K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2018

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ, k nha

6 tháng 5 2018

liệt kê các thành phần trong vị ngữ

6 tháng 5 2018

Đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

6 tháng 5 2018

dấu ngoặc kép đâu bn?

6 tháng 5 2018

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A

Dám

B

Không

C

Mừng

D

Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

A

Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B.

Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.

C.

Đêm đó chị ngủ yên.

D

Đêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm.Taybê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.

Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

D.

Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.

Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B.

Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

C.

Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.

D.

Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.

Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.

D.

Bà Nguyễn Thị Định  rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.

Câu hỏi.

B.

Câu cầu khiến.

C.

Câu cảm.

D.

Câu kể.

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm) 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)

(đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;

Kiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)


 

6 tháng 5 2018

 I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)

 Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

– Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

………………………………………………………………………….

2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

ADám
BKhông
CMừng
DSợ

3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ?

AChị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B.Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
C.Đêm đó chị ngủ yên.
DĐêm đó chị ngủ đến sáng.

4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

  
C.Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
D.Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

5: Vì sao chị Út muốn thoát li ?

A.Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
B.Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
C.Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.
D.Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi.

6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

  
C.Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.
D.Bà Nguyễn Thị Định  rất dũng cảm.

7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?”

A.Câu hỏi.B.Câu cầu khiến. 
C.Câu cảm.D.Câu kể. 

8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì?

A.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C.Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D.Ngăn cách các vế trong câu đơn.

9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ?

10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;

II. Kiểm tra viết:

1. Chính tả nghe – viết: (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).

2. Tập làm văn:  (25 phút)

Em hãy tả người bạn học mà em thân thiết nhất.

6 tháng 5 2018

5 bọn mày thích chiến thì cứ bước vào đê,tuy ko phải đầu gấu nhưng cả team luôn được bảo kê 

6 tháng 5 2018
Tuy Đúng không k nha
6 tháng 5 2018

2.Tả người thân trong gia đình (tả mẹ là được ưu tiên )

Bài làm

Lúc nhỏ bà thường hay dạy em phải thương yêu mẹ vì mẹ là người hi sinh vì em nhiều nhất. Lớn lên em mới hiểu người mà em yêu thương nhất cũng chính là mẹ.

Em thuộc rất nhiều bài hát và bài thơ ca ngợi mẹ nhưng có lẽ không thể nói hết những tình cảm mà mẹ dành cho em. Ngày trước khi mẹ là một cô giáo trẻ trung và xinh đẹp. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng lại sở hữu dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh và dáng đi nhẹ nhàng. Mái tóc mẹ dài mượt mà như những cô tiên trong truyện cổ. Em cứ ngắm mãi ảnh cưới của mẹ với cha ngày trước. Mẹ cười xinh xắn khoe chiếc cằm chẻ duyên dáng và đôi đồng điếu. Ba nói với em ngày trước cũng vì đôi đồng điếu này mà ba có có cảm tình với mẹ ngay cái nhìn đầu tiên. Thế mà cô tiên trẻ trung của em lại trở thành một người mẹ giản di, bình thường. Ngày sinh em ra mẹ phải nghỉ việc đi dạy, công việc mẹ rất yêu thích để chăm sóc em. Em hay ốm nên không thể nhờ ai chăm hộ. Ba đi làm cả tuần mới về, mẹ gồng gánh mọi chuyện. Thế nên chỉ vài năm mẹ đã già đi rất nhiều. Bây giờ nhìn mái tóc ngắn ngang vai em thấy thương mẹ vô cùng. Trán mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, đôi mắt quầng đen vì nhiều đêm thức trắng. Gương mắt trắng trẻo ngày xưa giờ trở nên xanh xao và có nhiều vết nám. Mẹ không có thời gian để chăm sóc cho bản thân vì phải chăm lo cho hai con và cả gia đình. Duy chỉ có nụ cười tươi là không thay đổi. Mẹ vẫn giữ tính lạc quan nên mọi người rất thích bên cạnh mẹ. Dù có khó khăn mẹ vẫn cười và động viên mọi người cố gắng.

Mẹ là người phụ nữ gia đình và làm nội trợ nhưng em luôn tự hào về mẹ. Ai quan tâm đến mẹ mình sẽ hiểu được người nội trợ rất quan trọng và không có công việc nào cao cả hơn thế. Nếu không nhờ bàn tay chăm sóc của mẹ, ông bà em đã không khỏe mạnh thế. Ba cũng không yên lòng để đi công tác. Hai chị em em không thể lớn khôn và đầy đủ. Mẹ không thích nói lời ngọt ngào nhưng lại sống rất tốt bụng. Mẹ sẵn sàng giúp đở người khác mà không cần họ trả ơn. Cạnh nhà em có một gia đình nghèo, hai cô chú ấy phải đi làm suốt ngày để nuôi con. Đứa bé chưa lên 1 tuổi đã phải xa mẹ. Mẹ em hiểu cô chú ấy không có nhiều tiền đểu gửi con nên nhận giữ và chăm sóc bé ấy mà không lấy bất cứ khoản tiền nào. Cô chú biết ơn mẹ và rất kính trọng mẹ.

