K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

hãy chọn chế độ thoát khỏi phiên làm việc phù hợp với các trường hợp sau tính một bạn anh đã sử dụng máy xong máy tính cá nhân laptop và muốn tắt máy để mang máy tính từ đường về nhà bạn anh nên chọn chế độ tắt máy nào hãy giải thích Lý do vì sao nên chọn như vậyTình huống 2vẫn đang sử dụng máy tính cá nhân để soạn thảo văn bản Nghe nhạc vùng kín thông tin thì mẹ bạn nhà...
Đọc tiếp

hãy chọn chế độ thoát khỏi phiên làm việc phù hợp với các trường hợp sau tính một bạn anh đã sử dụng máy xong máy tính cá nhân laptop và muốn tắt máy để mang máy tính từ đường về nhà bạn anh nên chọn chế độ tắt máy nào hãy giải thích Lý do vì sao nên chọn như vậy

Tình huống 2

vẫn đang sử dụng máy tính cá nhân để soạn thảo văn bản Nghe nhạc vùng kín thông tin thì mẹ bạn nhà chị sang tiệm bách hóa cách đó vài trăm mét để mua chai dầu ăn cho mẹ bạn Tuấn dự tính thời gian đi và về là 7 phút sau khi mua xong bạn vẫn sẽ làm tiếp việc trên máy tính còn đang dang dở bạn Tuấn nên chọn chế độ thoát khỏi phim làm việc nào hãy giải thích Lý do vì sao nên chọn như vậy. Ai nhang mik tik nhưng trong hôn nay vì mik cần gấp

1
9 tháng 11 2022

Bạn ơi, tớ phải nói thật là câu hỏi của bạn có vấn đề như sau:

+Câu hỏi của bạn có một số câu không có hình

26 tháng 10 2018

tính từ

Cao là tính từ.

Chỉ hình dáng

Hk tốt

27 tháng 10 2018

 Từ xưa đến nay, người tài trí luôn được coi trọng, bởi họ có thể giúp ích cho nước nhà. Trải qua các triều đại với nhiều biến cố trong lịch sử, đất nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều người tài giúp ích cho đất nước, giúp nước ta vượt qua khó khăn mỗi khi có quân xâm lược. Trong nhân gian cũng có nhiều câu chuyện kể về người tài, đề cao những người có đức, có tài, trong số đó có truyện Em bé thông minh.

    Ngày xửa, ngày xưa, có một vị vua nổi tiếng là thanh liêm, bình an trị quốc rất giỏi. Một ngày nọ, đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc khắp nơi đều nhòm ngó và muốn tiến quân đánh chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà vua bèn sai cận thần của mình đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua cai trị đất nước. Vị cận thần nghe lời vua dặn, đi khắp nơi để tìm người tài về giúp vua nhưng tìm mãi, tìm mãi mà vẫn chưa thấy có một người nào thông minh, lỗi lạc.

Kể sáng tạo truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em

    Một ngày nọ, vị cận thần đi qua cánh đồng quê, nơi đây chỉ toàn những người nông dân chân lấm tay bùn, lúc đầu ông nghĩ rằng: “Người tài chắc sẽ không hiện hữu ở những nơi như thế này đâu”. Sau đó, ông nhìn thấy hai cha con nhà nông phu đang miệt mài làm ruộng, người cha thì đánh trâu cày còn người con trai khoảng bảy, tám tuổi đang đập đất. Vị cận thần lúc này đã rất chán nản, tuyệt vọng, nhưng rồi ông tự nhủ “Hay là mình cứ thử xem sao, biết đâu điều kì diệu sẽ xảy ra”.

    Ông bèn cất tiếng hỏi:

    – Này lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

    Nghe thấy câu hỏi từ vị cận thần, người cha chỉ biết ngẩn ra, không biết trả lời quan như thế nào vì quá khó. Đúng lúc đó, cậu bé để tóc trái đào nhanh nhảu hỏi lại quan rằng:

    – Thế xin hỏi ông câu này đã: Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

    Viên quan nghe thấy liền sửng sốt, mừng thầm trong lòng. Ông nghĩ rằng cậu bé này chính là người tài mà ông muốn tìm kiếm. Ông bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi vội lên ngựa về tâu với vua.

