K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2018

theo ý mik thì :

mik thấy bạn cũng biết về các chiến đội sentai

hay bạn mua mấy bộ lắp ghép ro-bo gattai ( mechan ) cũng được đấy! ~~ ^ ^

- mà không thì : Gấu bông , cặp , sách , vở,....., những món phù hợp với con gái

21 tháng 6 2018

Móc khóa

Gấu bông

váy

áo

giày

bộ đô chơi

tai nghe

kính

bút

sách

cặp

21 tháng 6 2018

A.Ba từ láy với chủ đề " học " là : học hành, học hỏi, học học, học hàm...

B.Ba thành ngữ : 

Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng

Bạc đeo đầy mình không bằng thông minh sáng suốt

Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy

21 tháng 6 2018

b) 3 thành ngữ : 

  • Ăn bơ làm biếng
  • Ăn bờ ngủ bụi
  • Ăn bớt đọi, nói bớt lời
22 tháng 6 2018

Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức ( tính từ). Những đám mây màu đen (tính từ) nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! lộp độp (động từ) tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh (tính từ) hẳn lên, cùng lúc đó mưa (động từ) xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả (động từ) tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập. Sau 30 phút mưa ròng rã thì đã tạnh hẳn. Những chú chim lại bay tới hót líu lo. Bầu trời quang đãng hẳn, không khí trong lành và dễ chịu hơn. Mặt trời lộ ra với bảy sắc cầu vồng. Cây cối như vừa được tắm hả hê (nhân hóa) . Cơn mưa  như làm cho cây cối vươn lên với một sức sống mới(so sánh ).

Mọi người lại ra khỏi chỗ trú và trở về với việc mình đang làm dở, tiếng cười tiếng nói rộn ràng

21 tháng 6 2018

Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.

Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày. Cả những chị hoa xinh đẹp cũng bắt  đầu gập mình xuống và mất phong độ. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.

Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “ Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi  “ lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.

Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới- tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bồng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời- cầu vồng sau mưa.

Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.

21 tháng 6 2018

-Con hổ có nghĩa:Vũ Trinh

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng:Hồ Nguyên Trừng

-Chuyện người con gái Nam Xương(Trích Truyền kì mạn lục):Nguyễn Dữ

...........................................................................................................

-Nước Đại Việt ta(trích Bình Ngô đại cáo):Nguyễn Trãi

-Bàn luận phép học:Nguyễn Thiệp

                     Còn nhiều nên mình....Bạn lên google mà tìm kiếm tiếp nhé!

21 tháng 6 2018

Vd 1 : Danh từ : hạt gạo , sông , sen , hồ nước , mẹ 
Động từ : hát 
ính từ : ngọt , bùi , đắng , cay

Vd 2 : Danh từ : bút chì , làng xóm , tre , sông 
Động từ : gọt , vẽ , lượn 
Tính từ : xanh đỏ , xanh , đỏ , xanh 

Vd 3 : Danh từ : chồng , vợ , con trâu
động từ : cày , cấy , bừa
Tính từ : cạn , sâu
* Tham khảo nha , nếu có chỗ sai thì góp ý giùm mk 

21 tháng 6 2018

Tôi đã đi nhiều nơi: Đền Hùng, Cửa Lò, Tam Cốc, Phong Nha... Có lẽ cuộc du lịch Đồ Sơn tuy cảnh quan thiên nhiên không đẹp lắm so với các danh lam thắng cảnh tôi từng qua, nhưng nó đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó phai.

Nhân dịp chúc mừng tôi đạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh, bố tôi đã quyết định tổ chức cho cả nhà tôi đi tham quan. Bố nói:

-  Mọi năm, nhà ta đã đi rất nhiều thắng cảnh rồi. Năm nay, bố sẽ cho nhà ta đi Đồ Sơn, cả nhà thấy thế nào?

Cả nhà tôi đều đồng ý.

Cái Trang, em gái tôi thắc mắc:

-  Thế Đồ Sơn có cái gì hay không, hả bố?

Bố tôi trả lời:

-   Tất nhiên là phải có cái hay rồi, con cứ đi rồi sẽ biết, con gái yêu của bố ạ! Còn bây giờ, cả nhà sẽ đi ngủ để mai còn xuất hành sớm.

