K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2024

Câu trên được liên kết bằng phép liên kết dùng phép thế, chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện đã được thay thế bởi hai từ "đó là".

19 tháng 9 2024

       Trong đợt cho học sinh đi trải nghiệm, trường em đã tổ chức chuyến đi thăm Gò Đống Đa. Đấy là nơi dấu ấn thiêng của dân tộc khi quân ta đại phá quân thanh năm 1789.

Từ sáng sớm chủ nhật hôm ấy, tất cả chúng em ai cũng mặc đồng phục, quần áo chỉnh tề, tâm trạng háo hức từ đêm hôm trước đã thao thức không thể ngủ được vì mong chóng sáng để chuyến trải nghiệm thú vị ấy được bắt đầu. Chúng em ra xe mà nhà trường đã thuê của công ty du lịch, xếp thành hàng ngay ngắn, nhà trường đã bố trí danh sách học sinh theo xe và có báo trước cho chúng em hai ngày trước khi chuyến đi bắt đầu vì thế ngay từ đầu việc xuất đã rất trật tự và quy củ. 

Các hướng dẫn viên cầm theo biển có số ghi số thứ tự các xe đã bố trí theo danh sách, vì thế chúng em cứ xếp hàng theo anh hướng dẫn viên là sẽ lên đúng xe của mình. Từng lớp lần lượt đi theo các hướng dẫn viên của xe mình để lên xe, các hướng dẫn viên rất trẻ trung, sôi nổi, và giàu kiến thức lịch sử. Các anh còn kể chi tiết về lịch sử Gò Đống Đa cho chúng em nghe khi đang ngồi trên xe đến địa điểm thăm quan và trải nghiệm.

            Sau một thời gian ngồi trên xe di chuyển đến địa danh lịch sử hào hùng ấy thì cuối cùng chúng em cũng tới nơi này. Được nhìn tận mắt Gò Đống Đa quả nhiên mới cảm nhận hết được khí hùng thiêng của địa danh đã đi vào lịch sử Nam Việt. Cổng chính tọa lạc trên phố Tây Sơn, có lẽ đây chính là lý do người ta đặt cho con phố ấy là Tây Sơn vì nó gắn liền với di tích Gò Đống Đa và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Cổng chính gồm hai tầng, trên có khắc ba chữ "Trung Liệt Miếu" có ngụ ý rằng nơi đây là nơi thờ tự những bậc trung thần, những người lính quả cảm đã hy sinh trong trận chiến chống quân Thanh Năm đó. Bên trong gò, 

Trước kia, trên đỉnh gò được xây dựng ngôi miếu cổ nơi thờ cúng những linh hồn đã chết trong trận chiến năm đó. Nhưng cho tới nay đã bị phá hủy hoàn toàn.Khu vực tượng đài được xây dựng nhằm ghi dấu chiến tích lẫy lừng của vua Quang Trung trong trận chiến giành chiến thắng quân Thanh. Hàng năm, người ta tố chức lễ hội Gò Đống Đa vô cùng độc đáo là rước cờ ngũ sắc, cùng kiệu rước và đoàn múa rồng. 

   Chuyến đi Gò Đống Đa lần ấy đã để lại cho em nhiều ấn tượng và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Giúp em nhận ra nhiều điều về giá trị lịch sử, về bản sắc anh hùng về sức mạnh của người Việt Nam ta và ý chí ngoan cường quật khởi. Em rất hy vọng sẽ được tiếp tục có những cuộc hành trình có những chuyến trải nghiệm tới những địa danh lịch sử hào hùng của dân tộc. 

 

 

 

 

19 tháng 9 2024

Khi đăng câu hỏi lên diễn đàn Olm, em cần trích dẫn đoạn văn bản mình muốn hỏi lên đây em nhé, như thế mọi người mới nắm được nội dung văn bản để có thể trợ giúp em được tốt nhất.

19 tháng 9 2024
So sánh truyện thần thoại và truyện cổ tích  Truyện truyền thuyết  Truyện cổ tích 
1, nguồn gốc Được truyền từ dân gian từ đời này sang đời khác Ra đời sau và được  dân gian sáng tạo dựa trên mong muốn cuộc sống tốt đẹp
2, cốt truyện Các nhân vật lịch sử Các nhân vật không có thật, được tưởng tượng
3, kết thúc Kết thúc câu truyện thường gắn với giai thoai, điển cố lịch sử, có tính thực tế.  một kết quả có hậu, tốt đẹp cái ác bị trừng phạt là mong mỏi của dân gian.
4; Sức sống Được tồn tại qua nhiều thời đại và có sức sống bền bỉ, được yêu thích bởi nhiều tầng lớp nhân dân. Được tồn tại qua nhiều thời đại nhưng chủ yếu được yêu thích bởi lứa tuổi nhi đồng

5, quan hệ giữa

cổ tích và truyền thuyết

Những câu chuyện dân gian thường được kể liên quan đến các vị thần hay anh hùng được gọi là thần thoại. Người cổ xưa dùng thần thoại để quan niệm về nguồn gốc của thế giới.   
6, Một số tác phẩm nổi bật Thánh gióng, sơn tình thủy tinh, Hồ hoàn kiếm, Yết Kiêu đục thuyền giặc.... Tấm cám, cây vú sữa...
7, Ý nghĩa Truyện thần thoại giúp con người ta có thể thông qua câu truyện mà hiểu thêm về lịch sử của dân tộc hào hùng thêm yêu quê hương, giang sơn đất nước.  Truyện cổ tích giúp người ta thông qua câu truyện mà hướng tới chân thiện, sống tốt hơn, vượt qua bản ngã để xây dựng xã hội nhân văn.