    Vị cận thần về kể lại câu chuyện cho nhà vua nghe, nhà vua rất mừng rỡ nhưng ông vẫn chưa tin ngay và muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Ngài bèn sai người ban cho làng đó ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, lệnh cho làng đó phải nuôi ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn một năm sau phải nộp đủ, nếu không cả làng phải chịu tội.

    Nhận được lệnh bề trên, cả làng vô cùng lo lắng, rất nhiều cuộc họp làng đã được mở ra để tìm cách giải quyết tình huống nguy nan này nhưng vẫn vô ích. Ngay sau đó, cậu bé nghe được tin này và liền nói với cha rằng:

    – Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

    Người cha nghe con nói vậy rất sợ hãi, vội khuyên can:

    – Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có mà dại dột mà mất đầu đấy con ạ!

    – Cha cứ mặc con, thế nào con cũng lo xong xuôi mọi việc.

    Thấy con quả quyết như vậy, người cha cũng không nói gì thêm, vội ra trình với làng. Dân làng nghe vậy nửa tin nửa ngờ, bắt hai cha con viết giấy cam đoan rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

    Vài ngày sau, hai cha con cũng đến được hoàng cung, cậu bé dặn cha đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào trong rồi lăn ra khóc nức nở. Nghe thấy tiếng khóc, vua sai lính dẫn em bé vào và hỏi:

    – Thằng bé kia! tại sao nhà ngươi lại khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

    Nghe thấy vậy, cậu bé nín khóc, dụi mắt vờ đáp:

    – Tâu đức vua, mẹ con thì chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.

    Nghe cậu bé nói vậy, nhà vua và các quan triều đình đều bật cười, vua đáp:

    – Này nhóc! Mày muốn có em chơi cùng thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được.

    Chỉ đợi nghe câu này của nhà vua, em bé tươi tỉnh đáp:

    – Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

    Vua cười bảo:

    – Ta thử trí thông minh của nhà ngươi đấy thôi. Thế làng các ngươi không biết đem trâu ra giết thịt ăn với nhau à?

    Em bé tươi tỉnh đáp:

    – Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.

    Nhà vua rất hài lòng với cách ứng xử của em bé nhưng vẫn muốn thử tài em một lần nữa. Ngày hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm thì nhà vua cho cận thần đem đến một con chim sẻ, lệnh cậu bé dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé suy nghĩ một lúc rồi chạy đi lấy một cây kim và nói với sứ giả rằng: “Ông cầm lấy cái này, về tâu với đức vua xin rèn cho tôi một con dao thật sắc để xẻ thịt chim”.

    Sứ giả mang cây kim về tâu với đức vua, nhà vua thán phục trí thông minh của cậu bé, thưởng cho hai cha con rất hậu hĩnh. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

    Không lâu sau, có một nước láng giềng muốn chiếm bờ cõi nước ta. Họ sai sứ giả đem sang cho nước ta một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố chúng ta sâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc. Nhà vua thấy vậy bèn triệu tập bá quan văn võ trong triều để tìm cách giải quyết nhưng vẫn không được. Đức vua bèn sai người đi hỏi cậu bé. Khi nghe thấy quan mang dụ chỉ của vua đến, cậu bé chỉ cười và hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang…

    Rồi cậu bé nói với viên quan rằng: “Cứ làm theo cách đó là xâu được ngay”.

    Nghe cậu bé nói vậy, viên quan vội vã về tâu với nhà vua. Vua sai người làm theo những gì cậu bé dặn và đúng là con kiến càng đã sâu được sợi chỉ xuyên qua ruột ốc. Nhà vua và triều đình ai cũng vui mừng, sứ giả nước bạn thì vô cùng thán phục. Sau này, em bé được vua phong làm Trạng nguyên và được ở trong dinh thự hoàng cung tiện cho việc giúp vua bình an trị quốc.

    Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, quan niệm ấy từ xưa đến nay vẫn được chúng ta duy trì và phát huy. Người có trí tuệ sẽ nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, cũng giống như cậu bé trong câu chuyện, thay vì suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được lệnh vua ban thì hãy đặt ra các tình huống tương tự để nhà vua thực hiện. Câu truyện giống như một lời nhắn nhủ đến các nhà lãnh đạo và các thế hệ trẻ của nước ta hiện nay. Để trở thành một người lãnh đạo giỏi, cần phải biết lựa chọn người tài để giúp sức. Còn thế hệ trẻ thì cần phải cố gắng để trở thành những người tài, có ích cho đất nước. Mỗi một cá nhân cần phải rèn luyện cả đức và tài, chăm chỉ học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước.

