K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2

a. Ngôi chùa này rất cổ kính.

-> Câu hỏi: "Ngôi chùa này trông như thế nào?"

b. Mai và Hương càng ngày càng thân thiết.

-> Câu hỏi: "Mai và Hương có mối quan hệ như thế nào?"

c. Bộ lông của công rất sặc sỡ.

-> Câu hỏi: "Bộ lông của công trông như thế nào?"

20 tháng 2

a; Lan chăm chỉ làm việc nhà để làm gì?

b; Em bé thức dậy khi nào?

c; Ai cùng đi dã ngoại?

20 tháng 2

a) Lan chăm chỉ làm việc nhà để làm gì ?

b) Em bé thức dậy khi nào?

c)Ai cùng đi dã ngoại ?

20 tháng 2

Chủ nhật tuần trước em cùng gia đình đi cắm trại thì em vô tình nhặt được một cái ví.Khi mở ra xem thì em bất ngờ bởi trong đó có rất nhiều tiền.Em vội đưa cho bố mẹ và cùng tìm cách giải quyết.May sao trong ví có thông tin về chủ của nó nên công cuộc tìm kiếm cũng dễ hơn.Xong việc em thở phào nhẹ nhõm vì mình có làm được một việc có ích trong xã hội

20 tháng 2

Hôm nay, trong lúc đi bộ đến trường, em bắt gặp một cụ già đang loay hoay chưa sang được bên kia đường. Nhìn cụ già khó khăn trong việc sang đường như thế nên em cảm thấy rất thương, coi như nội ngoại của mình. Bởi lẽ đó, em quyết định lại gần và giúp bà cụ qua đường. Sau khi sang tới bên kia đường, bà cụ cảm ơn em rất nhiều, ánh mắt cụ có vẻ rất hạnh phúc, em cảm thấy bản thân rất vui và tự hào về chính mình.

(1.0 điểm) Nếu gặp lại một người bạn như anh gầy, em sẽ ứng xử như thế nào? Cách ứng xử của anh béo có gợi ý cho em điều gì không? Bài đọc: Anh béo và anh gầy      Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau: một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Nếu gặp lại một người bạn như anh gầy, em sẽ ứng xử như thế nào? Cách ứng xử của anh béo có gợi ý cho em điều gì không?

Bài đọc:

Anh béo và anh gầy

     Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau: một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào vali, nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Sau lưng anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài - đó là vợ anh ta, và một cậu học sinh cao lêu nghêu, mắt nhíu lại - đó là con trai anh ta.

     - Porphiri đấy à? - anh béo kêu lên, khi vừa thấy anh gầy.

     - Đúng là cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến của tôi! Bao nhiêu đông qua hè lại chúng mình không gặp nhau rồi!

     - Trời! - anh gầy sửng sốt. - Misa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! Cậu ở đâu ra thế?

     Hai người bạn ôm nhau hôn đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau. Cả hai đều kinh ngạc một cách đầy thú vị.

     - Cậu ạ, - anh gầy bắt đầu nói sau khi hôn xong. - Mình quả không ngờ! Đột ngột quá! Nào, cậu nhìn thẳng vào mình xem nào! Ô, trông cậu vẫn đẹp trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa! Chà, hay thật! À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi, cậu thấy đấy... Đây, vợ mình đây, Luida... Còn đây là con trai mình, Naphanain, học sinh lớp Ba. Này con, bác đây là bạn hồi nhỏ của bố đấy! Cùng học phổ thông với nhau đây.

     Naphanain ngập ngừng một lát rồi bỏ chiếc mũ mềm xuống.

     - Cùng học phổ thông với bố đấy con ạ! - anh gầy nói tiếp - À này, cậu còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là Gêrôxtrát vì cậu lấy thuốc lá châm cháy một cuốn sách mượn của thư viện, còn mình thì chúng nó gọi là Ephian vì mình hay mách. Hô... hô... Dạo ấy bọn mình trẻ con thật! Đừng sợ con, Naphanain! Con lại gần bác chút nữa nào...

     Naphanain suy nghĩ một lát rồi nép vào sau lưng bố.

     - Này anh bạn, bây giờ sống ra sao? - anh béo hỏi, nhìn bạn mình với vẻ đầy hoan hỉ. - Làm ở đâu? Thành đạt rồi chứ?

     - Ừ, mình cũng có đi làm, anh bạn ạ! Hai năm nay mình là viên chức bậc tám, cũng được mề đay “Xtanixláp”. Lương lậu chẳng đáng là bao... nhưng mà thôi, thây kệ nó! Vợ mình dạy nhạc, mình thì làm thêm tẩu thuốc bằng gỗ. Tẩu đẹp lắm cậu ạ! Mình bán một rúp một cái đấy. Nếu ai mua cả chục hay nhiều hơn thì, cậu biết đấy, có bớt chút ít. Cũng cố sống qua loa thế nào xong thôi. Cậu biết không, trước mình làm ở cục, bây giờ thì mình được chuyển về đây, thăng lên bậc bảy cũng trong ngành đó thôi... Mình sẽ làm ở đây. Còn cậu sao rồi? Chắc là cỡ viên chức bậc năm rồi chứ? Phải không?

     - Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa đấy, - anh béo nói. - Mình là viên chức bậc ba rồi... có hai mề đay của Nhà nước.

     Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm; dường như mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm... Cả mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó... Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra; thằng Naphanain thì rụt chân vào và gài hết cúc áo lại...

     - Dạ, bẩm quan trên, tôi... tôi rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn... nghĩa là bạn... từ thuở nhỏ, thế rồi bỗng nhiên làm chức to thế. Hì hì hì.

     - Thôi, cậu đừng nói thế đi! - anh béo cau mặt. - Sao cậu lại giở giọng thế? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ, việc gì cậu lại giở giọng quan cách thế.

     - Dạ bẩm quan... Quan lớn dạy gì kia ạ... - anh gầy cười hì hì, người càng rúm ró hơn. - Quan lớn chiếu cố cho thế này là đội ơn mưa móc cho kẻ bần dân đấy ạ... Dạ bẩm quan trên, thưa đây là con trai tôi Naphanain... và vợ là Luida, theo đạo Luyte đấy ạ...

     Anh béo định quở trách điều gì thêm, nhưng gương mặt anh gầy toát ra vẻ kính cẩn, lâng lâng hoan hỉ đến mức anh béo cảm thấy buồn nôn. Anh béo ngoảnh mặt đi và đưa tay từ biệt anh gầy.

     Anh gầy nắm ba ngón tay anh béo, cúi gập mình xuống chào và cười lên như một chú tẫu: “Hì hì hì”. Bà vợ mỉm cười. Naphanain kéo chân lại và buông thõng chiếc mũ xuống.

      Cả ba người đều sững sờ một cách đầy thú vị.

(Sê-khốp)

1
3 tháng 3
  1. Theo bài đọc, khi hai người bạn gặp nhau, họ ôm nhau và hôn đến ba lần. Điều này thể hiện sự quan tâm và hạnh phúc khi gặp lại người bạn cũ. Do đó, nếu bạn gặp lại người bạn gầy, có thể chào hỏi bằng cách tương tự và thể hiện sự vui mừng với cuộc gặp gỡ.

  2. Anh gầy hỏi về cuộc sống hiện tại của anh béo, như công việc, gia đình, và mức độ thành đạt. Điều này thể hiện sự quan tâm và muốn biết về người khác. Bạn cũng có thể hỏi về những thành tựu và trải nghiệm của người bạn gặp lại.

  3. Trong trường hợp này, anh béo là viên chức bậc ba và anh gầy là viên chức bậc tám. Tuy nhiên, anh béo không đánh giá anh gầy qua vẻ bề ngoài hay thành công trong công việc. Do đó, khi gặp lại người bạn, hãy tránh đánh giá họ dựa trên ngoại hình hay vị thế xã hội.

  4. Anh béo ban đầu có ý định quở trách anh gầy, nhưng khi thấy anh gầy thể hiện sự kính cẩn, anh béo quyết định không làm điều đó. Điều này thể hiện tôn trọng và khả năng chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống của người khác.

  5. Những gợi ý trên có thể giúp bạn ứng xử một cách tự tin và tôn trọng khi gặp lại người bạn gầy. Hãy nhớ rằng, quan trọng nhất là thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với người khác.

(1.0 điểm) Chi tiết "Mấy thứ vali, hộp túi của anh ta cũng co rúm lại, nhăn nhó" gợi tả điều gì? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó. Bài đọc: Anh béo và anh gầy      Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau: một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào vali, nào hộp,...
Đọc tiếp

(1.0 điểm) Chi tiết "Mấy thứ vali, hộp túi của anh ta cũng co rúm lại, nhăn nhó" gợi tả điều gì? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó.

Bài đọc:

Anh béo và anh gầy

     Trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau: một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, người anh ta toát ra mùi rượu nho loại nặng. Còn anh gầy thì mới xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào vali, nào hộp, nào túi. Người anh ta toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Sau lưng anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài - đó là vợ anh ta, và một cậu học sinh cao lêu nghêu, mắt nhíu lại - đó là con trai anh ta.

     - Porphiri đấy à? - anh béo kêu lên, khi vừa thấy anh gầy.

     - Đúng là cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến của tôi! Bao nhiêu đông qua hè lại chúng mình không gặp nhau rồi!

     - Trời! - anh gầy sửng sốt. - Misa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! Cậu ở đâu ra thế?

     Hai người bạn ôm nhau hôn đến ba lần, mắt rưng rưng chăm chăm nhìn nhau. Cả hai đều kinh ngạc một cách đầy thú vị.

