K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2018

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò.... Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc bên người thân. Đó là bà nội của tôi. Mỗi khi nhắc đến bà nội lòng tôi lại dâng lên những cảm giác trong sáng, trân trọng bà.   Năm nay, nội tôi đã bay mươi rồi. Cái tuổi không còn trẻ trung gì nữa nhưng bà có sự lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt đối với đời. Hồi còn trẻ, bà mạnh khỏe và làm việc rất tháo vát. Tuy đã già nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe như hồi xưa. Bởi bà tập thể dục buổi sáng rất đều đặn. Bà nói: “Phải tập thể dục và ăn uống điều độ mới có sức khỏe tốt”. Dáng bà đi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng tháo vát.   Bà rất thương tôi, bà thường dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, học làm sao để trở thành một công dân tốt cống hiến cho xã hội. Tôi thương bà bởi lòng nhân hậu hay giúp đỡ người khác. Hang xóm ai cũng quý mến bà, vì bà luôn quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi khi ai cần gì giúp, bà luôn sẵn sàng, mở rộng con tim để giúp. Các anh hàng xóm khoảng mười bảy, mười tám tuổi thường làm những việc sai trái vì bỏ học, thất nghiệp nên bà cũng hỏi han và khuyên nhủ các anh đó hiểu về pháp luật, phải có công việc làm ăn. Tôi rất tự hào về bà. Bà nói: “Hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” mà!, con phải quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh”. Tôi vâng lời và học tập theo bà. Mỗi tôi bà thường kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích, cuộc sống của mọi người của ngày xưa rất khổ, những điều cần biết trong xã hội...   Mỗi khi tôi làm điều gì sai thì bà không la mắng mà ân cần dạy bảo, khuyên nhủ tôi. Hạnh phúc khi tôi nhận những điểm mười ở trên lớp, hạnh phúc hơn nữa là khi bà biết tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học lớp Bảy vửa rồi. Mặc dù bà đã lớn tuổi rồi nhưng bà còn trồng rau và nuôi một đàn lợn. Tôi thường giúp bà tưới rau, bón phân hay cho lợn ăn,... Mẹ của tôi nói rằng: “Bà đã lớn tuổi rồi, không nên nuôi lợn làm gì cho cực để cho chúng con lo là đủ rồi”. Mà bà không chịu nghe. Bà nói: “ Bà không muốn ăn không ngồi rồi”. Bà nói là làm, không ai có thể cản được. Bà nói rồi đi ra vườn tưới rau, cho lợn ăn. Mỗi khi tôi đau, bà lo lắng vô cùng, phải chăm sóc tôi từng chén cháo , từng viên thuốc. Khi tôi khỏe bệnh thì bà rất vui mừng. Niềm vui của tươi cười trên môi nhưng lại có vai giọt nước mắt thấm trên mắt.    Không phải ngày nào bà cũng vui, cũng làm việc đều đặn la không bệnh, không mệt mỏi. Mà cứ mỏi đêm, bà thường thức giấc, đối diện với bức tường phẳng trong căn phòng trống. Dường như bà đang rất buồn vì ông đã mất. Và em nhận thấy được sự già yếu trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, làn da điểm đồi mồi. Những tâm sự, nỗi buồn này dù bà không nói ra nhưng tôi cũng thầm hiểu trong sự cô đơn của bà.    Một kỉ niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên bà. Hồi ấy, tôi là học sinh lớp Một. Vì trường gần nên tôi phải đi bộ đến trường. Sau tan học, trời mưa to. Bà phải làm xong hết mọi việc rồi bà đón tôi. Vì bà sợ tôi bị cảm nên phải đem áo mưa đến tận trường cho tôi. Tôi thương bà lắm. Tôi dúi đầu vào lòng bà khóc, hơi ấm của bà làm vơi đi nỗi sợ hãi của tôi.   Tôi sẽ nhớ mãi những lời dạy của bà và những kỉ niệm đẹp bên bà. Nó sẽ sống mãi trong lòng tôi, giục tôi bước đi nhanh hơn trên con đường thành công của cuộc đời. “Con hứa sẽ học thật tốt, cố gắng làm con ngoan trò giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Bà mãi mãi là người con quý trọng nhất.”

