K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2018

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống”.

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

28 tháng 6 2018

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống”.

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

28 tháng 6 2018

ok tk nha bn

28 tháng 6 2018

cx đc nhưng bn đừng đăng linh tinh nha,nếu cần thì xem lại nội quy

28 tháng 6 2018

Cốt lõi sự thật lịch sử trong truyền thuyết Thánh Gióng:

- Vào thời Hùng Vương, các cuộc chiến chông ngoại xâm trở nên ác liệt hơn, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân.

- Hình ảnh ngựa sắt, roi sắt còn nói đến sự phát triển lịch sử, chúng ta đã vươn tới thời đại đồ sắt.

- Dân tộc Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã anh dũng đánh giặc và chiến thắng kẻ thù, bảo vệ bờ cõi. Khi đã chiến thắng kẻ thù, dân tộc ta vẫn luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, vì thế dù bay về trời, Gióng vẫn để lại giáp sắt cho non sông, dân tộc

@.@

27 tháng 6 2018

Truyền thuyết Thánh Gióng dựa trên cốt lõi sự thật lịch sử là chống lại giặc ÂN

28 tháng 6 2018

Được đó bạn

28 tháng 6 2018

mk ủng hộ

28 tháng 6 2018

,Con sông Hồng/ vạch một nét đỏ gạch phù xa thẳng tắp.

CN                                       VN

b,Tết sắp đến rồi chiêng trống / tập xòe dã vang lừng.

           TN                       CN                    VN

c,Trắng trời,trắng núi một thế giới / hoa ban.

               TN                            CN         VN   

d,Bãi Cháy,Sầm Sơn,Nha Trang,Vũng Tàu / đều là những bãi biển /đẹp.

                             CN                                            VN                    Cn     Vn

e,Dưới ánh trăng,dòng sông/ sáng rực lên,những con sóng/ nhẹ vỗ vào hai bên bờ cát.

TN                              CN               VN                        CN                          VN     

g,Đã tang tác những bóng thù hắc ám                 

  Đã sáng lại trời thu tháng tám.

chưa nghĩ ra câu g 

27 tháng 6 2018

TRẢ LỜI:

A / CN CON SÔNG HỒNG

VN VẠCH .... TẮP

B/ TN TẾT....RỒI

CN CHIÊNG TRỐNG

VN TẬP... LỪNG

C/ TN TRẮNG...NÚI

CN MỘT..GIỚI

VN HOA BN

D/ CN BÃI....TÀU

VN ĐỀU... ĐẸP

E/ TN DƯỚI..TRĂNG

CN DÒNG SÔNG, NHỮNG CON SÓNG

VN SÁNG RỰC LÊN, NHẸ ...CÁT

G/ CN ĐÃ.. TÁC, ĐÃ ..LẠI

VN NHỮNG   ÁM, TRỜI... TÁM

CHÚC BN HOK TỐT

Sao lại tính góc xOy,

ko phải đề bài cho góc xOy = 500 rồi sao bạn

sai đề rồi nha

27 tháng 6 2018

Mình có thể nói chuyện với bạn không ????

27 tháng 6 2018

mk ko nên quen người tên Ly

vì mk đã đau rồi

27 tháng 6 2018

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài
thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân
ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
 Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?
Ở đâu tre củng xanh tươi
Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng
Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất
hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng
vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.
Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:
Xanh tự bao giờ?
... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?
... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều
thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy
guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?
Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng
Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất
hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng
vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.
Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:
Xanh tự bao giờ?
... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?
... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều
thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy
guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?
Màu xanh của tre là biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc. Không phải chỉ có ở thơ của Nguyễn Duy mà còn
được thể hiện nhiều trong các áng văn chương:
                   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
                   Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.
                     (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).
Kết thúc bài văn thuyết minh Cây tre Việt Nam ,Thép Mới viết: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay
thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt
Nam.
Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích (Ngữ văn 6 - Tập II), hình
ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái
hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.

27 tháng 6 2018

Cảm ơn nha

27 tháng 6 2018

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất. ,


 

27 tháng 6 2018

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất. ,

27 tháng 6 2018

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em