     - Cậu ạ, - anh gầy bắt đầu nói sau khi hôn xong. - Mình quả không ngờ! Đột ngột quá! Nào, cậu nhìn thẳng vào mình xem nào! Ô, trông cậu vẫn đẹp trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa! Chà, hay thật! À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi, cậu thấy đấy... Đây, vợ mình đây, Luida... Còn đây là con trai mình, Naphanain, học sinh lớp Ba. Này con, bác đây là bạn hồi nhỏ của bố đấy! Cùng học phổ thông với nhau đây.

     Naphanain ngập ngừng một lát rồi bỏ chiếc mũ mềm xuống.

     - Cùng học phổ thông với bố đấy con ạ! - anh gầy nói tiếp - À này, cậu còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là Gêrôxtrát vì cậu lấy thuốc lá châm cháy một cuốn sách mượn của thư viện, còn mình thì chúng nó gọi là Ephian vì mình hay mách. Hô... hô... Dạo ấy bọn mình trẻ con thật! Đừng sợ con, Naphanain! Con lại gần bác chút nữa nào...

     Naphanain suy nghĩ một lát rồi nép vào sau lưng bố.

     - Này anh bạn, bây giờ sống ra sao? - anh béo hỏi, nhìn bạn mình với vẻ đầy hoan hỉ. - Làm ở đâu? Thành đạt rồi chứ?

     - Ừ, mình cũng có đi làm, anh bạn ạ! Hai năm nay mình là viên chức bậc tám, cũng được mề đay “Xtanixláp”. Lương lậu chẳng đáng là bao... nhưng mà thôi, thây kệ nó! Vợ mình dạy nhạc, mình thì làm thêm tẩu thuốc bằng gỗ. Tẩu đẹp lắm cậu ạ! Mình bán một rúp một cái đấy. Nếu ai mua cả chục hay nhiều hơn thì, cậu biết đấy, có bớt chút ít. Cũng cố sống qua loa thế nào xong thôi. Cậu biết không, trước mình làm ở cục, bây giờ thì mình được chuyển về đây, thăng lên bậc bảy cũng trong ngành đó thôi... Mình sẽ làm ở đây. Còn cậu sao rồi? Chắc là cỡ viên chức bậc năm rồi chứ? Phải không?

     - Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa đấy, - anh béo nói. - Mình là viên chức bậc ba rồi... có hai mề đay của Nhà nước.

     Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười mặt mày nhăn nhúm; dường như mắt anh ta sáng hẳn lên. Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổ khúm núm... Cả mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó... Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra; thằng Naphanain thì rụt chân vào và gài hết cúc áo lại...

     - Dạ, bẩm quan trên, tôi... tôi rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn... nghĩa là bạn... từ thuở nhỏ, thế rồi bỗng nhiên làm chức to thế. Hì hì hì.

     - Thôi, cậu đừng nói thế đi! - anh béo cau mặt. - Sao cậu lại giở giọng thế? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ, việc gì cậu lại giở giọng quan cách thế.

     - Dạ bẩm quan... Quan lớn dạy gì kia ạ... - anh gầy cười hì hì, người càng rúm ró hơn. - Quan lớn chiếu cố cho thế này là đội ơn mưa móc cho kẻ bần dân đấy ạ... Dạ bẩm quan trên, thưa đây là con trai tôi Naphanain... và vợ là Luida, theo đạo Luyte đấy ạ...

     Anh béo định quở trách điều gì thêm, nhưng gương mặt anh gầy toát ra vẻ kính cẩn, lâng lâng hoan hỉ đến mức anh béo cảm thấy buồn nôn. Anh béo ngoảnh mặt đi và đưa tay từ biệt anh gầy.

     Anh gầy nắm ba ngón tay anh béo, cúi gập mình xuống chào và cười lên như một chú tẫu: “Hì hì hì”. Bà vợ mỉm cười. Naphanain kéo chân lại và buông thõng chiếc mũ xuống.

      Cả ba người đều sững sờ một cách đầy thú vị.

(Sê-khốp)​

0
19 tháng 2

giúp mình với

 

19 tháng 2

Câu hỏi tu từ, liệt kê, lặp lại,... còn gì nữa k nhỉ

19 tháng 2

Chỉ vì lòng tham không đáy mà mạng sống của anh tôi cũng phải bỏ lại. Đây là một bài học đắt giá răn dạy mỗi chúng ta. Qua câu chuyện của anh trai tôi, tôi khuyên các bạn không nên tham lam, ích kỉ mà phải biết chia sẻ giúp đỡ người khác.

 

20 tháng 2

Bài học: Qua câu truyện "Cây khế", ta có thể thấy rằng người anh chỉ vì tính cách tham lam mà anh ta đã phải bỏ lại cả mạng sống. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học quý giá trong cuộc sống, đồng thời cũng khuyên chúng ta nên tốt bụng và biết chia sẻ với người khác chứ không nên tham lam, ích kỉ như người anh trong câu chuyện.