 

16 tháng 9 2018

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "

Đó là bài ca dao nói về công lao to lớn của các bậc sinh thành. Để sinh được chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, cha me đã phải hi sinh rất nhiều. Vì thế. chúng ta cần phải biết kính trọng và quý mến cha mẹ của mình. Tôi cũng vậy. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi nhưng người mà tôi ghi nhớ trong lòng chính là người mẹ thân yêu.

Mẹ tôi rất tuyệt vời. Người tôi yêu quý có một mái tóc dài mượt và đen óng ả. Mái tóc ấy khoác lên một khuôn mặt hình trái xoan rất đẹp. Thêm vào đó là một đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve. Ôi! Khuôn mặt ấy là một khuôn mặt của thiên thần mặc dù da có đôi ba nếp nhăn vì khổ cực chăm sóc cho gia đình tôi. Không những vậy mẹ còn có một đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng. Nhờ đôi bàn tay này mà mẹ đã nấu được những món ăn cho gia đình tôi. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà mẹ còn đẹp về tính cách nữa. Mẹ tôi rất nhân hậu và rất tốt bụng. Mẹ tôi là một người rất yêu thương gia đình của mình nên tôi yêu mẹ nhiều lắm. Vì mẹ đã chăm sóc tôi rất tận tình và gần gũi nhiều nên kỉ niệm giữa tôi và mẹ có rất nhiều điều đáng nhớ.

Có một kỉ niệm giữa tôi và mẹ khiến cho tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều trời sắp mưa to nhưng tôi lại đi chơi. Mẹ bảo tôi đừng đi nhưng tôi vẫn trốn đi chơi. Đang chơi mải mê thì trời mưa tầm tã nhưng vì ham chơi, đang lao vào cuộc vui nên tôi cứ thế mà tiếp tục chơi, người tôi ướt sũng cả. Tối hôm đó, bố đi công tác nên chỉ có mẹ con tôi ở nhà. Vì ướt người cho nên tôi đã bị cảm lạnh rất nặng. Ngoài trời thì mưa rất lớn, nhưng mẹ vẫn chạy trong mưa để mua thuốc cho tôi uống. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi rơi nước mắt vì thương xót cho mẹ. Cả đêm đó mẹ đã tận tình chăm sóc tôi mà không hề trách mắng vì tôi đã cãi lời mẹ. Khi thấy đôi mắt long lanh của mẹ buồn rầu thì tôi rất thối hận, dằn vặt trong lòng mình. Tối hôm sau, tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi bên giường của tôi. Tôi âm thầm ôm mẹ và hứa với lòng rằng: “Con sẽ không bao giờ cãi lời mẹ nữa đâu, con hứa đó". Qua kỉ niệm này, tôi càm thấy yêu mẹ nhiều lắm.

Tôi yêu mẹ, mẹ luôn là người sống mãi trong lòng tôi bởi mẹ đã mang cả cuộc đời mẹ dành cho tôi đó là tình thương yêu bao la, sự hi sinh một đời cho hạnh phúc của tôi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!

16 tháng 9 2018

Bài này nguồn từ internet, bạn tham khảo nhé.

Từ bao giờ, những câu hát du dương cứ ngân vang mãi trong lòng tôi, đó là những câu hát về người thầy, người cô vẫn “ lẵng lẽ đi về sớm khuya, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy”. Đúng thế, những con người vĩ đại đã hi sinh, đã cống hiến để khi tóc thầy bạc chúng a vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng, chúng ta đã khôn lớn rồi, chính thanh xuân của họ đã nuôi dưỡng thanh xuân nhỏ bé của ta, và giúp nó trở nên ý nghĩa gấp bội phần. và họ, tự nhiên đã sống mãi trong lòng tôi.