-  Vâng ạ!  Hai chị em tôi cùng đáp.

Tối hôm đó, tôi cứ nghĩ mãi về câu hỏi của cái Trang rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng tôi nằm mơ thấy một ông Tiên đến nói với tôi rằng: "Con sẽ có một người bạn mới, con sẽ… " nhiều lần như vậy.

Bỗng tôi giật mình nghe tiếng mẹ gọi:

-  Con ơi, dậy đi thôi, sắp đến giờ khởi hành rồi.

Tôi vùng dậy và cứ nghĩ mãi về câu nói của ông Tiên.

Đúng năm giờ sáng, xe ô tô bắt đầu khởi hành đưa gia đình tôi đến Đồ Sơn. Mải nghĩ về câu nói của ông Tiên tôi chẳng để ý gì đến quang cảnh thiên nhiên bên ngoài cho đến khi mẹ gọi tôi xuống xe khi đã tới Đồ Sơn. Một cái biển to tướng đề mấy chữ: "Hoan nghênh quý khách tới Đồ Sơn". Nhìn những bạn nhỏ cùng bố mẹ đang vui đùa giữa dòng nước biển nhấp nhô, tôi phát thèm liền nói với bố:

-  Bố ơi, đi tắm thôi.

Thế là cả nhà tôi cùng đi thay đồ, thuê phao rồi nhảy xuống biển. Đang tắm giữa dòng nước mát lạnh, tôi bỗng nhìn thấy một bạn gái xinh xắn chừng bằng tuổi tôi, bạn không tắm mà đi gom những con ốc, con sò dưới biển cạnh bờ cát. Nhớ tới lời ông tiên, Lôi liền xin phép bố mẹ ra chào bạn và mong rằng lời ông Tiên là sự thật. Tôi từ từ tiến đến chỗ bạn gái đó, tuy hơi sợ nhưng tôi lại háo hức khi nghĩ rằng mình sẽ có một người bạn mới ở thắng cảnh này; đó là chuyện mà các chuyến du lịch khác không có. Tôi lại gần bạn và hỏi:

-  Xin chào bạn, mình tên là Yến, còn hạn tên gì?

Bạn gái không khỏi ngỡ ngàng, nhưng vẫn trả lời tôi:

-   Dạ thưa chị, em lên là Mai.

-  Thế bạn bao nhiêu tuổi?

Mai đáp lại bằng giọng nhỏ nhẹ:

-   Dạ thưa chị, em mười hai tuổi ạ!

Tôi liền nói:

-  Thế thì chúng ta bằng tuổi nhau đó, bạn đừng xưng chị chị em em với mình.

-  Vâng,... vâng ạ! - Mai thản nhiên đáp như vậy.

-  Chúng ta kết bạn nha, có được không Mai?

-  Được, được ạ - Mai đáp với giọng vui vẻ.

Thế rồi tôi và Mai nắm tay nhau đi tìm và thu gom các con sò và con ốc. Sau đó, chúng tôi xâu thành một chiếc vòng thật đẹp. Tôi bảo:

-   Bạn hãy giữ lấy để làm kỷ niệm, rồi sẽ có ngày chúng ta sẽ gặp nhau tại đấy. Thôi mình phải ra chỗ bố mẹ rồi còn về ăn trưa.

Mai kéo áo tôi lại và bảo:

-   Thôi chị cứ cầm lấy mà làm kỷ niệm, đằng nào thì chị cũng nhặt được nhiều hơn.

-  Không, không, bạn cứ cầm lấy.

-  Không, không, chị cứ cầm lấy.

Hai chúng tôi giằng co nhau mãi, cuối cùng tôi đành phải nhận.

Tôi chào Mai rồi ra chỗ bố mẹ. Lúc gia đình tôi sắp ra về, tôi nhìn thấy Mai, trên tay cầm hai chiếc kem và chạy về phía xe, đưa cho hai chị em tôi. Rồi xe bắt đầu chạy, Mai vẫn đứng đó, vẫy tay chào tạm biệt tôi.

