Câu 1: Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.
B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
C. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.
D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động
Câu 2: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt:
A. Viên bi lăn mặt đất
B. Khi viết phấn trên bảng
C. Bánh xe đạp khi xe chạy trên đường
D. Trục ổ bi ở quạt trần
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe
B. Ma sát khi đánh diêm
C. Ma sát tay cầm quả bóng
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Quả dừa rơi từ trên cao xuống
B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà
C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi
D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc
Câu 5: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc
B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 6: Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?
Câu 7: Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp lực ma sát xuất hiện giữa các vật là có lợi. Hãy kể 3 ví dụ lực ma sát có lợi? và chỉ rõ đó là loại lực ma sát gì?
Hiển thị đáp ánCâu 8: Móc lực kế vào vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương ngang. Ta thấy vật nặng vẫn nằm im và lực kế chỉ 100N. Khi đó có xuất hiện lực ma sát không? Nếu có thì lực ma sát xuất hiện là lực gì? Độ lớn là bao nhiêu?
Câu 9: Một đoàn tàu đang giảm tốc độ khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Em có nhận xét gì về độ lớn của lực ma sát khi đó?
Câu 10: Một xe máy chuyển động thẳng đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát là bao nhiêu?
a. Vận tốc của người đi xe máy là: \(v_1=\frac{s_1}{t_1}=\frac{10}{\frac{15}{60}}=40km/h\)
Vận tốc của người đi mô tô là: \(v_2=\frac{15}{1000}:\frac{1}{3600}=54km/h\)
Người đi xe mô tô đi nhanh hơn vì \(v_2>v_1\)
Kể từ lúc thời gian khởi hành, họ cách nhau 7km sau: \(t=\frac{s}{s}=\frac{s}{v_2-v_1}=\frac{7}{54-40}=\frac{7}{14}=0,5\) giờ
b. Hai người đấy gặp nhau sau: \(t=\frac{s}{v_3}=\frac{s}{40+54}=\frac{47}{94}=0,5\) giờ
Cách A số ki-lô-mét là: \(s_A=t.v_1=0,5.40=20km\)