Thầy cô là những người đưa đó cần mẫn, chúng ta là những khách đi đò, nhưng mấy ai qua sông còn nhớ người lái đò năm ấy, nhớ những giọt mồ hôi thầm lặng rơi, nhớ những nụ cười hay những giọt nước mắt rỏ xuống biết bao lần cùng thanh xuân nhỏ bé này. Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, trong những bài học cuộc sống dạy ta sau mỗi lần vấp ngã, trong những yên vui có khi lớn lao có khi bình dị luôn có bóng dáng người lái đò nhỏ bé thiêng liêng. Họ tạc vào núi sông những tên tuổi làm rạng danh non sông, họ đã cống hiến và hi sinh hết mình cho tương lai của dân tộc, vì sự nghiệp chung một cách nhiệt thành và máu lửa nhất. phải chăng vì vậy mà có câu hát cứ mãi bồi hồi “trái tim em đỏ rực như hoa phượng thắm”.

Người cha, người mẹ có công ơn sinh thành dưỡng dục, và người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Đến trường, ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô. Những đêm ngày “giáo án gối đầu giường” ấy luôn nung nấu và cũng chỉ bồn chồn một tâm niệm làm sao cho chúng ta cập bến thành công, cho xứng với công cha nghĩa mẹ, với hi vọng của dân tộc. Họ đến và đi thầm lặng, họ yêu và thương chúng ta vô điều kiện, họ chỉ đơn giản là những người làm vườn, cặm cụi vun trồng, bón, xới để ta là những mầm xanh được phát triển khỏe mạnh ra hoa kết trái tốt lành.

Chúng ta là những người được dìu dắt, bảo ban yêu thương và nâng đỡ, hơn ai hết chúng ta cần thấm nhuần truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc để có thể phát triển bền vững, không quên đi cội nguồn, gốc rễ của mình. Trong dòng đời vội vàng tấp nấp, đôi lúc cần sống chậm lại để chiêm nghiệm về những người đồng hành xung quanh, đừng chỉ biết lao đi như những con thiêu thân mà quên đi những giá trị vĩnh hằng đang tồn tại, quên đi những người thiêng liêng cho ta một nền tảng vững chãi, tuyệt vời.

Thầy cô, thiêng liêng và ý nghĩa hơn cả hai tiếng ấy, đó là tình yêu, là sự biết ơn và kính trọng. Đó là bông hoa cứ mãi ngát hương, cứ mãi tỏa sáng với cái tâm và cái tài của mình. Thầy cô, họ là người mà tôi muốn dặn lòng mình cần và học cách khắc ghi.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi " Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt."                                    ( Cô bé bán...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

 " Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt."

                                    ( Cô bé bán diêm_ Anđecxen, Ngữ văn 8, T1)

1. Việc sử dụng các câu hỏi trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì ?

2. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích trên? Tác dụng của trường từ vựng đó?

3. Tìm chi tiết miêu tả ngọn lửa diêm? Ý nghĩa hình ảnhngọn lửa diêm trong câu chuyện?

4. Nếu em bắt gặp hình ảnh những em bé bán báo, đánh giày, trẻ lang thang cơ nhỡ trên đường phố em sẽ làm gì? Hãy viết đoạn văn khoange 3-5t câu

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 9 2018

1. Việc sử dụng các câu hỏi trong đoạn trích trên có ý nghĩa: Bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Câu hỏi nêu ra không nhằm để hỏi mà để thể hiện niềm mong mỏi của cô bé, mong ước được quẹt que diêm để sưởi ấm.

2. Các từ cùng trường từ vựng:

- quẹt, sưởi, hơ.

- diêm bén lửa, ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói.

=> Tác dụng: các trường từ vựng đều xoay quanh việc cô bé mong muốn được quẹt que diêm để sưởi ấm. Các trường từ vựng này phần nào phản chiếu tình cảnh đáng thương của cô bé.

3. Chi tiết miêu tả ngọn lửa diêm: Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần biến đi, trắng ra, rực hồng, sáng chói trông đến vui mắt.

=> Ý nghĩa: Ngọn lửa tuy nhỏ nhoi nhưng phần nào sưởi ấm cho cô bé (dù chỉ trong giây lát). Ngọn lửa đồng thời cũng thắp lên những niềm hi vọng, những khát khao của cô bé (được yêu thương, được gặp lại bà lại mẹ và có cuộc sống đủ đầy trọn vẹn).