Đó quả là một ngày chủ nhật thật thú vị. Nó đã giúp tôi có thêm một người bạn mới ở Đồ Sơn. Dù cuộc gặp gỡ đó có ngắn ngủi thật nhưng nó đã để lại trong tôi một kỷ niệm khó phai. Quả là lời nói của ông Tiên thật hiệu nghiệm và đó cũng chính là lý do vì sao tôi nói với các bạn rằng tôi có ấn tượng với Đồ Sơn đến thế dù nó không phải là thắng cảnh đẹp nhất trong những nơi mà tôi đã được đi. Và cho tới bây giờ, tôi vẫn còn giữ chuỗi ốc và sò mà Mai đã tặng

21 tháng 6 2018

“Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Cát càng mịn biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.
 
Trên cái nền không gian ấy, hai cha con xuất hiện với phép tương phản: tương phản về tuổi tác, tương phản về hình ảnh:
 
“Bóng cha dài lênh khênh 
Bóng con tròn chắc nịch”.
 
Người cha nghe tiếng con bước mà lòng vui phơi phới. Con ngây thơ hỏi cha về biển:
 
“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
 
Cha mỉm cười âu yếm rồi trả lời thành thật:
 
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa 
Sẽ có cây, có cửa, có nhà 
Vẫn là đất nước của ta 
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.
 
Đất nước ta dài và rộng. Sức cha thì có hạn đâu có thể đi hết được. Cho nên sau câu trả lời, người cha “trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”. Theo câu trả lời của cha, ước mơ của con bay theo cùng những cánh buồm trắng. Ước mơ thật hồn nhiên mà táo bạo:
 
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:
 
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?”
 
Người cha như trẻ lại, tìm thấy lại mình từ tiếng nói ước mơ của đứa con. Thế hệ con đã tiếp nối ý chí thế hệ cha:
 
“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.
 
Và chắc chắn họ sẽ tìm được những gì mà thế hệ đi trước chưa làm được.
 
Bài thơ Những cánh buồm, là bài thơ có tính tượng trưng, nó giúp chúng ta nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng để hướng tới tương lai, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

21 tháng 6 2018

Thăm thẳm muôn trùng, mênh mông bất tận, ngút ngàn rợn ngợp… biển như là đại diện cho những gì vô cùng vô tận, phi thường và kỳ vĩ trên thế gian này. Con người ta hay ví mình là giọt nước giữa lòng biển khơi, là hạt cát nhỏ nhoi trên bờ biển, như một sự tự ý thức về kiếp nhân sinh nhỏ bé, mong manh của chính mình. Nhưng điều kỳ lạ ngỡ như mâu thuẫn mà rất hợp lý, rằng con người dẫu biết mình mong manh vẫn muốn hóa cường tráng, nhỏ nhoi vẫn muốn hóa lớn lao… nên trước biển, khát khao vẫn trào lên như muôn ngàn lớp sóng. Biển, vì thế còn là đại dương của ước mơ!

 Bởi vậy chăng mà tự cổ chí kim đã có không biết bao nhiêu thi nhân say mê viết về biển. “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một trong muôn vàn những thi phẩm hay về đề tài này. Bài thơ được Hoàng Trung Thông sáng tác từ năm 1963 và được chọn làm tên chung cho tập thơ của ông do NXB Văn học ấn hành năm 1971. Tác phẩm khắc họa một cuộc dạo chơi của hai cha con trên bãi biển, lời thơ giản dị mà khơi gợi bao ý nghĩa sâu xa:

Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch

Cha và con xuất hiện trên nền của biển trời lồng lộng, cát trắng phẳng lì. Khả năng quan sát tinh tế đã khiến Hoàng Trung Thông miêu tả hai con người với hai cái bóng in trên nền cát. Cái lênh khênh của bóng cha như đối lập với cái tròn chắc nịch của bóng con, cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau, trong một tâm trạng Nghe con bước lòng vui phơi phới. Đặc biệt trong một không gian rực rỡ Nắng mai hồng là thứ ánh nắng ấm áp, tinh khôi mở đầu ngày mới bình yên. Cha và con đi trong nắng mai hồng như một sự hòa nhập với hiện tại sáng tươi, cái hiện tại làm lòng cha phơi phới bởi biết ở con đang nảy nở những ước mơ trong trẻo và cao đẹp. Và thật ngộ nghĩnh khi: “Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:/ - Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Người con trong bài thơ này còn nhỏ quá nên mới đặt ra những câu hỏi ngây thơ đến vậy! Một câu hỏi ngây thơ mà không hề vô nghĩa! Đôi mắt lần đầu tiên thấy biển của con đã khơi gợi những nỗi băn khoăn rất đáng yêu trước mịt mùng biển trời bát ngát. Đó cũng là cái cớ để người cha bày tỏ trải nghiệm cuộc đời mình qua lời giải đáp cho con: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà/ Vẫn là đất nước của ta…”.

Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con người có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Người cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của  mình. Và thật bất ngờ khi: “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/  Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…”.

Vậy là với người cha, những hiểu biết về chân trời xa chỉ dừng lại trong nhận thức. Nhưng với người con, sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và Cánh buồm trắng sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Đi không còn chỉ hành động cụ thể trong suy nghĩ ngây thơ của đứa trẻ nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” (Vũ Nho). Khoảng cách giữa cha và con là khoảng cách của hai thế hệ, nhưng qua lời của con, người cha chợt nhận ra có một sự kết nối đặc biệt:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa lắm
Lần đầu tiên trước biển khơi thăm thẳm
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người…

20 tháng 6 2018

Nước nào là nước được mệnh danh là sứ sở Kim Chi?

=> Đáp án : Hàn Quốc.

Hok tốt nha!

20 tháng 6 2018

Hàn Quốc nổi tiếng với tên gọi xứ sở Kim Chi 

20 tháng 6 2018

Nhật Bản được mệnh là xứ sở Hoa Anh Đào, đất nước mặt trời mọc 
Hàn Quốc nổi tiếng với tên gọi xứ sở Kim Chi 
Nước Nga được mang danh là xứ sở Bạch Dương 
Đan Mạch được coi là xứ sở của những câu truyện cổ tích 
Hà Lan nổi tiếng với đất nước của Hoa Tuy-Líp, của những chiếc cối xay gió 
Bungaria được biết đến là xứ sở của Hoa Hồng 
Brazil là xứ sở của những điệu nhảy Samba cuồng nhiệt... 

v..v..

Và Việt Nam là xứ sở của những quán nước vỉa hè!

20 tháng 6 2018

Việt Nam là xứ sở chuyên bị ăn hiếp bởi Trung Quốc

20 tháng 6 2018

Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

20 tháng 6 2018

Bài: Cậu bé thông minh

- Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần ( sau mỗi lần thử thách lại càng khó khăn)

+) Lần 1: viên quan đã nói với cha của em bé rằng " Trâu của ông cày một ngày được mấy đường", em bé đã nhanh trí hỏi vặn lại viên quan " Ngựa của ông đi một ngày được bao nhiêu bước chân"

+) Lần 2: Nhà vua ban cho làng em bé 3 con trâu đực, 3 thúng gạo nếp bảo nuôi làm sao trong vòng 1 năm 3 con trâu đực ấy đẻ được 9 con, cậu bé liền bảo dân làng thịt 2 con trâu, đồ 2 thúng gạo nếp để ăn; còn 1 trâu, 1 gạo nếp làm lệ phí cho cha con em bé đi trẩy kinh. Khi gặp được nhà vua, cậu bé đã òa khóc, nói với vua rằng:" Mẹ con mất sớm mà không có em để chơi với con, xin ngọc hoàng nói với cha con đẻ em để cho nó chới với con. Vua bật cười nói với cậu bé giống đực thì làm sao đẻ được, nhân câu nói đó em bé đã giải bày ra chuyện mà vua đã ban cho làng em và mọi chuyện được giải quyết êm đẹp.

+) Lần 3: Vua nói lính đưa cho cậu bé 1 con chim sẻ, bảo cậu bé làm 3 mâm cơm, em bé đưa cho lính 1 chiếc kim bảo mài thành 1 con dao sắc để xẻ thịt chim

+) Lần 4: Sứ giả nước láng giềng mang đến trước mắt nhà vua 1 con ốc vặn rất to, bảo xâu sợi chỉ mảnh qua con ốc. Nhưng tất cả quan lại đều bó tay. Vua đành mời cậu bé vào giải đố, cậu bé hát lên 1 câu: " Tính tình tang, tính tình tang/ Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng/ Bên thời lấy giấy mà bưng/ Bên thì bôi mỡ, kiến mừng kiến sang/ Tính tình thang...". Nhà vua làm theo lời em bé nói và xỏ được sợi chỉ mảnh qua con ốc vặn đó.