Mẹ là món quà quý báu nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Em không thể nói hết tình cảm và sự biết ơn em dành cho mẹ. Em chỉ biết hứa với bản thân là ngoan ngoãn, cố học để khiến mẹ mãi vui như bây giờ.

6 tháng 5 2018

1. Tả cô giáo

Trong cuộc đời của mỗi người, ta sẽ gặp những người mà có lẽ ta không thể nào quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Tôi cũng vậy, tôi có một người giáo viên luôn tồn tại trong trái tim tôi, cô giáo chủ nhiệm của tôi.

Cô giáo tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, là một nhà giáo luôn tận tâm và hết mình với nghề. Cô không cao lắm, dáng người cô hơi gầy. Cô có làn da hơi nâu sạm mà khỏe khoắn. Mái tóc cô đen óng, mượt mà, dài đến ngang gáy, ôm lấy khuôn mặt trái xoan, cân đối. Đôi mắt coi sáng ngời như vầng sao, ẩn hiện sau làn mi cong, đen láy. Nơi khóe mắt cô đã dần xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, phải chăng đó là dấu hiệu của những năm tháng cô cống hiến hết mình cho nghề, cho học sinh thân yêu của mình. Đôi môi mỏng, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện với học trò, với mọi người xung quanh. Mỗi khi cô cười, sau làn môi lại là hàm răng trắng đều như sứ, cùng đôi má lúm đồng xu nhỏ ẩn hiện nơi cánh môi, khiến cô càng duyên dáng, gần gũi với học sinh.

Cô ăn mặc không quá cầu kì, ngày ngày đến lớp, cô chỉ mặc áo sơ mi, quần âu giản dị, đôi khi vào dịp lễ, cô mới diện những bộ váy, áo dài rực rỡ. Nhưng dù cô mặc trang phục gì, trong mắt tôi, cô vẫn luôn tỏa sáng, xinh đẹp. Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng. Mỗi khi giảng bài, giọng nói cô như thu hút chúng tôi chú ý, đắm chìm vào trong từng bài giảng.
Cô ít khi trách mắng học sinh bao giờ mà thường chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Mỗi khi phải nặng lời với học trò, đôi mắt cô thường buồn bã, giọng nói cô đầy u sầu, có lẽ cô cũng đau lòng lắm, những lúc như vậy, chúng tôi thường cảm thấy có lỗi với cô và thương cô nhiều lắm. Cô luôn không quản thời gian, vất vả để truyền đạt kiến thức cho chúng tôi, chỗ nào không hiểu hay có bài tập nào khó, cô đều sẵn sàng hướng dẫn cho chúng tôi cách làm bài. Có lẽ, niềm hạnh phúc của cô chính là được nhìn lũ học trò thơ ngây ngày một trưởng thành, tiếp thu được tri thức. Với cô phải chăng như vậy là quá đủ.

Cứ mỗi chuyến đò qua sông, người lái đò lại quay trở lại, tiếp tục những chuyến hành trình đưa đò với những hành khách khác của mình. Cũng giống như cô giáo tôi vậy, cô đã đưa bao lứa học trò qua sông, hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách của một nhà giáo. Tôi rất yêu quý cô giáo của tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để khiến cô có thể tự hào.

6 tháng 5 2018

Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bà em nói đúng bé Linh Nhi – cháu gọi em bằng cô ruột – vừa chín tháng tuổi đã lẫm đẫm tập đi và bi bô tập nói. Hằng ngày, bé mang lại cho cả nhà em những niềm vui ngộ nghĩnh.

Linh Nhi trông mới thật là xinh xẻo. Bé có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm, dễ thương. Khuôn mặt bé tròn trặn, nước da hồng hào, bụ sữa. Tay chân no tròn hằn rõ từng ngấn.

Tóc tơ đen nhánh phủ kín trên đầu. Đôi mắt đen láy mở to như đôi hạt nhãn ít khi thấy chớp. Đôi má trắng hồng phúng phính, mỗi khi bé cười, hàn rõ đôi lúm đồng tiền va đế lộ ra hàm răng mới nhú răng ba chiếc ràng sữa tròng ngộ nghĩnh lạ.

