K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“...Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họThần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ,bèn tìm đến thăm. Âu Cơvà Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương, rồitrở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang.Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra mộtcái bọc trăm trứng...
Đọc tiếp
“...Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họThần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ,bèn tìm đến thăm. Âu Cơvà Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương, rồitrở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở điện Long Trang.Ít lâu sau, Âu Cơ có mang đến kì sinh nở. Chuyện thật lạ, nàng sinh ra mộtcái bọc trăm trứng nở ra một trăm con trai, con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạthường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô,khỏe mạnh như thần.Thế rồi một hôm, LạcLongQuân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thểsống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con đểtrở về thủy cung vớimẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuốicùng nàng gọi chồng lên và than thở.–Sao chàng bỏ thiếpmà đi, không cùng thiếp nuôi các con?Lạc Long Quân nói:–Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ởcạn, người ở nước, tính tình tập quánkhác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơilâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lênnúi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miềnbiển, khi có việc gìthì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi cùng nhau chia tay nhau lên đường.[...]Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng,thường nhắc đến nguồn gốc củamìnhthường xưnglàcon Rồng cháu Tiên.(Trích"Con Rồngcháu Tiên", theo Nguyễn Đổng Chi kể)I. Trắc nghiệm (2 điểm)Kẻbảng và ghi lại đáp án đúng.1.Đoạntríchtrên đượckểtheo ngôinào?A.Ngôi thứ nhấtC.Ngôi thứ baB.Ngôi thứ haiD.Ngôi thứ nhất và thứ hai
0
Chọn những từ ngữ (trái lai,như vậy,đồng thời,cuối cùng,trước hết, sau đó,tuy nhiên,bởi vì) điền vào chỗ trống:..................,bác đi thăm thú nhiều nơi để tìm những cây  có dáng đẹp.......................,cây đc dưa về , đặt vào chỗ mát,nhưng chưa đc tưới tắm gì............................. , đợi đến khi cây rụng hết lá,bác mới đem vào vườn ươm. Lúc cây trổ lá lại cũng là lúc bác...
Đọc tiếp

Chọn những từ ngữ (trái lai,như vậy,đồng thời,cuối cùng,trước hết, sau đó,tuy nhiên,bởi vì) điền vào chỗ trống:

..................,bác đi thăm thú nhiều nơi để tìm những cây  có dáng đẹp.......................,cây đc dưa về , đặt vào chỗ mát,nhưng chưa đc tưới tắm gì............................. , đợi đến khi cây rụng hết lá,bác mới đem vào vườn ươm. Lúc cây trổ lá lại cũng là lúc bác cắt tỉa những cành,lá rườm rà...................đó cũng chính là lúc cây bắt đầu đc chăm sóc đặc biệt........................................., ko giống như nhiều người, cú cây nào đã ươm là nhất định pải tìm mọi cách giũ lấy chăm sóc.......................,bác Ba cho rằng việc ươm cây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu thôi. Một khi cây gặp chứng nan y, thì đừng tiếc,mà phải bưng ngay ra khỏi vườn. Bởi vì bệnh nếu lây lan sang cây khác thì hậu quả sẽ khôn lường...........để là một ngwoif làm vườn giỏi,chẳng cần những chăm chỉ có kiến thức mà còn phải có lòng dũng cảm nhìn xa trông rộng

0
I.                                             Cây chuối mẹMới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc...
Đọc tiếp

I.                                             Cây chuối mẹ

Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.

Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.

Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.

Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?

Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

Phạm Đình Ân

Câu 10: Viết một câu ghép nói về suy nghĩ của em về ‘ Cây chuối mẹ ’.

 

0
I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:     “Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

     Ngày xưa, con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ, có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. Một lần , nhân dịp vui, nhà vua nảy ý định ban thưởng cho người già nhất trong nước. Nhưng chẳng làng nào chọn được người già nhất nước. Thấy vậy, nhà vua liền phái một đoàn sứ giả đi tìm các vị thần để biết hỏi cách biết người già nhất. Vâng lệnh vua, đoàn sứ giả lên đường. Vị thần đầu tiên họ gặp là Thần Sông. Thần Sông mặc áo trắng, tóc mềm như nước, nghe sứ giả hỏi bèn lắc đầu trả lời : – Ta ở dây đã lâu nhưng chưa bằng mẹ ta. Hãy đến hỏi mẹ ta. Mẹ ta là Biển Cả. Thần Biển mặc áo xanh biếc đang ru con bằng những lời sóng vỗ. Được hỏi, thần Biển chỉ tay lên ngọn núi xa xa và nói : – Hãy hỏi Thần Núi, Thần còn sinh ra trước cả ta. Khi ta lớn lên thì Thần Núi đã già rồi. Đoàn sứ giả lại lặn lội đến gặp Thần Núi, Thần Núi da xanh rì vì rêu bám cũng lắc đầu chỉ tay lên trời : – Hãy đến hỏi Thần Mặt Trời. Lúc ta mới chào đời, ta đã phải nhắm nghiền mắt vì nắng của Thần. Thần Mặt Trời còn có trước cả ta. Làm sao đến được chỗ Thần Mặt Trời. Đoàn sứ giả thất vọng quay về. Đến một khu rừng, họ gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi chăm chú trước cây hoa đào. Đoàn sứ giả đến gần hỏi: – Thưa cụ, tại sao  cụ lại ngồi đây ? Bà lão trả lời : – Tôi đến đây để hái hoa đào. Thuở trước, con tôi đi xa, cây đào này đang nở hoa. Bây giờ, mỗi lần hoa đào nở, tôi lại ra hái một bông hoa để về nhớ đến con tôi. Một ý nghĩ vụt lóe lên, đoàn sứ giả xin phép bà lão trở lại kinh đô. Họ tâu lên vua việc gặp bà lão hái hoa đào tính thời gian chờ con. Nhà vua vốn thông minh nên nghĩ ra cách tính tuổi con người: Cứ mỗi lần hoa đào nở thì tính một tuổi. Sau này người ta mới biết mười hai lần trăng tròn rồi khuyết, hoa đào mới nở một lần. Lại kể về chuyện nhà vua, sau khi tìm được cách tính tuổi, ông rất vui mừng, cảm động và nhớ đến bà lão hái hoa đào, nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết. Phong tục ấy còn truyền mãi đến bây giờ.”

                                           (https://truyenco.com/su-tich-ngay-tet-a284.html)

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào? Hãy kể tên một số văn bản cũng viết theo thể loại ấy?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?

Câu 5. a. Khi “nhà vua truyền cho thần dân cả nước: Mỗi lần hoa đào nở được mở hội ba ngày, ba đêm. Những ngày vui ấy sau này người ta gọi là Tết.” thì em hiểu ba ngày ba đêm đó là những ngày nào của Tết nguyên đán hiện nay?

b. Hãy kể ra một vài phong tục trong ngày Tết của quê em?

c. Em có suy nghĩ gì về những phong tục này?

Câu 6. Em hãy giải thích nghĩa của từ:  sứ giả, phong tục?

0