26 tháng 10 2018

Câu 1  :Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?

Cuộc sống của Người tinh khôn ở buổi ban đầu tuy có khá hơn so với Người tối cổ song họ cũng chỉ mới biết dùng đá để chế tạo công cụ lao động. Công cụ đá, dù được cải tiến không ngừng, không thể đem lại năng suất lao động cao được. Mãi đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, con người mới phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ. 

Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.

Người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn dư thừa. Một số người, do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, đã ngày càng trở nên giàu có. Những người trong thị tộc giờ đây không thể cùng làm chung, hương chung. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

Câu 2 : Vẽ sơ đồ bộ máy chuyên chế cổ đại phương Đông

  Qúy tộc nông dâncông xã nô lệ

Câu 1: Vì sao xã hội nguyên thủy bị tan rã

_Khoảng 400 năm trước công nguyên , con người phát hiện ra kim loại đồng , sắt và dùng kim.loại làm công cụ lao động . 
_Nhờ công cụ bằng kim loại con người có thể khai phá đồng hoang , tăng diện tích trồng trọt , sản phẩm làm ra nhiều , xuất hiện của cải dư thừa . 
_Một số người chiếm hưởng của cải dư thừa , trở nên giàu có , xã hội nhàn hóa thành kẻ giàu người nghèo . 
=> Xã hội nguyên thủy bị tan rã.

Câu 2: Vẽ sơ đồ bộ máy chuyên chế cổ đại phương Đông
Vua Nông dân Công xã Nô lệ Nô lệ

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc:

A. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi.

B. Cây xoài, cây ớt, cây đậu tương, cây hoa hồng, cây dừa.

C. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây xoan.

D. Cây bưởi, cây cà chua, cây cau, cây cải.

Câu 2: Thân cây to ra do đâu?

A. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ.

B. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ.

C. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa thực vật với các sinh vật khác.

A. Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất.

B. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.

C. Thực vật rất đa dạng, phong phú.

D. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm trước các kích thích của môi trường.

Câu 4: Mạch rây và mạch gỗ ở cây có chức năng:

A. Mạch gỗ vận chuyển chất hữu cơ, mạch rây vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

B. Vận chuyển chất hữu cơ

C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ, mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

D. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

Câu 5: Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ:

A. Cây dong ta, cây giềng, cây gừng, cây cải       .

B. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ.

C. Cây gừng, cây nghệ, cây dong ta, cây cỏ tranh.       

D. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt, cây cà chua.

Câu 6: Đặc điểm của rễ móc là

A. rễ phình to.

B. rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

C. rễ cây mọc ngược lên trên mặt đất do cây sống trong điều kiện thiếu không khí.

D. rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.

II. Phần tự luận (7 điểm).

Câu 7 (2 điểm).

          Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Thế nào là cây một năm và thế nào là cây lâu năm? Cho ví dụ?

Câu 8 (2 điểm).

a. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?

b.  Kể tên những bộ phận chính của thân cây mà chúng ta đã học.

Câu 9 (3 điểm): Cho đoạn văn dưới đây:

          Dác và ròng.

          Cưa ngang một thân cây gỗ già, thấy rõ hai miền gỗ khác nhau:

Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.

          Quan đoạn văn trên và kiến thức hiểu biết bản thân trả lời các câu hỏi sau:

a. Trong thực tiễn người ta chọn phần dác hay phần ròng để đóng đồ như: Bàn, ghế, làm nhà, làm cửa....? Tại sao?

b. Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Tại sao?



TÍCH TỚ NHA

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

Câu 1. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là gì?

A. Bào quan                             B. Tế bào                  C. Mô                              D. Các cơ quan

Câu 2. Loại tế bào nào trong cơ thể thực vật có khả năng phân chia?