4. Nếu bắt gặp hình ảnh những em bé bán báo, đánh giày, trẻ lang thang cơ nhỡ trên đường phố em sẽ tìm cách giúp đỡ các bạn nhỏ ấy. Em sẽ tặng bạn nhỏ tấm áo hay những tập sách, vở không dùng đến,... Em sẽ gây quỹ, làm kế hoạch nhỏ hoặc xin với bố mẹ được giúp đỡ các bạn nhỏ ấy...

16 tháng 9 2018

moi lop 6 a

16 tháng 9 2018

Những ngày đầu Xuân 2018, khi đất trời vẫn còn khoác trên mình những màu sắc tươi mới của hoa lá, mưa phùn bay nhè nhẹ đủ làm ướt những chồi non, lộc biếc, mình xin gửi đến bạn những lời yêu thương chân thành từ trái tim. Mình chỉ là lá thư mỏng manh, mang sứ mệnh truyền lời yêu thương và thông điệp đến mọi người. Mình đã khóc cùng triệu người khi đọc câu chuyện hiến giác mạc của bạn. Vì vậy, hôm nay, mình mang theo tình yêu thương và trái tim của tất cả mọi người đến với Hải An.

Ở cái tuổi lên 7, tuổi mà ông bà, cha mẹ chúng mình vẫn nói "ăn chưa no lo chưa tới", vậy mà Hải An đã biết lo cho người khác, lo cho tương lai. Bạn đã biết cho đi không phải để nhận lại. Căn bệnh u não quái ác gây bao đau đớn cho bạn, thế nhưng trái tim của bạn luôn nồng ấm yêu thương, đập những nhịp đập của lòng nhân ái. Ai đó bảo, câu chuyện bạn hiến giác mạc, đem lại ánh sáng cho người khác là "chuyện cổ tích hiện đại". Nhiều người gọi Hải An là thiên thần. Điều này hoàn toàn có ý nghĩa. Bởi trong thế giới hiện tại ngày hôm nay, vẫn còn nhiều người sống ích kỷ, vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh. Nhiều bạn trẻ chỉ biết đến cái "tôi" cá nhân của mình, đắm chìm vào thế giới "ảo", không bao giờ biết cho đi mà chỉ quen với hưởng thụ, chờ đợi mọi thứ đến với mình từ công sức, mồ hôi và nước mắt của người khác.

Sự kiên cường chống chọi với bệnh tật và tấm lòng nhân ái của bạn đã làm lay động và thức tỉnh hàng loạt trái tim. Chia sẻ với Hải An một tin vui, chỉ ngay sau khi bạn đến với thế giới của bên kia ánh sáng, rất nhiều người đã tự nguyện xin đăng ký hiến tạng sau khi đến với thế giới của bạn. Trái tim nhỏ bé của Hải An đã "chạm" đến trái tim của mọi người. Sự vô cảm đã nhường chỗ cho sự sẻ chia, lòng nhân ái.

Chắc Hải An đã từng được mẹ đọc cho nghe câu chuyện của nhà văn An - đéc - xen rồi nhỉ! Cô bé ấy cũng mang theo ước nguyện của mình vào những ngày đầu năm mới, gieo bao hy vọng và niềm tin cho những người ở lại.

Mình cũng chợt liên tưởng đến hình ảnh của cụ Bơ-men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O-Hen-ri. Cụ đã vẽ tranh trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Cụ Bơ-men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho cô gái Giôn-xi. Cụ đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt cuộc đời của ông họa sĩ già.

Các nhà văn đã hiện thực hóa cái đẹp của lòng nhân ái qua những nhân vật của mình. Còn Hải An là hiện thực của một trái tim biết hy sinh, biết yêu thương và biết cho đi. Giác mạc được lấy từ đôi mắt trong veo và trái tim thánh thiện của bạn đã đem lại ánh sáng cho hai người khác không may bị hỏng mắt. Đó là thứ ánh sáng hiện thân của lòng nhân ái. Bạn cũng giống như những nhân vật thánh thiện ấy, sẽ còn "neo đậu", mãi nhắc nhở chúng tôi về nhân sinh trong đời sống.