Nửa tháng nay, Linh Nhi lon xon tập đi. Đôi chân bé chập chững từng bước ngắn Trông dáng người lắc lư, đầu chúi về trước của bé mới thú vị làm sao. Tuy bị té xuống hoài nhưng không lần nào bé khóc. Bây giờ, trước mặt mọi người, có ai bảo: “Bé Hoà làm ông già đi” là bé đứng lên, lưng cúi lom khom tay vờ chống gậy, bước nghiêng bước ngửa làm ca nhà cười rộ.

Miệng luôn cười tươi, Linh Nhi cũng đang bi bô tập nói. Bé mới nói sõi được vài tiếng: bà, ba. má, măm. Còn các tiếng khác giọng bé nói ngọng nghịu đến buồn cười. Mỗi lần thấy ai trong nhà sửa soạn đi dâu là bé lên tiếng: “Ti, ti” đòi đi theo. Có điều gì không vừa ý là bé lăn ra nằm vạ. Anh chị của em thường tập con mình chào hỏi ông, bà, cô chú và bất cứ người lớn nào đến nhà chơi. Lần nào, bé cũng ngoan ngoãn khoanh tay cúi đầu: “Dạ! Dạ!”. Những lúc đó, được khen bé thích thú lắm. Nhưng thích thú nhứt đối với Linh Nhi là được ẵm đi chơi. Khi ấy, đôi mắt sáng ra, bé nhảy lên sung sướng.

Linh Nhi là niềm vui của cả nhà em. Từ khi có bé, cả nhà em vui nhộn hẳn lên. Trong nhà em, ai cũng cưng chiều bé cũng mong bé ăn no, ngủ ngon, chóng lớn…

6 tháng 5 2018

tran thien tri bai nay minh biet roi bai nay cau chep tren mang chu gi . ban chi thay ten thoi dung ko?

6 tháng 5 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn. Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.



Read more: http://baivanhay.com/ta-co-giao-hoac-thay-giao-cua-em-trong-mot-gio-hoc-ma-em-nho-nhat#ixzz5Ej6757iS

6 tháng 5 2018

Em hãy tả một cô (thầy) giáo của em trong mộtgiờ học mà em nhớ nhất.

BÀI LÀM

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

-     Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

6 tháng 5 2018

Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm. Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn.

Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mặt đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp.

Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng chào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa hồn nhiên trước gió mà mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó. Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú.

Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng tanh vội vã chốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ.

Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc mầu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa dung dinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên. Bên kia, bác bàng trông thật cườm tráng với tấm áo mầu xanh mượt. Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò chốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá!

Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi. Lòng tôi sao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không dời xa. Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy chống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào.

Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.

6 tháng 5 2018

Ngôi trường của em chính là trường  Phương Mai. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tân với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.
Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.

Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hãy những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có anh và có khẩu hiệu \"Thi đua dạy tốt, học tốt\", \"5 điều bác Hồ dạy\" và \"Tiên học lễ hậu học văn\".

Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua \"dạy tốt học tốt\' của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập. 

Sau này, dù có xa mái trường Phương Mai thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.

6 tháng 5 2018

A! Trăng lên, trăng lên rồi... Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực. Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh. 

Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ.

Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây, hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát... À! Hôm nay trông cô hồng nhung thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để hứng hạt sương đêm. 

Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một. 

Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này.

6 tháng 5 2018

Đêm nay là ngày trăng rằm nên trăng rất sáng và tròn. Trăng đang trải những ánh vàng khắp không gian.

     Ánh nắng chiều vừa tắt, mặt trăng từ từ nhô lên. Lát sau trăng lên cao dần, tròn vành vạnh và vàng óng như chiếc đĩa bạc to. Bầu trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như những viên ngọc quý vây quanh mặt trăng. Mây trắng lững lờ trôi. Thỉnh thoảng có những dải mây mỏng vắt ngang qua mặt trăng rồi dần đứt hẳn. Càng lên cao dường như mặt trăng càng nhỏ lại, sáng vằng vặc. Đưa mắt nhìn không gian xung quanh, đâu đâu cũng một màu vàng dịu mát, êm ái. Ánh sáng phủ lên thôn xóm, làng mạc, đồng ruộng. Ngoài trời gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nở trắng xóa, cỏ cây lay động xào xạc. Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi cây. Bóng cây nghiêng mình soi xuống bức tường trước hiên nhà tạo nên bức tường hoa thật đẹp. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm thi nhau ca hát. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống nước trà và ngắm trăng trên vỉa hè. Càng về khuya, cảnh vật càng tĩnh mịch, chỉ có những tiếng côn trùng hòa âm. Ánh trăng sáng đẹp cùng hơi sương ru ngủ muôn loài.

     Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp quê hương. Em mong rằng quê hương mình mãi mãi có những đêm trăng dịu hiền, tươi đẹp như thế.

Bạn yham khảo nha

6 tháng 5 2018

ui ko biết

6 tháng 5 2018

đg cần gấp,giúp mk vs!?