K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

giải thích vi sao gọi là chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhấtĐệ nhất Thế chiến hay Thế chiến I, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.

Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới.[5] Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của công nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của không quân và xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này.[6][7] Chiến tranh chiến hào gắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.[8]

Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) với phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Cuộc chiến bắt đầu với Vụ ám sát thái tử Áo-Hung, dẫn đến việc Áo - Hung tuyên chiến với Serbia.[9][10] Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức là Wilhelm II truyền lệnh cho các tướng lĩnh đưa quân tấn công Bỉ, Luxembourg và Pháp, theo kế hoạch Schlieffen.[11] Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận chiến, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong 1 trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử.[12][13] Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị kiệt quệ, dẫn tới sự đại bại của họ trong các cuộc chiến tranh về sau.[14][15] Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đất Pháp.[16] một trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tại Verdun cùng năm đó, khi quân Đức tấn công thành cổ Verdun của Pháp, nhưng không thành công.[17] Tuy nhiên, trận chiến đẫm máu nhất là tại sông Somme (1916), khi liên quân Anh - Pháp đánh bất phân thắng bại với quân Đức[18], trong khi chiến dịch quân sự lớn nhất là Cuộc tổng tấn công của Brusilov, khi quân Nga đánh bại liên quân Áo-Hung và Đức.

Tất cả những đế quốc quân chủ (trừ Đế quốc Anh) đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. Đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga sau cuộc Cách mạng Tháng Mười lật đổ Nga hoàng, trong khi việc Đức bại trận lại tạo điều kiện cho Đức Quốc Xã lên nắm quyền nhờ biết khai thác tâm lý bất mãn của người dân.[5] Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp họ không bị tổn hại gì lớn,[19] vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[20]

Không một nước châu Âu nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này, tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng và những cao trào chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy ở các nước bại trận.[5] Điển hình là tại Thổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong trào cách mạng giải phóng dân tộc rầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Hiệp Ước phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt.[21][22] Nước duy nhất không bị tàn phá mà còn thu được lợi nhuận lớn từ cuộc chiến này là Hoa Kỳ, nó đã tạo điều kiện cho nước này vượt trên các nước châu Âu về kinh tế kể từ sau cuộc chiến.

Trước đây ở các nước nói tiếng Anh dùng từ "Đại chiến" (Great War). Vài thập kỷ sau, tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.[23] Đương thời, nó còn được gọi với cái tên "Cuộc chiến tranh chấm dứt mọi cuộc chiến tranh" (The war to end all wars) bởi quy mô và sự tàn phá khủng khiếp nó gây ra.[24] Chính những vấn đề liên quan tới Hoà ước Versailles 1918 đã khiến cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.[25]

17 tháng 11 2021

Vì đó là 1 cuộc chiến tranh đã sảy ra 2 lần. Cuộc chiến đó rất ác liệt, cả thế giới cùng tham gia vào, không ngoại trừ 1 nước nào. Cuộc chiến tranh đó đã giết hàng triệu người. Thế nhưng, đó chỉ là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, còn cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 còn khốc liệt và chết nhiều người hơn. Truyện này là mình nghe bố mình kể, bó mình có những truyện rất hay và nổi tiếng, cách đây khoảng từ 30 đến 50 năm. Bố mình 40 tuổi, tức là nó còn lớn tuổi hơn cả bố mình. Mình kể 1 số quyển mà mình được nghe, ví dụ như: Muôn năm còn kể, Chiến tranh và hòa bình thế giới, Almanach Những nền văn minh thế giới, những người khốn khổ ....

17 tháng 11 2021

vì những ng giàu muốn chiếm của cải là của riêng

17 tháng 11 2021

sai r bn

Chọn D

@Vũ king

From Trịnh Đức Tiến

HT và $$$

https://loigiaihay.com/ly-thuyet-ai-cap-va-luong-ha-co-dai-lich-su-6-canh-dieu-a89967.html#ixzz7AbAaWQD5

Tham khảo nhé bạn !

1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà

- Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

- Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba-Tư (còn gọi là vịnh Péc-xích).

- Sông Nin ở Ai Cập, sông Ti-grơ và Ơ-phrát ở Lưỡng Hà cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân nơi đây.



undefined

16 tháng 11 2021

Quá trình vượn cổ thành người:

Vượn cổ => Người tối cổ => Người tinh khôn

Tổng cộng có 3 giai đoạn.

răng vượn cổ ở trên 

nhớ tíck

16 tháng 11 2021

mời bạn tham khảo:

Hướng dẫn

 

Chủ nhật vừa qua, em về thăm nội. Em được nội cho một chú chó con rất đẹp.

Em đặt tên cho chó mới này là Pi-lu. Thế là từ hôm đó, Pi-lu ở với gia đình em. Ngày ngày, em chăm sóc rất chu đáo và ngắm nhìn chú không chán. Pi-lu mập mạp, bộ lông màu vàng sẫm. Bốn chân ngắn ngủn lại thêm bộ vuốt trắng ở bốn chân càng làm cho chú đáng yêu hơn. Mới chỉ mấy tuần tuổi, cái đầu của chú còn bé, trông như quả cam tròn trĩnh. Phía trên đầu là đôi tai bé tẹo như hai lá táo, lúc vểnh lên, lúc cụp xuống. Nổi bật trên chiếc đầu xinh xắn ấy là đôi mắt tròn xoe, sáng long lanh như hai hòn bi chai. Còn cái mũi của chú trông rất ngộ, mũi to bằng đầu ngón tay cái người lớn, luôn ươn ướt và mềm mại. Mỗi khi đòi ăn, cái mũi ấy khịt khịt, còn mồm thì há ra để lộ những chiếc răng nhỏ như răng chuột. Khi được cho ăn, chú ve vẩy cái đuôi ngắn của mình như tỏ vẻ mừng rỡ. Cũng cái đuôi ấy khi vui chú thường ngoe nguẩy. Còn lúc buồn, cái đuôi lại thõng xuống như đuôi bê.

Pi-lu thích được ăn ngon, ở sạch và thích được chủ vuốt ve. Mỗi lúc em đi học về, chú thường chạy ra tận cổng đón em, mừng tíu tít. Chú biết người quen kẻ lạ…Người thân của gia đình em đến, chú tỏ vẻ mừng rỡ. Còn người lạ, chú sủa vang cho đến lúc chủ bảo im. Pi-lu thật tình cảm với người nhưng cũng thật nghiêm khắc với lũ chuột. Chẳng con nào bén mảng đến, chú đuổi tới tấp, bọn chuột cũng kinh hồn bạt vía chẳng khác nào chạm trán với mấy chú mèo hàng xóm bên kia. Pi-lu cũng có ích đấy chứ, chú như một cảnh sát viên trong gia đình, biết trông nhà và nghe ngóng để bắt kẻ trộm. Chú thật khôn nên cả nhà ai cũng thích.

Với em, Pi-lu là một người bạn tâm tình. Mỗi khi ăn, em thường không quên chú. Em mong chú lớn nhanh và luôn có ích cho gia đình.

 

Minh Nguyệt