K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2018

Trước hết bạn nên đọc kĩ đoạn văn rồi tìm ý bao quát mà đoạn văn biểu thị

Sau đó bạn tìm các biện pháp nghệ thuật và tìm xem nó làm nổi bật ý nghĩa gì

Cuối cùng bạn nên làm những ý vùa tìm logic hơn rồi viết nhé 

CHÚC BẠN THÀNH CÔNH

20 tháng 2 2018

1 : Thì ta phải đọc kĩ tùng câu ở đoạn văn, liên tưởng cái chúng ta chưa hiểu sang một ví dụ rồi rút gọn đoạn văn sang một nội dung chính

20 tháng 2 2018
phiếu  

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như  một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng  đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội  như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác,mà suốt đêm, Bác vẫn “Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viên chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

20 tháng 2 2018

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng  lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

“ Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy  sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.

“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”

 Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần  mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại  thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc  ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc. ”

 

 

Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:

“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”

 Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:

“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau. ”

Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.

Ở đoạn kết tác giả viết
“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”

Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ “lẽ thường tình”hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.

Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh  tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam

8 tháng 4 2018

1. Nội dung:
- Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp; Sinh hoạt độc đáo mà hấp dẫn.
- Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết rất phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận, hấp dẫn đến như vậy.
2. Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất( tôi), trực tiếp quan sát, miêu tả cảnh từ trên thuyền
-Sử dụng nhiều phương thức và thủ pháp miêu tả( quan sát, so sánh, tưởng tượng), nhất là việc huy động nhiều giác quan để cảm nhận và tô đậm ấn tượng .

20 tháng 2 2018

Chỉ cảm thấy bạn rất xàm và rảnh háng.

20 tháng 2 2018

Tết đến xuân về, em và bố cùng đi chợ hoa sắn Tết. Ở chợ, ai nấy đều nô nức chọn về cho gia đình mình một cây đào, cây quất để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mình. Cây đào ngày Tết mang đến sự may mắn cho cả gia đình trong dịp năm mới. Bởi vậy mà em và bố phải chọn cây thật đẹp.

Đi cả ngày thì cuối cùng em và bố cũng đã chọn được một cây đào phai trông rất đẹp. Cả gia đình em đều rất thích và thống nhất đặt cây đào ở phòng khách để cả nhà cùng ngắm. Nếu chỉ tả cây đào ngày Tết thì cũng không khó để hình dung ra. Dáng cây đào tỏa thành hình tròn, thân uốn lượn hình rồng bay. Thân cây màu nâu sẫm, những cành cây cong vút nhưng mềm mại, chìa ra thành từng nhánh nhỏ. Lá đào mọc tập trung chủ yếu ở trên ngọn cành, màu xanh non. Nụ hoa hé nở, mập mạp đậu trên cành cây khẳng khiu nhìn mới đẹp mắt làm sao! Một số bông hoa đã nở trước thành những điểm nhấn của cành đào. Cánh đào màu hồng nhạt, những cánh hoa xếp trồng lên nhau. Nhị hoa màu vàng tươi được nâng niu trên đài hoa xanh non. Hương hoa đào mùi thơm thoang thoảng nhưng lại rất quyến rũ đối với các loài ong bướm.

Đã cận kề ngày Tết, gia đình em ai ai cũng bận rộn với các công việc trong nhà. Còn riêng em và các anh chị thì quấn quýt bên cây đào ngày Tết bằng những sợi dây kim tuyến, đèn màu xanh đỏ. Hình ảnh cây đào ngày Tết đã khiến cả căn phòng bừng sáng, rực rỡ và trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Đã có lần em hỏi bà nội rằng tại sao cây đào ngày Tết lại tượng trưng cho sự may mắn trong dịp năm mới. Bà trả lời em rằng chính sắc thắm của hoa là sự may mắn vì thế mà mọi người thường trưng bày ngày tết để mang đến sự may mắn cho cả năm. Vì vậy mà họ đã chọn cây đào là cây tượng trưng cho ngày Tết. Nghe bà giải thích xong, em lại càng cảm thấy quý cây đào ngày Tết hơn.

Em thầm ước sang năm cả gia đình sẽ gặp may mắn cả năm, đúng như ý nghĩa tuyệt vời của cây đào ngày Tết mang lại. Cho tới bây giờ, kì nghỉ Tết cũng sắp hết nhưng ấn tượng về cây đào ngày Tết vẫn in sâu trong tâm trí em. Mong sao hình ảnh cây đào ngày Tết và ý nghĩa của nó sẽ được mọi gia đình lưu truyền cho con cháu, để phong tục ngày Tết này sẽ được giữ mãi đến mai sau.

20 tháng 2 2018

Dòng nước vốn đỏ này còn đục ngầu hơn vì phù sa như cũng chồm lên theo ngọn sóng nhấp nhô hung dữ. Được gió và mưa tiếp thêm sức mạnh, dòng nước trôi nhanh hơn, mạnh hơn, sẵn sàng cuốn phăng tất cả trên dòng chảy, ở giữa dòng nước mới thật là nguy hiểm. Những con sóng vỗ vào nhau như đùa giỡn, tạo nên những vòng xoáy tử thần giữa dòng nước. Lạ lùng thật, cơn mưa như liều thuốc kích thích, biến con nước hiền hòa là thế trở nên hung dữ, gào thét ầm ào.
 
