tranh nhau chui vào cánh mẹ để tránh rét. Những cây trạng nguyên la đà trước cửa nhà cháy rực lên màu đỏ tươi, cánh hoa xoè to, vươn ra phía trước như hãnh diện vì là loài hoa đặc trưng của mùa đồng làng quê. Hình như ở quê tôi, hầu hết các nhà đều trồng cây trạng nguyên. Ông tôi bảo: “Người ta trồng cây trạng nguyên trước cửa nhà vì mong muôn con cháu thành đạt, hiển vinh. Loài cây này dễ trồng mà mùa đông hoa nở đỏ cả cây vừa đẹp vừa đem lại cảm giác ấm áp”. Làng tôi mới từ ngoài bãi chuyển vào hơn mười năm nay nên đất chia cho từng nhà vuông vức, thẳng hàng như những ô bàn cờ. Nhà nào cũng có một khu vườn rộng. Mùa đông, trong vườn, những luống rau cải, rau diếp xanh non mơn mởn đua nhau mọc, những cây bắp cải cuộn tròn như những bông hoa xanh biếc, xếp hàng ngay ngắn. Và dường như giá lạnh khiến lũ chim sâu càng nhanh nhẹn hơn. Chúng đậu xuống các luông rau, nhanh thoăn thoắt chui vào các kẽ lá để bắt sâu. 

Trong các khu vườn, những cây táo trĩu trịt quả, cành uốn cong như sắp sà xuống đất, những cây xoài phủ đầy những cánh hoa trăng trắng, nâu nâu khẽ đung đưa trong gió. Thỉnh thoảng có những cây đào nở sớm, những lộc non xanh xanh nhú lên và nụ hoa hé sắc thắm khiến tôi có cảm giác mùa xuân đang về giữa mùa đông giá lạnh.

Ở quê, có những sáng sớm sương muối dày đặc, bao phủ mịt mù khắp nơi, khiến tôi phải lần dò từng bước mà không nhìn rõ lối đi trên đường, có mấy người đi chợ ở phía trước nhưng chỉ nghe có tiếng nói lao xao mà chẳng thấy người. Phải đến gần trưa, sương mới tan, nhưng trời vẫn rét buốt, hà hơi như có khói tỏa ra từ miệng. Nhưng cũng có những ngày nắng ấm, cảnh vật được tắm gội trong ánh nắng vàng, bầu trời được đẩy lên cao hơn, nền trời trong xanh, chim chóc chuyền cành, hót líu lo, tưởng chừng như mùa đông sắp đi qua.

Mười ngày ở quê trôi qua quá nhanh, tôi lại phải xa ông bà ngoại để trở về thành phố. Nhưng nhữhg cảnh vật của mùa đông làng quê còn đọng lại mãi trong tâm trí tôi. Và tôi vẫn mong chờ một ngày đông gần nhất tôi lại được trở về quê để được đắm mình trong cảnh vật ấy.

31 tháng 1 2018

Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, Mặt Trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Ai ra về cũng đều rất hài lòng vì được phục vụ chu đáo. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.

 

31 tháng 1 2018

 Câu truyện '' Bức Tranh Của Em Gái Tôi ''

Tèo rất giỏi nha các bạn ahihihihihi !!!!!!!^^^^^^

31 tháng 1 2018

lạy Tèo????????????????????????????????????????????????????????????

1 tháng 2 2018

trước khi trả lời cho mình hỏi: anh độ viên là ai vậy

ghi sai mà cũng đăng

ahihi đò ghi sai chính tả

31 tháng 1 2018

cách khắc phục nhanh nhất là khi viết xong bạn nên đọc kĩ lại bài mình đã viết là sủa được

HIHI!!!