A. Mô mềm                              B. Mô cứng               C. Mô phân sinh               D. Bào quan

Câu 3. Rễ cọc gồm:

A. Rễ cái và các rễ con

B. Rễ con mọc ra từ gốc thân.

C. Các rễ từ cành đâm xuống đất

D. Rễ chồi lên mặt đất.

Câu 4. Rễ gồm mấy miền:

A.1                                         B.2                             C.3                                     D.4

Câu 5. Tại sao ở một số lá, mặt trên của lá có mầu sẫm hơn mặt dưới:

A. Mặt trên ít lỗ khí hơn

B. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn.

C. Tế bào thịt lá mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn

D. Tế bào thịt lá mặt dưới chứa nhiều diệp lục hơn

Câu 6. Thân dài ra do đâu?

A. Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

B. Do sự phân chia tế bào ở mô mềm.

C. Do sự phân chia tế bào ở mô cứng.

D. Do sự phân chia tế bào ở chồi ngọn.

Câu 7. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn cây mọng nước.

A. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.

B. Cây xoài, cây cóc, cây xương rồng.

C. Cây mít, cây nhãn, cây ổi.

D. Cây cành giao, cây cóc, cây hành.

Câu 8. Cấu tạo trong của phiến lá gồm:

A.Thịt lá, ruột, vỏ

B. Bó mạch, gân chính, gân phụ

C. Biểu bì, thịt lá, lỗ khí.

D. Biểu bì, gân lá, thịt lá.

Câu 9. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể lại phải thả thêm các loại rong?

A. Vì làm thức ăn cho các.

B. Vì làm bể cá đẹp.

C. Vì rong sẽ lấy nước và tạo khí cacbônic

D. Vì rong tạo ra khí ôxi cung cấp cho cá hô hấp.

Câu 10. Cây nào sâu đây là cây lá đơn:

A. Cây mồng tơi          B. Cây me              C. Cây phượng                      D. Cây hoa hồng

Câu 11. Phương pháp nhân giống cây trồng nhanh và tiết kiệm nhất là:

A. Chiết cành.

B. Ghép cành

C. Giâm cành.

D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 12. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là:

A. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, lá.

B. Sinh sản bằng rễ củ, lá.

C. Sinh sản bằng thân bò, rễ củ, lá.

D. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.

B/ TỰ LUẬN:

Câu 1. Thế nào là quá trình quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ)

Câu 2. Có những loại biến dạng nào của lá? Chức năng của mỗi loại biến dạng là gì? (2đ)

Câu 3. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa kết quả? (1,5đ)

Câu 4. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1,5đ)



TÍCH TỚ NHA

26 tháng 10 2018

bạn có cần thông minh không

26 tháng 10 2018

đáp án :

Bạn chỉ cần vận dụng đầu óc 

nhưng tùy theo câu

Học tốt

nha

TÍCH TỚ NHA

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO :

  • Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội :
    • Những người lao động nghèo khổ và bị áp bức luôn yêu thương nhau và nhận được sự giúp đỡ, “ở hiền gặp lành”
    • Kẻ thống trị và cường quyền tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và trừng trị thích đáng.
  • Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
  • Thông qua truyện, dân gian cũng gửi gắp thông điệp: mỗi người cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng, nuôi dưỡng tài năng và trí tuệ của mìnH.
26 tháng 10 2018

Chúng ta đã được học, được nghe kể nhiều truyện cổ tích Việt Nam về những nhân vật có tài năng kì lạ như truyện Thạch Sanh, truyện Em bé thông minh... Loại truyện này cũng được kể, được ghi lại ở nhiều nước trên thế giới. Truyện Cây bút thần là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của câu chuyện là cậu bé Mã Lương nhà nghèo nhưng có tấm lòng nhân hậu, thương yêu dân nghèo, căm ghét bọn bất lương, độc ác. Em có tài năng hội hoạ kì lạ, một phần do chính năng lực của mình, một phần được thần linh giúp đỡ. Tương tự với tài năng, dũng khí của Thạch Sanh, trí khôn của em bé thông minh trong cổ tích Việt Nam, tài năng và tấm lòng của em bé Trung Quốc ấy luôn hướng về nhân dân, làm theo ý nguyện người dân, chứ không theo ý bọn thống trị. Nói khác đi cây bút của Mã Lương đã giúp người lương thiện, một cách chân tình, chống kẻ tham tàn một cách kiên quyết.