 Giữa dòng sông dữ, những xà lan và tàu chở hàng bỗng chốc lặc lè, lặc lè, đi ngược dòng nước. Chiếc xà lan khổng lồ rẽ sóng đi chầm chậm, gạt nước hai bên trông như một mũi tên đen ngòm trên nền đỏ. Cầu Thăng Long đứng sừng sững gần đó, bất chấp mưa gió thét gào, bất chấp dòng nước ì oạp bên dưới. Nó mạnh mẽ trơ lì như một minh chứng của sự chinh phục thiên nhiên mà con người tạo ra.

20 tháng 2 2018

Bài tham khảo 

Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo lặn ngụp, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó dòng sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi, trên mặt sông những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ, và tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ nghe rất vui tai. Trong những ngày đó thôn xóm hai bên bờ sông rất vui, ngày ngày, họ ra sông gánh nước, giặt giũ, và ở những bãi bồi ngô xanh biêng biếc, trông mát cả tầm mắt. Trên bến đò người và xe qua lại tấp nập. Cuộc sống thật thanh bình và nên thơ.

Thế nhưng con sông không phải lúc nào cũng hiền hoà - những ngày đó. Vào ngày mưa lũ, sông như trở mình sau giấc ngủ dài. Sau một thời gian mưa lớn, nước ở đâu bỗng đổ về đầy ắp dòng sông. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió. Làng mạc ven sông như xơ xác, tiêu điều. Tàu thuyền những ngày này dường như ít đi lại hơn vì sợ những con nước lớn sẽ nuốt 

chửng chúng. Tôi thích mùa lũ, vì với tôi, mùa lũ là một thứ gì đó vừa bí ẩn vừa thú vị. Được theo chú leo lên thuyền gỗ bơi ra ngoài sông, hoặc bơi ngay trong con sông nhỏ mà ngày thường là những con đường đất phẳng phiu. Lũ trẻ chúng tôi vui sướng khi nước lên mà không biết rằng đằng sau con nước đó là những nỗi lo âu của cha mẹ, ông bà. Mọi người ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút.

Vài ngày sau, nắng đã trải dài trên sông. Dòng sông lại hiền hòa như trước. Người dân quê vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Đất đai hai bên bờ được phủ kín một lớp phù sa màu mỡ báo hiệu một mùa vụ bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập. Bọn trẻ chúng tôi rủ nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông.

Lũ bão là thiên tai của trời đất, nó có thể làm hại và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người nhưng đồng thời con người cũng nhận ra bao nhiêu điều hấp dẫn sau những cơn bão lũ. Giống như cuộc đời cũng vậy, khi ngoảnh đầu nhìn lại những gian khổ mình đã bước qua, con người thường nhận ra nhiều bài học mới và những niềm vui mới

20 tháng 2 2018

Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:

Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.

Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.



 

21 tháng 2 2018

éo vui, Tết ni "nồi" quá!!!!

20 tháng 2 2018
Tả con gà trống

Phương Đông vừa ửng hồng. Bỗng, một tiếng gáy vang động xé tan màn sương sớm. Đó là tiếng gáy của con gà trống nhà em.

Bầy gà nhà em nhiều lắm, có đến vài chục con, nhưng duy nhất chỉ có mình chú là khác giống. Chú thuộc giống gà pha, to khỏe như một đô vật ngoại hạng. Chú khoác trên mình một tấm áo màu đỏ tía. Hai cánh và đuôi pha màu xanh biếc. Đầu chú to bằng nắm tay em, chiếc mào hình bánh lái tàu đỏ chót. Đôi mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Cái mỏ khoằm khoằm vàng sậm. Đôi chân màu vàng nghệ, cựa sắc và nhọn. Hai cái cánh to như hai cái quạt của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Cái đuôi đủ màu sắc nhưng nổi hơn cả là màu đen, xanh cong cong như hình lưỡi liềm. Có những chiếc lông ba màu đỏ, xanh, đen quăn lại như một nét hoa văn càng tôn thêm vẻ "hào hoa phong nhã" cho chú.

Trong sinh hoạt với đàn, có lẽ chú là người có tấm lòng độ lượng bao dung nhất. Mỗi lần em vãi thức ăn ra sân chú cũng chạy đến nhưng không thấy chú tranh giành với ai cả. Thậm chí có miếng mồi ngon chú cũng chia năm sẻ bảy cho những cô mái tơ.

Em rất yêu chú gà trống này. Chú là chiếc đồng hồ báo thức ở xóm em, thúc mọi người dậy đúng giờ để đi làm, còn tụi nhỏ chúng em thì đến trường.

Tham khảo thêm tại: Tả Con Mèo | Tả Con Chó | Tả Con Gà Trống

20 tháng 2 2018

mk ko thik nuôi động vật