 

19 tháng 9 2024

Gió là một hiện tượng thiên nhiên gần gũi và thân thuộc với tất cả con người chúng ta. Gió còn đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống như: sản xuất điện bằng năng lượng gió, gió đem lại cho ta sự mát dịu giữa trưa hè oi ả, gió cũng giúp cho thực sự di cư của thực vật như việc gió thổi các hạt giống đến các vùng lân cận làm nó sinh sôi và phát triển trên vùng đất mới. Ngoài ra gió còn tạo ra nhiều thứ âm thanh kỳ ảo trong cuộc sống.

      Khi giò thổi nhẹ tiếng gió rì rào rì rào, nếu gió có chút giận hờn gì đó gió sẽ thổi mạnh hơn và tiếng gió cũng trở nên khác hẳn, nó ầm ầm chứ không còn lãng mạn lao xao như lúc gió dịu dàng. Có lẽ gió cũng mang tâm trạng như con người. Cũng bởi vậy khi gió tức giận gió xoáy thành cuồng phong, gió gầm rít bốc hết tất cả những thứ xung quanh rồi quẳng đến một nơi xa nào đó. Sự sáng tạo của gió không chỉ riêng với âm thanh mà với cả những thứ khác đã vượt xa sức tưởng tượng của con người chúng ta.

18 tháng 9 2024

Ký ức về một ngày đầy bão tố vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. Hôm đó, trời bỗng tối sầm lại, gió thổi mạnh và mưa rơi như trút nước. Tôi sống ở một vùng quê nhỏ, nơi mà mỗi khi mùa mưa đến, chúng tôi thường phải đối mặt với những cơn lũ lớn. Nhưng lần này, cơn bão đến nhanh và mạnh hơn mọi lần.

Khi nước bắt đầu dâng cao, tôi cùng gia đình hối hả di chuyển đồ đạc lên cao. Mẹ tôi lo lắng nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi mưa gió cuốn đi mọi thứ. Trong lúc chúng tôi cố gắng bảo vệ tài sản, bất ngờ, tiếng gọi cứu giúp vang lên từ bên ngoài. Đó là gia đình hàng xóm, họ cũng đang gặp khó khăn. Chúng tôi nhanh chóng ra ngoài, và thấy họ đang loay hoay với chiếc thuyền nhỏ, cố gắng tìm cách di chuyển khỏi khu vực ngập nước.

Nhìn thấy họ trong tình cảnh ấy, lòng tôi trào dâng cảm xúc. Không một chút do dự, gia đình tôi đã quyết định giúp đỡ. Mọi người cùng nhau mang thức ăn, nước uống và quần áo ấm ra thuyền. Mẹ tôi không chỉ chăm sóc gia đình hàng xóm mà còn kêu gọi thêm những người khác xung quanh, cùng nhau chia sẻ lương thực.

Khi nước dâng lên đến tận chân, bão tố ngày càng dữ dội, nhưng trong không khí căng thẳng ấy, những tiếng nói cười và tiếng động giúp đỡ từ mọi người khiến chúng tôi cảm thấy vững vàng hơn. Các thanh niên trong làng cũng nhanh chóng tổ chức một đội cứu hộ. Họ dùng thuyền để cứu những người còn kẹt lại trong những ngôi nhà đang ngập nước. Thật cảm động khi thấy những người không quen biết nhau, giờ đây lại gắn bó với nhau hơn bao giờ hết.

Sau vài giờ vật lộn với cơn bão, cuối cùng, nước cũng bắt đầu rút. Nhưng những gì còn lại là một cảnh tượng hoang tàn. Những ngôi nhà ngập nước, cây cối đổ ngã. Thay vì hoang mang, mọi người trong làng đã bắt tay vào khôi phục lại cuộc sống. Họ mang theo thức ăn, quần áo và thậm chí là cả những dụng cụ cần thiết để giúp đỡ những người bị thiệt hại nặng nề nhất.

Trong suốt thời gian đó, tôi đã cảm nhận được sự ấm áp từ tình người. Những giọt nước mắt và nụ cười hòa lẫn vào nhau, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu thương. Những người xa lạ bỗng trở thành người thân, cùng nhau sẻ chia nỗi đau và hy vọng.

Kết thúc ngày hôm đó, khi trời đã quang đãng trở lại, tôi ngồi bên cửa sổ nhìn ra ngoài. Từng mảnh ghép của tình người đã tạo nên sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua bão lũ. Tôi hiểu rằng, trong những lúc khó khăn nhất, tình thương và sự đoàn kết chính là chìa khóa để vượt qua mọi thử thách. Trải nghiệm ấy đã dạy tôi rằng, dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu, chỉ cần có nhau, chúng ta sẽ luôn tìm thấy ánh sáng phía cuối con đường.

4o mini
19 tháng 9 2024

Chào em, khi đăng câu hỏi trên diễn đàn Olm. em cần trích dẫn văn bản lên đây để mọi người nắm được nội dung văn bản. Như vậy mọi người mới có thể trợ giúp em được tốt nhất em nhé. Cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm.vn.

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ...
Đọc tiếp

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

          - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

          - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

          - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

          - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

          - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Em hãy viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu kể lại một sự việc ở đoạn trích trên.

0