Giờ đây, Hải An đang ở một thế giới thật đẹp. Nơi đó không còn những nỗi đau, không còn căn bệnh u não quái ác, không còn sự vô cảm, ích kỷ, chỉ có những thiên sứ. Thiên đường đón bạn vào những ngày xuân mới. Bạn sẽ là bông hoa nhỏ tô điểm thêm cho thế giới tươi đẹp đó. Trong mình đang hiện lên hình ảnh của bạn mặc chiếc váy trắng tinh, đeo đôi cánh thiên thần đang bay lượn khắp thiên đường đem theo trái tim nhân hậu, ánh mắt sáng ngời và nụ cười trong veo.

Không bao giờ là sớm hay muộn để làm những việc đem lại ý nghĩa và giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, cho nhân loại. Hải An là người gieo hạt, mầm nhân ái từ tấm lòng của bạn sẽ tiếp tục được viết tiếp từ những người bạn nhỏ. Người mẹ kiên cường, nhân hậu, giàu đức hy sinh và có tấm lòng rộng mở của bạn giờ có rất nhiều con gọi cô bằng mẹ. Đó là các bạn học cùng với Hải An ở ngôi trường tiểu học xinh xắn. Hôm tiễn Hải An đi, tất cả mọi người và các bạn ấy đã khóc rất nhiều, khóc bởi nhớ thương cô bạn nhỏ đáng yêu và bởi cảm phục việc làm nhân hậu của bạn.

Hải An đã để lại cho chúng mình một bài học làm người - bài học về lòng nhân ái, về tình người và chung tay vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Điều này đem lại động lực và niềm tin vào cuộc sống cho chúng mình, để từ đó mỗi người sẽ xích lại gần nhau hơn, yêu thương và trân trọng cuộc sống ngày hôm nay hơn. Hãy mãi là cô bé thiên sứ, đem yêu thương vun đắp thế gian này nhé, Hải An nhỏ bé của chúng tôi!

Thân ái!

Lá thư truyền yêu thương và sẻ chia 

16 tháng 9 2018

hai tay bưng dĩa í a bánh bò .Giấu cha giấu mẹ chân đi khé né tối trời sợ té lén đem cho trò i i i i i trò là trò đi thi i i i trò tình tính tang tang là trò là trò đi thi i i i.Hai ... ...i.

16 tháng 9 2018

lời là : 

hai tay bưng dĩa í a bánh bò . Giấu cha giấu mẹ chân đi khé né tối trời sdowj té lén đem cho trò i i i i i trò là trò đi thi i i i trò tình tính tang là trò đi thi i i       i . HAI ...i

k nha 

15 tháng 9 2018

sao bn ko mở mạng mà xem đi rùi đăng lên đây để lấy lòng các bn là sao?

15 tháng 9 2018

Bài này lấy từ trên mạng, bạn tham khảo nhé.

Ai trong chúng ta ít nhiều cũng có những kỉ niệm chẳng thể nào quên được, em cũng vậy. Có một kỉ niệm đến tận bây giờ em vẫn còn nhớ mãi, đó là cái tết trung thu đầu tiên trong đời, chiếc đèn lồng đầu tiên trên tay, tiếng trống ấy, màu sắc sặc sỡ ấy và cả những âm thanh náo động như nhộn nhịp theo từng dòng chữ. 

Còn nhớ đấy là năm em mới lên lớp 5, chỉ là một cậu bé trầm tính , nhút nhát, luôn được vòng tay của ba mẹ bao bọc, che chở một cách cẩn thận. Nói đúng hơn là chưa hề đi đâu xa ngoài quãng đường quen thuộc từ nhà đến trường hãy những ngõ xóm quanh quo, chật hẹp. Lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả, em vẫn hay đứng đầu ngõ nhìn bạn bè xách đèn lồng chạy tung tăng mỗi khi trung thu về mà lòng đầy buồn tủi.