4 tháng 2 2018

Tảo (tiếng La Tinh là cỏ biển) là một nhóm lớn và đa dạng, bao gồm các sinh vật thông thường là tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết tảo sống trong nước. Đây là những sinh vật mà vách thân chứa xenluloza, là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2. Cơ quan dinh dưỡng còn gọi là tản. Tảo có nhiều dạng: đơn bào, sợi xiên, sợi phân nhánh, hình ống, hình phiến. Tảo không có mô dẫn truyền. Nhóm tảo có trên 20000 loài hiện sống trên trái đất

Mục lục

  [xem] 

Phân loại tảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tảo lục[sửa | sửa mã nguồn]

Tảo lục là một nhóm lớn các loài tảo, mà thực vật có phôi (Embryophyta) (hay thực vật bậc cao) đã phát sinh ra từ đó[1]. Như vậy, chúng tạo nên một nhóm cận ngành, mặc dù nhóm bao gồm cả tảo lục và phân giới Thực vật có phôi là đơn ngành (và thường được biết đến với tên gọi là giới Thực vật - Plantae). Tảo lục bao gồm trùng roi đơn bào và tập đoàn trùng roi (thường nhưng không phải luôn luôn với 2 roi trên 1 tế bào), cũng như các dạng khuẩn cầu và khuẩn sợi, sống thành tập đoàn khác và các dạng tảo biển vĩ mô. Trong bộ Luân tảo (Charales) (quan hệ gần nhất với thực vật đa bào), có sự phân biệt đầy đủ của các mô. Có khoảng 6.000 loài tảo lục[2]. Nhiều loài sống cả đời ở dạng đơn bào, trong khi những loài khác tạo thành dạng tập đoàn, tập đoàn định số (coenobium) hoặc sợi dài hay tảo biển vĩ mô phân dị cao.

Có một vài nhóm sinh vật dựa vào tảo lục để thực hiện chức năng quang hợp của chúng. Lục lạp trong trùng roi xanh (Euglenoidea) và tảo lục phức tạp (Chlorarachnea) là thu được từ việc tiêu hóa thực bào tảo lục[1][3], và ở nhóm thứ hai thì một nhân dấu vết còn lưu lại (hình thái nhân). Tảo lục cũng được tìm thấy là sống cộng sinh trong trùng lông Paramecium, và trong loài thủy tức Hydra viridiscũng như trong một số loài giun dẹt (Platyhelminthes). Vài loài tảo lục, đặc biệt là các chi Trebouxia và Pseudotrebouxia (lớp Trebouxiophyceae), có thể được tìm thấy trong dạng cộng sinh với nấm thành địa y. Nói chung các loại nấm trong địa y không thể sống độc lập, trong khi tảo trong tự nhiên thường không sống với nấm. Các loài tảo lục thuộc chi Trentepohlia sống ký sinh trên vỏ của một số loài cây gỗ.

Tảo Đỏ[sửa | sửa mã nguồn]

Tảo đỏ là những sinh vật quang tự dưỡng thuộc ngành Rhodophyta. Phần lớn các loài rong đều thuộc nhóm này. Các thành viên trong ngành có đặc điểm chung là màu đỏ tươi hoặc tía. Màu sắc của chúng là do các hạt sắc tố phycobilin tạo thành. Phycobilin là sắc tố đặc trưng cho tảo đỏ và vi khuẩn lam. Người ta cho rằng lục lạp của tảo đỏ có nguồn gốc từ vi khuẩn lam cộng sinh với tảo mà thành.

Hiện nay đã phân loại được gần 4.000 loài tảo đỏ, phần lớn sống ở biển, chỉ có một số ít sống ở nước ngọt. Mặc dù tảo đỏ có mặt ở tất cả các đại dương nhưng chúng chỉ phổ biến ở các vùng biển ấm nhiệt đới nơi chúng có thể phân bố sâu hơn bất kỳ một sinh vật quang hợp nào. Tảo đỏ là các sinh vật đa bào và cơ thể phân nhiều nhánh. Tuy nhiên, cơ thể chúng lại không có sự biệt hóa thành các môriêng biệt. Thành tế bào tảo đỏ có một lớp cứng bằng cellulose ở bên trong và một lớp gelatin ở bên ngoài. Tế bào của chúng có thể có một hay nhiều nhân tùy thuộc vào từng loài. Tế bào phân chia bằng cách nguyên phân. Tảo đỏ hoàn toàn không có roi bơi; không có các tế bào có khả năng di chuyển ở bất kỳ dạng nào.

Lạp lục trong tế bào tảo đỏ có phycobilin, chlorophyl a, carotene và xanthophyll. Ở vùng sâu đại dương, ánh sáng xâm nhập tới có bước sóng rất khác so với các thủy vực nông, trong điều kiện đó phycobilin có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn so với chlorophyl a. Điều này đã giải thích tại sao tảo đỏ có thể phân bố tới độ sâu 268 m (879 ft). Hợp chất carbonhydrate tích lũy trong tảo đỏ dưới dạng tinh bột floridean, một dạng polymer đặc biệt của glucose khác với dạng tinh bộtcủa các loài thực vật khác.