1. Cây bút tích tụ công sức con người và phép nhiệm màu của thần linh Vào đầu câu chuyện, chúng ta bắt gặp em bé thông minh tên là Mã Lương. Cảnh ngộ gia đình em thật khốn khổ. Cha mẹ mất sớm, em sống tự lực bằng những công việc lao động vất vả : chặt củi, cắt cỏ kiếm ăn hằng ngày. Nhà nghèo đến nỗi, Mã Lương không có tiền để mua một chiếc bút. Vậy mà em lại yêu thích môn vẽ, rất chăm học vẽ. Em học vẽ trong lao động, tập vẽ ở bất cứ chỗ nào. Trong nhà em "bốn bức tường dày đặc các hình vẽ". Nét vẽ của em tiến bộ dần dần. Em vẽ chim, người ta tưởng như sắp được nghe tiếng chim hót, vẽ cá ngỡ như trông thấy cá đang bơi lội. Nói khác đi, nhờ năng khiếu, trí thông minh và tinh thần say mê rèn luyện, bàn tay người hoạ sĩ như có hồn, hay chính người hoạ sĩ đã thổi hồn vào các tác phẩm của mình. Em vẽ bằng gì ? Nghèo, không đủ tiền mua bút, Mã Lương dùng những công cụ lao động thay bút. Khi thì lấy que củi vạch xuống đất, lúc nhúng ngón tay vào nước vẽ trên mặt nước, vẽ trên tường. Không có bút mà nét vẽ của Mã Lương sinh động, tài hoa như thế. Nếu có cây bút trong tay... Nhiều đêm Mã Lương mơ ước có một cây bút. Và kì diệu thay, tài năng, khát vọng của người hoạ sĩ tí hon dã thấu lòng trời. Hoạ sĩ được thần tặng cho cây bút, "cây bút bằng vàng sáng lấp lánh". Từ đây, Mã Lương thực sự trở thành một hoạ sĩ tài năng. Cây bút của Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh, hót líu lo, vẽ cá, cá trườn xuống sông bơi lượn tung tăng. Như vậy, tài năng hội hoạ của Mã Lương là sự hoà hợp trí tuệ, cồng sức của con người với phép màu của thần linh. Nếu Mã Lương không có thực tài, không khổ công học tập, rèn luyện, chắc rằng thánh thần không cho bút. Và cây bút vàng kia phải chăng là một phần thướng xứng đáng cho người học trò có tài và có chí. Hai yếu tố : con người và thần linh, nội lực và sự giúp đờ của bên. ngoài hài hoà với nhau, tạo nên "cây bút thần". Cây bút thần chỉ có phép màu khi Mã Lương vẽ, còn những kẻ khác dùng bút thì... phép màu tiêu tan... Câu chuyện cứ đan xen sự thật với yếu tố thần kì, vừa gắn với tài vẽ của nhân vật trong truyện, vừa gợi cho người nghe, người đọc những bài học thấm thìa về tài năng và quá trình rèn luyện để thành tài... 2. Cây bút giúp đỡ người lương thiện Sau khi có bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. "Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn...". Những tác phẩm hội hoạ Mã Lương vẽ tặng dân làng không phải là thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc, châu báu mà là cái cày, cái cuốc, cây đèn, cái thùng,... Điều này không phải vô cớ ! Chàng hoạ sĩ không vẽ của cải vật chất có sẩn để hưởng thụ mà vẽ các công cụ cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc gạo, nhà cửa và các của cải khác. Vẽ tặng những bức tranh "cái cày, cái cuốc" như thế, Mã Lương như ngầm nói với dân làng rằng : của cải mà chúng ta hưởng thụ phải do chính bàn tay, khối óc của chúng ta làm ra, sự giúp đỡ chỉ là phương tiện hỗ trợ phần nào mà thôi. Cây bút của Mã Lương vừa mang sức mạnh kì diệu của thần linh vừa thấm đẫm sắc màu, đường nét của tấm lòng, trí tuệ con người. Rất thương dân làng mình nghèo khổ thiếu thốn, nhưng Mã Lương không chiều họ, tặng họ của cải ăn sẵn. Chàng đã nhắc nhở họ phải cầm lấy cày đi cày ruộng, cầm lấy cuốc mà cuốc vườn, không nên lười biếng, ỷ lại. Việc vẽ tranh tặng dân làng của Mã Lương gợi chúng,ta nhớ một câu nói cửa miệng, cũng là một thái độ ứng xử đúng đắn của nhân dân ta : "Tôi không cho anh con cá để anh ăn sẵn mà tặng anh cái cần câu để anh tự đi câu cá mà ăn". Cây bút thần và bàn tay người hoạ sĩ Mã Lương kì diệu và sáng suốt làm sao ! 