K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đôi nét về tác giả Tô Hoài

- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
  • O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
  • Cỏ dại (hồi ký, 1944)
  • Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
  • Tự truyện (1978)
  • Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
  • Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
  • Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
  • Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

II. Giới thiệu về Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.

- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “cũng không thể làm lại được”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “cảnh đau khổ vừa gây ra”. Dế Mèn trêu chị Cốc khiến Dế Choắt phải chịu oan.
  • Phần 4. Còn lại. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3. Tóm tắt

Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Xem thêm tại Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

Tổng kết:

  • Nội dung: Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, tác muốn gửi gắm bài học ý nghĩa: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình”.
  • Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa…

1.Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

-

Sự nghiệp sáng tác

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

2.Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.Năm 1941

Thể loại:tiểu thuyết đồng thoại- loại truyện dành cho thiếu nhi.

Tốm tắt:Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3.Có vì truyện đồng thoại là một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào cũng thích hợp. Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật”

8 tháng 9 2021

Câu 1 : (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích nhân vật bà cô:

   - Độc ác, tàn nhẫn khi hỏi “mày có muốn vào Thanh Hóa không”, khoét vào nỗi đau hoàn cảnh xa mẹ.

   - Mỉa mai, chế giễu mẹ cậu nhằm chia rẽ tình cảm: “phát tài” (nói mỉa người mẹ nghèo khổ), “em bé” (gieo rắc hoài nghi để bé Hồng khinh miệt ruồng rẫy mẹ).

       ⇒ Bà cô nham hiểm, giả dối, sống tàn nhẫn không có lòng vị tha, đại diện cho những thành kiến, những hủ tục đày đọa người phụ nữ trong xã hội cũ.

 PauseUnmute Loaded2.60%  Remaining Time 5:56Close Player

Câu 2 :(trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh:

   - Khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm mẹ: cúi đầu không đáp, tỉnh táo nhận ra “những rắp tâm tanh bẩn” của bà cô, nghe “em bé” thì khóc ròng vì thương mẹ, vì uất ức, lòng căm tức xã hội tăng tiến “...mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

   - Khi gặp và nằm trong lòng mẹ: “Mợ ơi! ...” là tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ, hàng loạt hành động gấp gáp: đuổi theo, gọi bối rối, thở hồng hộc, trèo lên xe ríu cả chân, òa khóc. Trong lòng mẹ, cậu ngắm kĩ gương mặt mẹ, mơn man sung sướng “Tôi ngồi trên đệm xe ... thơm tho lạ thường”.

       ⇒ Bé Hồng yêu thương, kính trọng, có niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình.

Câu 3* :(trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. Đối tượng thể hiện là tình mẫu tử thiêng liêng, ở dòng cảm xúc phong phú của bé Hồng (xót xa tủi nhục, căm giận sâu sắc, sự quyết liệt, tình thương mẹ,... dồn nén và lên cao). Hơn nữa còn ở cách miêu tả, cách kể đầy cảm xúc, các so sánh ấn tượng giàu sức gợi.

Câu 4 : (trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Hồi kí là một thể loại kí kể lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà người kể là người tham dự hoặc chứng kiến, tác giả là người xưng tôi.

Câu 5*:(trang 20 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

   - Có cái nhìn thông cảm, thấu hiểu với những khổ đau người phụ nữ giữa những hủ tục khắt khe, người con trẻ với khát vọng tình thương, nỗi đau tinh thần.

   - Nhà văn am hiểu sâu sắc về phụ nữ và trẻ nhỏ, có sự nắm bắt cá tính và tâm lí nhân vật qua lời văn giàu cảm xúc, ngọt ngào.

8 tháng 9 2021

soạn ak

đợi chút

8 tháng 9 2021

undefined

trang 1 nha bn

9 tháng 9 2021

vắng ngắt, vắng teo, vắng lặng, vắng vẻ, hiu quạnh, quạnh quẽ

chật chội, chật ních, chật hẹp

đông đúc, nhộn nhịp, tấp bập, đông vui

Học tốt!^^

9 tháng 9 2021

đồi họa kém thế

8 tháng 9 2021

Trong một lần được về thăm quê bác ở một vùng cao nơi có nhiều đồi núi, nương rẫy, em đã có dịp được ngắm nhìn bình minh nơi những dãy đồi nương rẫy.

Đối với một người sống ở thành phố như em được ngắm nhìn bình minh giữa những ngọn đồi và nương rẫy khi còn mờ sáng là một điều thật mới lạ và thú vị. Không gian hoang vắng tĩnh mịch của đồi núi khi sáng sớm khiến em cảm thấy hơi rùng mình. Chỉ khi nghe thấy những tiếng gà gáy ở những ngôi làng nhỏ chân đồi em mới thấy đỡ sợ, xen lẫn tiếng gà gáy là tiếng chó sủa, chim chóc hót vang đón mừng ngày mới. Phía đông bầu trời đang ửng hồng dần nhạt đi rồi từ đằng sau những lùm cây tia nắng mặt trời xuyên qua kẽ lá chiếu thẳng xuống những sườn đồi. Nương rẫy ở đây trồng rất nhiều loại cây như khoai, ngô, vừng, sắn, cứ đồi này nối tiếp đồi kia nhìn hết tầm mắt. Dưới cái nắng sớm những giọt sương đêm còn đọng trên lá sáng lên long lanh, nắng vừa lên cũng là lúc người lao động lên nương làm rẫy, họ mang theo gùi, dao, liềm, và cả một chai nước đeo bên hông. Tiếng cười nói vui vê vang lên giữa những nương khoai nương sắn, cho thấy cuộc sống nơi đây tuy còn vất vả khó khăn nhưng con người nơi đây vẫn luôn tràn đầy tinh thần lạc quan hăng say lao động.

Em yêu những mảnh đồi nương rẫy nơi đây và hy vọng sẽ có một lần được trở lại nơi này.

~ HT ~

8 tháng 9 2021

Đáp án :

- Sự việc diễn ra ở phần 2 câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên là :  Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan

8 tháng 9 2021

 Dế Mèn đã thay đổi thái độ:

+ Ân hận vì mình đã nghịch dại dột.
+ Suy nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình.
+ Thương xót,hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
+ Buồn bã và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

-Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết

-Bởi vì những hành động ngông cuồng,thiếu suy nghĩ của Dế Mèn mà đã khiến Dế Choắt phải chết oan

-Cái chết của Dế Choắt có ý nghĩa với Dế Mèn là : Mèn rút ra được bài học đầu tiên 

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

8 tháng 9 2021

Bớt đầu thì bé nhất nhà

Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn

Để nguyên, mình lại thon thon

Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.

(Là ba chữ gì?)

Bài làm:

Bớt đầu thì bé nhất nhà -> "út"

Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn -> "ú"

Để nguyên, mình lại thon thon/ Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường -> Bút

=> Ba từ đó là:  út, ú và bút.

8 tháng 9 2021

Út - ú - bút nhe bạn