Sáng hôm ấy là trung thu, như mọi ngày em cắp cặp sách tới trường từ rất sớm, con đường vẫn thế, trường lớp cũng vậy, chỉ có em là cảm thấy mơn man buồn, có lẽ em đã quen với cái cảm giác ngóng trông những khát khao bé nhỏ sau ánh đèn lập lờ, của những chiếc đèn lồng muôn màu sắc. Rồi một bất ngờ em chẳng thể nào nghĩ ra được, Thầy chủ nhiệm lặng lẽ, hiền từ bước vào lớp. Với nụ cười tươi tắn trên môi, Thầy khẽ cất lên giọng nói trầm trầm, thông báo cho cả lớp là hai bạn sẽ đi dự lễ trung thu của thành phố. Em đã không tin vào những gì mà mình nghe được, mừng đến phát khóc. Đầu óc bắt đầu tưởng tượng về những ánh đèn rực rỡ, cảnh nhộn nhịp, tiếng trông vang, những chú lân dũng mãnh và đặc biệt là những chiếc đèn lồng với đủ hình thù, sắc màu khác nhau. Như lạc vào một câu chuyện cổ tích, những thứ trong đầu em cứ dần dần hiện ra một cách rõ nét.  Trên tay cầm chiếc đèn lồng ông sao mà các thầy cô tặng, em háo hức, tưng bừng trong sự náo nhiệt xung quanh, đôi mắt em dường như đã ghi hình tất cả, và những tấm hình ấy chưa hề phai màu cho đến tận ngày hôm nay.

Ngày ấy đã qua rất lâu rồi, nhưng mỗi khi trung thu về, ngước nhìn lên ông trăng tròn trịa, sáng ngời treo lơ lửng trên bầu trời cao, em lại mỉm cười nhung nhớ về những khoảnh khắc tươi vui ấy. Có lẽ ánh trăng ngày thơ bé trong em vẫn luôn sáng tỏ.

15 tháng 9 2018

Bài này lấy từ trên mạng, bạn tham khảo nhé.

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

15 tháng 9 2018

Mặc dù đã lên lớp 6 nhưng tôi không quên được lần mắc lỗi hồi lớp 3. Mỗi khi nhớ lại chuyện đó, tôi thấy vô cùng ân hận.

Hồi lớp 3, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ, luôn làm đầy đủ bài tập thầy cô giao, luôn thuộc những đoạn thơ văn hay trong sách mà thầy cô bảo. Bài kiểm tra văn và toán, tôi luôn đạt chín hoặc mười. Những lúc thầy cô gọi báo điểm, tôi luôn hãnh diện đáp rõ to những điểm chín, điểm mười của mình. Tôi tự hào về bàn thân tôi. Các bạn lớp tôi cũng tự hào về tôi. Các bạn luôn yêu quý và noi gương tôi. Nhưng rồi tôi đã làm các bạn thất vọng.

Đó là tôi thứ hai. Cứ nghĩ mình đã giỏi nên tôi chủ quan, không học thuộc bài thơ cô giáo giao. Sáng hôm sau, tôi đến lớp với bộ mặt vui vẻ, không gợn chút lo âu vì nghĩ cô sẽ không gọi mình đọc bài. Tôi ung dung nhìn qua cửa sổ, ngắm những vệt nắng ban mai, lắng nghe tiếng chim hót trên cây, mặc cho xung quanh các bạn đang cô ôn lại bài lần cuối. Trống báo vào lớp vang lên. Cô giáo cầm một tập giấy kiểm tra trên tay, thông báo với cả lớp kiểm tra 15 phút bài thơ cũ. Một thoáng lo lắng chạy qua trong tôi. Tôi ngồi ngẩn người ra vì không thuộc tí nào. Cô bạn bên cạnh nhắc tôi nhanh lên kẻo hết giờ. Tôi cắn bút, suy nghĩ xem mình sẽ thế nào nếu bị điểm kém? Sẽ nói với bố mẹ như thế nào?… Một loạt các câu hỏi xuất hiện trong tôi, tôi không thể nghĩ được gì cho bài kiểm tra. Cô giáo bắt đầu nhắc các tổ trưởng thu bài. Tôi nộp bài với phần bài làm để trắng. Cô giáo ra khỏi lớp. Các bạn bàn tán về bài kiểm tra. Còn tôi? Tôi có gì đâu để mà bàn với tán. Tôi thấy sợ. Cả buổi học hôm đó, tôi luôn bị các thầy cô giáo nhắc vì không tập trung nghe giảng. Về nhà, tôi không dám kể với bố mẹ.