3. Cây bút chống kẻ tham tàn Tài năng, tấm lòng của Mã Lương được truyền tụng khắp vùng. Người tốt thì ngợi khen, quý trọng. Kẻ xấu ắt nảy lòng ghét ghen, ham muốn. Mã Lương và cây bút thần phải đối mặt với kẻ ác. Trước hết là đối với tên địa chủ trong làng. Hắn đã bắt Mã Lương về nhà, ép vẽ theo ý của hắn. Mã Lương quyết không làm theo. Hắn giam Mã Lương nhằm hãm hại em. Nhưng, cây bút và sự thông minh đã giúp Mã Lương trốn thoát. Cuộc thử thách tài năng và ý chí đối với Mã Lương mỗi lúc một tăng lên. Lúc đầu, cây bút nằm im tỏ thái độ bất khuất. Nhưng rồi, câv bút vẽ lò sưởi, vẽ bánh, vẽ thang để bảo vệ và giải thoát cho Mã Lương. Đến lúc nguy hiểm nhất "bút thần" đã "biến" thành ngựa, cung, tên tiêu diệt tên địa chủ. Thế là, những bức tranh vốn lành hiền bỗng hoá thành vũ khí. Ngòi bút và tài năng của người hoạ sĩ linh hoạt, sắc nhọn như gươm giáo, vừa bảo vệ người lương thiện vừa chống lại kẻ độc ác tham lam. Tiếp sau tên địa chủ, Mã Lương phải đôi mặt với nhà vua. Lần này, đối thủ của người hoạ sĩ tí hon có uy quyền lớn hơn, lớn nhất nước và lòng tham, sự tàn ác cũng lớn hơn, lớn không ai sánh kịp. Cuộc đấu trí của Mã Lương căng thẳng, phức tạp hơn. Do đó mưu mẹo, trí khôn của Mã Lương cũng khéo léo và sáng suốt hơn. Hiệp đấu thứ nhất : Mã Lương làm ngược lại ý nhà vua. Vua bắt vẽ rồng, em vẽ con cóc ghẻ. Vua bắt vẽ phượng, em vẽ con gà trụi lông. Hai con vật đó vừa xấu vừa bẩn "nhảy nhót tứ tung bện cạnh nhà vua", như giễu cợt, trêu lức nhà vua. Hiệp thứ hai : Mã Lương bị hạ ngục, bút rơi vào tay vua. Thay Mã Lương, bút chống lại vua. Lòng tham của vua mỗi lúc một dâng cao thì "bút thần" cũng "đánh trả" mỗi lần thêm mãnh liệt. Vua vẽ núi vàng, núi vàng thành tảng đá nặng từ "đính núi lăn xuống, suýt đè gãy chân vua". Vua vẽ một thỏi vàng dài không biết bao nhiêu thước thì thỏi vàng thành "con mãng xà dài, miệng há hốc, đỏ lòm, đang bổ lại phía hắn"... Hiệp thứ ba, Mã Lương và "bút thần" đấu dịu hơn, nhưng lại tinh khôn và kiên quyết hơn. Em nhận vẽ theo ý muốn của nhà vua. Đầu tiên, em vẽ biển, "biển rộng mênh mông, xanh biếc". Tiếp sau, em vẽ cá, rồi vẽ thuyền, vẽ gió. Cả ba thứ ấy đều thoả mãn lòng ham ìnuốn của nhà vua. Nhưng tên vua ấy đâu chỉ ham muốn chừng mực như người khác. Hắn luôn mang thói hợm hĩnh, kì quái, luôn có những ham muốn cực đoan và đòi hỏi người khác phải chiểu theo ý mình. Vâng, Mã Lương đã "chiều" theo ý vua. Em vẽ gió và sóng để đẩy thuyền vua ra khơi. Rồi theo lệnh vua "cho gió to thêm một tí", cây bút của Mã Lương "đưa thêm mấy nét... tô thêm nhiều nét bút nữa... tiếp tục vẽ những đường cong lớn...". Từng nét, từng đường, từng mảng màu từ ngòi bút của Mã Lương trút xuống bức tranh biển cả, đồng thời đánh thức từng ngọn gió, từng con sóng... Từ ngọn gió nhỏ, con sóng lăn tăn, dần dần biến thành dông tố, sóng cồn. Gió mạnh nổi lên, biển động dữ dội. Càng về sau, ngòi bút của Mã Lương càng vung mạnh. Lòng em sôi sục căm hờn. Sóng gió và biển đã nổi giận cùng với em..."Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm,...". Kết quả là : cả tên vua lẫn quần thần bị nhấn chìm trong biển cả,... Hình ảnh cuối của truyện "Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ" đẹp như vị thiên sứ trời sai xuống để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí. Và để thực hiện công lí, chàng hoạ sĩ tí hon vừa được trời giúp đỡ vừa có trí thông minh, bền bỉ rèn luyện tài năng và lòng dũng cảm, ý chí kiên cường quyết không đội trời chung với kẻ ác, cái ác. Câu chuyện kết thúc có hậu. Sau thắng lợi rồi, Mã Lương lại trở vể làm một người bình thường, gắn bó với ruộng đồng, tiếp tục sứ mệnh vinh quang, đem bút thần giúp đỡ người lương thiện. Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Cây bút thần và bàn tay vẽ của Mã Lương có một khả năng và sức mạnh kì diệu vừa là chi tiết tưởng tượng, thần kì vừa chứa đựng yếu tố hiện thực. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghê thuật. Hội hoạ nói riêng, các bộ môn khác như văn thơ, âm nhạc,... phải biết hướng về nhân dân giúp người lương thiện chống kẻ tham tàn thì nghệ thuật ấy mới có sức mạnh, có khả năng thần kì. Câu chuyện cũng thể hiện ước mơ của nhân dân về những khả năng kì diệu của con người để giúp cho người lương thiện đối phó với bọn bất lương hằng ngày theo dõi hãm hại con người. Truyện vẻ một cây bút lặng lẽ mà cất lên bao lời nhắn gửi thiết tha, không chỉ gửi tới người nghe, người đọc bình thường mà tới cả các nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ,... tài danh nữa đấy!. 

