K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2021

bn làm đúng rồi

19 tháng 10 2021

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

 Trong bài thơ “Lượm”, người đọc rất ấn tượng trước hình ảnh của chú bé liên lạc được miêu tả trong hai khổ thơ sau:                                                         “Chú bé loắt choắt                                                          Cái xắc xinh xinh                                                          Cái chân thoăn thoắt                                                          Cái đầu nghênh...
Đọc tiếp

 Trong bài thơ “Lượm”, người đọc rất ấn tượng trước hình ảnh của chú bé liên lạc được miêu tả trong hai khổ thơ sau:
                                                         “Chú bé loắt choắt

                                                          Cái xắc xinh xinh

                                                          Cái chân thoăn thoắt

                                                          Cái đầu nghênh nghênh

 

                                                         Ca lô đội lệch

                                                         Mồm huýt sáo vang

                                                         Như con chim chích

                                                         Nhảy trên đường vàng

                                                        

                                                        - Cháu đi liên lạc

                                                        Vui lắm chú à

                                                        Ở đồn Mang Cá

                                                        Thích hơn ở nhà”

                                                                (Theo Sách tiếng Việt lớp 2, Nhà xuất bản Giáo dục)

 

   1. Văn bản trên được viết bằng thể thơ nào? Dấu hiệu nào cho thấy đây là một bài thơ?

   2. Em hãy liệt kê các từ láy có trong  hai khổ thơ trên và giải nghĩa 1 từ trong số các từ láy em tìm được.

   3. Tìm phép tu từ điệp ngữ và so sánh có trong hai khổ thơ trên và nêu tác dụng.

   4. Chỉ ra những câu thơ có yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.

0
19 tháng 10 2021

Tạ Duy Anh là một cái tên quen thuộc đối với bạn đọc yêu văn chương, với các bút danh: Chu Quý, Lão Tạ, Quý Anh… Ông tên thật là Tạ Viết Đãng, sinh năm 1959, tại làng Đồng Trưa (tên chữ là Cổ Hiền, sau đổi thành An Hiền), xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ (nay là huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)

19 tháng 10 2021
Tạ Duy Anh sinh năm 1959 ở huyện Chương Mỹ Hà Tây
19 tháng 10 2021

có nhưng phải 2 ngày mới viết xong

mà hỏi làm gì

20 tháng 10 2021

mìfnh làm đề 2 nhé bạn:

                                                                                                                                            Hà Nội,ngày 20 tháng 10 năm 2021

Chị Quỳnh Anh yêu quý

Đã ba tháng rồi,em và chị chưa được gặp nhau kể từ khi mẹ em đòn em xuống Hà Nội.Trong lúc nghĩ đến chị,em chợt nhớ ra hôm nay là sinh nhật chị nên em viết bức thư này thay quà tặng chị nhé.

Chị ơi, dạo này ông bà ngoại có khỏe ko ạ? Bố mẹ chị vẫn đi làm bình thường chứ ạ?Ở đây,bố mẹ em vẫn làm việc ở nhà vì tình hình dịch bệnh Covid - 19 vẫn rất phức tạp.Hôm trước,em nghe mẹ nói rằng năm học này,chị được học lớp chọn,em mừng cho chị nhiều lắm.Ở lớp mới,chị đã quen với các bạn chưa?Thật là thích khi được đi học ở trường đúng ko chị?Còn em thì chị biết rồi đó,em vẫn phải học online qua ứng dụng Zoom meeting.Tuy vậy, không khí học tập trong lớp em vẫn rất sôi nổi.Cô giáo giảng bài rất tận tâm,nhiệt tình.Các bạn thì hăng hái phát biểu.Em sẽ cố gắng học thật tốt.Chị em mình cùng thi đua nhéÀ

    À chị ơi,hôm nay sinh nhật chị có tổ chức tiệc ko ạ?Chị còn nhớ năm ngoái ko?Sinh nhật chị đúng vào cuối tuần nên em đã được về quê dự đấy.Chị vãn giữ con gấu bông em tặng chị năm ngoái chứ ạ?Năm nay em ko về dự sinh nhật chị được,thật là tiếc.Hẹn chị năm sau nhé.Em chúc chị sinh nhật vui vẻ

Cho phép em dừng bút tại đây.Nhận đươc thư em,chị hồi âm cho em ngay nhé.Nhớ chị nhiều

                                                                                                                                                                 Em gái của chị

                                                                                                                                                           Đồng Thị Ngọc Linh

19 tháng 10 2021
Viết thư nha mấy bạn
19 tháng 10 2021

a)a)

- Các quận ở Hà Nội : Ba Đình , Long Biên , Cầu Giấy , Đống Đa , Hoàn Kiếm , Hà Đông , Hai Bà Trưng , Tây Hồ ,....

- Các huyện ở Hà Nội : Ba Vì , Gia Lâm , Mê Linh , Sóc Sơn , Đông Anh , Chương Mỹ , Thanh Trì , Thanh Oai ,...

- Thị xã ở Hà Nội : Sơn Tây .

b)b)

- Các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở Hà Nội :

+ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh .

+ Chùa Một Cột .

+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám .

+ Tháp Rùa - Hồ Hoàn Kiếm .

+ Cầu Long Biên .

+ Đền Ngọc Sơn ...

~ Chúc bạn học tốt ~ 

20 tháng 10 2021

cảm ơn

19 tháng 10 2021

TL: ( Tham khảo ) 

Tác phẩm "Qua Đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi Qua Đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua Đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ.

Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề:

“Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn "bóng xế tà", nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều. Bao giờ cũng vậy, trong thi ca trung đại, "bóng xế tà" luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ "chen" nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng.

Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như "lom khom" , "lác đác" và các chỉ từ "vài" , "mấy" làm không gian trở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, và mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao trùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hiu quạnh và vắng vẻ.

Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên dịu vợi. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà.

Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân:

“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao trùm lên mọi cảnh vật"một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất.

Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.

~HT~

“(1) Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. (2) Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. (3) Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh, đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. (4) Bốn mùa Hạ Long, mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi,...
Đọc tiếp

“(1) Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. (2) Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. (3) Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh, đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. (4) Bốn mùa Hạ Long, mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời, màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.” 

(Vịnh Hạ Long – Thi Sảnh) 

a. Hãy liệt kê các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn trên.
b. Hãy chỉ ra những câu ghép trong đoạn văn. 
c. Xác định thành phần chủ ngữ, thành phần vị ngữ trong một câu ghép vừa tìm được. 

d. Có thể thay thế từ “rạng rỡ” bằng từ “rực rỡ” không? Vì sao? 
 Viết một câu văn có sử dụng từ “rạng rỡ” và “rực rỡ”. 

0