Chu trình sống của tảo đỏ vô cùng phức tạp, liên quan tới một pha đơn bội và hai pha lưỡng bội. Phần lớn tảo đỏ nước mặn có cơ thể mềm mại, mỏng manh còn được gọi là thalli. Tuy nhiên tảo rạn san hô (coralline algae) có cơ thể được calci hóa nên khá vững chắc. Nó là một phần quan trọng trong việc tạo thành rạn san hô ở các vùng biển nhiệt đới. Vì cấu trúc thành tế bào vững trắc như vậy nên hóa thạch của chúng từ cách đây khoảng 700 triệu năm vẫn còn khá nhiều. Ngày nay người ta có thể chiết suất agar từ một vài giống tảo đỏ để làm môi trường nuôi cấy vi khuẩn và nhiều sinh vật khác. Bên cạnh đó nó cũng là một nguồn iode quan trọng.

Tảo xoắn (tảo nước ngọt)[sửa | sửa mã nguồn]

Tảo xoắn (tên khoa học là Spirulina platensis) là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi.Những nghiên cứu mới nhất lại cho biết chúng cũng không phải thuộc chi Spirulina mà lại là thuộc chi Arthrospira. Tên khoa học hiện nay của loài này là Arthrospira platensis, thuộc bộ Oscilatoriales, họ Cyanobacteria.[1] Tảo Spirulina đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Chúng có những đặc tính ưu việt và giá trị dinh dưỡng cao[2]. Các nhà khoa học trên thế giới đã coi tảo Spirulina là sinh vật có ích cho loài người. Loại tảo này do tiến sĩ Clement người Pháp tình cờ phát hiện vào những năm 1960 khi đến hồ Tchad ở Trung Phi. Nhà khoa học này không khỏi kinh ngạc khi vùng đất cằn cỗi, đói kém quanh năm nhưng những thổ dân ở đây rất cường tráng và khỏe mạnh. Khi Clement tìm hiểu về thức ăn của họ, bà phát hiện trong mùa không săn bắn, họ chỉ dùng một loại bánh màu xanh mà nguyên liệu chính là thứ họ vớt lên từ hồ. Qua phân tích, bà phát hiện ra loại bánh có tên Dihe này chính là tảo Spirulina.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO/OMS) công nhận tảo Spirulina là thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất của loài người trong thế kỉ 21. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận nó là một trong những nguồn protein tốt nhất..

Rong mơ (tảo nước mặn)[sửa | sửa mã nguồn]

Rong mơ sống ở nước biển, sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc, chưa có rễ, thân, lá. Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu. Rong mơ cũng quang hợp và tự tạo ra chất dinh dưỡng (dinh dưỡng tự dưỡng). Ngoài sinh sản vô tính, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

Một số tảo khác[sửa | sửa mã nguồn]

Tảo đơn bào gồm tảo tiểu cầu và tảo silic. Tảo đa bào gồm tảo vòng, rau diếp biển, rau câu và tảo sừng hươu.

Vai trò của tảo[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp, tảo thải ra khí ôxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiểu cầu (có nhiều chất dạm và một ít vitamin C, B12), rau câu,... Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...

Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm những động vật dưới nước bị chết; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh làm giảm năng suất thu hoạch của cây.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • NSW seabed 1.JPG

  •  
  • Wlas.jpg

31 tháng 1 2018

Tiểu cầu có vai trò quan trọng với quá trình đông máu . TIểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách , giải phóng enzim giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông , từ đó máu không chảy ra ngoài , làm giảm sự mất máu .

31 tháng 1 2018

Tảo tiểu cầu giàu chất dinh dưỡng, hàm chứa anbumin, đường, chất béo và vitamin A, vitaminC, là thức ăn bổ sung dinh dưỡng rất tốt.

31 tháng 1 2018

   Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.

Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái

31 tháng 1 2018

Bài làm 1

“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavi loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.

ta-con-vat-nuoi-trong-nha-con-meo-t432

Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.

31 tháng 1 2018

Ngôi thứ 3

31 tháng 1 2018

Bài Vượt Thác đc kể theo ngôi thứ 3