nhớ nhé bn ơi

k mk nha

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

 Nói về văn hóa thới cổ đại thì rất rộng lớn vì có rất nhiều nền văn minh cũng như những thành tựu đặc sắc cho mỗi thời kỳ và mỗi nên văn minh đó: 
-------------->>>>>>>>>>Phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. 
Phương Tây: Hi Lạp, Rô-ma. 
<<<<<<<<<<<<<<<<----------------------... 
+Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… 
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. 
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. 

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v... 
+Về chữ viết, chữ số: 
CHỮ TƯỢNG HÌNH AI CẬP 
BẢNG CHỮ CÁI LATINH 
Chữ số Ai Cập 
=16 
=143 
1 2 3 
10 
100 
1000 
+Về chữ viết, chữ số: Chữ tượng hình, chữ theo mẫu a,b,c, chữ số. 
Về các khoa học: toán học, vật lí, lịch sử. 
Về các công trình nghệ thuật: 
KIM TỰ THÁP 
VƯỜN TREO BA-BI-LON 
Đền Pac-tê-nông 
Đấu trường Cô-li-dê 
+các nhà khoa học 
Ac-si-met 
Pi-ta-go 
Hê-rô-đốt 
Hô-me

TÍCH TỚ NHA

Bài làm

A. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

B. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

C. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

# Chúc bạn học tốt #

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

Bài làm

Mở bài:

+ Hiện nay trong xã hội xuất hiện nhiều ngôi sao trong nhiều lĩnh vực như ca hát, khiêu vũ, điện ảnh khiến cho giới trẻ vô cùng yêu thích

+ Đa số các ngôi sao đều có tài trong một lĩnh vực nào đó và có ngoại hình rất đẹp, nên thu hút các khán giả đặc biệt là các bạn trẻ vốn là những người dễ bị lôi kéo.

Thân bài:

– Thần tượng là gì? Theo nghĩa đen thì thần tượng chỉ một pho tượng thần thánh được nhiều người tôn sùng.

– Theo nghĩa bóng thần tượng chỉ một con người bằng xương bằng thịt nhưng được nhiều người yêu mến tôn sùng, mà sự yêu mến này thường hướng tới chân, thiện, mỹ

– Thần tượng có vai trò tích cực trong việc định hướng xã hội bởi nếu một thần tượng tốt sẽ giúp các fan (người hâm mộ) của mình đi theo hướng tích cực từ trang phục, thẩm mỹ, bản lĩnh sống…

– Thần tượng cũng có sự tiêu cực bởi nếu một người có lối sống không lành mạnh, phong cách thời trang lố lăng, hở hang… thì sẽ khiến người hâm mộ của mình học hỏi theo và trở thành trào lưu xấu cho xã hội.

– Cách ứng xử với thần tượng sao cho đúng: Hiện nay nhiều bạn trẻ đang trở thành “fan cuồng” cho thần tượng của mình. Các bạn trẻ là lứa tuổi dễ bị kích đông, lôi kéo đã yêu ai là yêu hết mình tìm mọi cách để bắt chước biến mình giống như thần tượng của mình.

– Cần phải lựa chọn bởi thần tượng cũng là một con người mà đã là người thì không ai hoàn hảo “ mười phân vẹn mười” sẽ có những điều đúng và sai, do vậy người hâm mộ cần lựa chọn điều đúng để học hỏi theo.

– Nhiều bạn trẻ chạy đua theo thần tượng bỏ ăn, bỏ học, bỏ nhà để được gặp thần tượng của mình, điều này thật sự không nên.

– Cần có cái nhìn đúng đắn về thần tượng bởi việc quá ái mộ một ai đó tới mức mờ lý trí thì sẽ thật nguy hiểm.

Kết luận

– Một xã hội lành mạnh là một xã hội có khả năng sản sinh ra những thần tượng đúng nghĩa giúp xã hội ấy phát triển theo hướng “ chân, thiện, mỹ” bởi một thần tượng phải luôn biết vai trò của mình, mình được rất nhiều người đang dõi theo yêu mến, có tác động đến rất nhiều con người.

– Giáo dục là biện pháp hàng đầu và tốt nhất để dìu dắt các bạn trẻ hướng tới những giá trị sống tích cực, tìm cho mình những thần tượng tích cực đúng nghĩa. Giáo dục còn giúp các bạn có cách ứng xử đúng đắn nhất với thần tượng của mình.

TÍCH TỚ NHA

Bài làm

I. Mở bài

Hôm nay em được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc, buổi biểu diễn của ca sỹ Noo Phước Thịnh một trong những nam ca sỹ được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay.

II. Thân bài

Trước buổi biểu diễn

– Không khí biểu diễn thật sôi động, những ánh đèn màu sáng lấp lánh.

– Có rất nhiều khán giả đến xem, chủ yếu là những bạn lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Từng nhóm tụ tập lại với nhau, cũng có những gia đình đi xem.

Trong buổi biểu diễn

– Ca sỹ Noo Phước Thịnh xuất hiện thật bảnh bao và trẻ trung.

– Sự xuất hiện nhận được sự hoan nghênh nhiệt tình và nồng nhiệt từ khán giả.

– Anh ấy mặc bộ quần áo rất trẻ trung đúng với phong cách.

– Từng bài hát quen thuộc được vang lên trong sự cổ vũ từ khán giả.

Sau buổi biểu diễn

– Những bài hát kết thúc là lúc khán giả giao lưu với ca sỹ.

– Nhiều bạn trẻ xin chữ ký và chụp hình cùng thần tượng.

– Ca sỹ vui vẻ ký tặng nhiều fan hâm mộ và những người yêu mến.

– Ca sỹ rời đi trong sự tiếc nuối của nhiều người trong đó có em.

III. Kết bài

– Em là người hâm mộ và rất vui khi được xem thần tượng biểu diễn.

– Ca sỹ Noo Phước Thịnh là một trong những ngôi sao sáng của nền âm nhạc nước nhà.

– Đối với em đây là một trong những buổi xem ca nhạc rất đáng nhớ.

# Chúc bạn học tốt #