Đã đến ngày cô trả bài. Vừa nhận bài từ tay bạn tổ trưởng, tôi như tụt xuồng hố  sâu. Tôi bị "zero" vì "không học bài" (cô phê thế). Khi cô lấy điếm vào sổ, vì không muốn xấu hổ với các bạn, tôi đọc 8,5. Tôi nghĩ đơn giản cô sẽ không nhớ và không xem lại bài. Về nhà, tôi cũng thông báo với bố mẹ điểm 8,5. Một tuần trôi qua, không thấy cô nói gì, tôi chắc mẩm mình đã thoát. Bỗng một hôm, cô báo đưa cô tất cả các bài kiểm tra văn của tôi. Xem xong, cô gọi tôi lên hỏi về bài kiểm tra tuần trước. Tôi đành phải nói hết sự thật và xin lỗi cô. Cô gọi điện thông báo cho bố mẹ tôi. Trên đường về, tôi vừa lo sợ vừa ân hận. Thê nào cũng bị bố mẹ mắng, nhưng không, về đến nhà, mẹ chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: "Lần sau con đừng như thế nhé!". Tôi xin lỗi mẹ và hứa sẽ nghe lời mẹ. Cho đến giờ tôi vẫn xấu hổ mỗi khi nghĩ tới chuyên đó.

Tôi mong mọi người hãy tha lỗi cho tôi. Các bạn cũng đừng bao giờ mắc lỗi như tôi nhé.

15 tháng 9 2018

Bài này mình lấy trên mạng, bạn tham khảo nhé

Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp 8 rồi đó, đã là một cô học sinh chững trạc không như ngày này của 8 năm về trước. Tám lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vào ngày hôm đó.

Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở gi bài đủ loại với những hình chuột Mic Key, công chúa váy hồng … . Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì… đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng.

Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!”

Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị những cũng không khỏi lo lắng hồi hộp.

Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 2010 – 2011. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng.

Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả.

Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp.

Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng.

Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ.

Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương!

Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.

15 tháng 9 2018

Đã mấy năm trôi qua rồi, bây giờ tôi đã khôn lớn. Như thể nghe thấy tiếng trống vang lên buổi tựu trường đầu tiên của tôi và tôi cũng tưởng rằng điều đó như vừa mới xảy ra thôi.

Vào tối hôm trước khi buổi tựu trường đầu tiên của tôi, ba tôi chuẩn bị cặp sách, mẹ thì ủi quần áo để chuẩn bị cho tôi đi học vào ngày mai. Mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi thì háo hức đợi đến ngày mai vì đó cũng chính là sự tự hào của bố mẹMong ước của họ là thấy con mình được cấp sách đến trường. Sáng hôm đó, tôi thức dậy thật sớm và vệ sinh cá nhân xong, tôi tự mặc quần áo của mình, đeo cặp sách sẵn sàng. Ọuang cảnh trên con đường thật kì lạ, khác hẳn so với trước đây, mọi thứ xung quanh đều được thay đổi. Từ những bãi đất trống đã thành những ngôi nhà lớn, từ những con đường hẹp đã trở thành một con đường rộng rãi, thoáng mát. Khi đến trường, tôi thấy ngôi trường “ôi chao, sao rộng lớn quá vậy? kèm theo đó là một sự ngạc nhiên trên gương mặt của tỏi. Tôi bị choáng ngợp và không dám bước vào nhưng khi thấy ai ai cũng đang vui vẻ bước vào thì tôi lại suy nghĩ lại, bước qua cánh cổng đó là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới kì diệu ấy sê giúp chúng ta khôn lớn, biết được những kiến thức cần có và quen biết được nhiều bạn bè mới, thầy cô mới, mang đến cho ta biết bao điều thú vị. Lúc xếp hàng, ai ai cũng đều đứng nghiêm chỉnh để đi vào lớp. Bước vào lớp học, tôi thấy rất tuyệt vời vì bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các lớp khác cũng đều như vậy. Tôi nghe nói bên Nhật, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ai ai cũng tạm thời gác công việc của mình để tham gia buổi lề khai giảng năm học mới. Đối với người Nhật, đó chính là ngày quan trọng nhất. Tới khi gặp cô giáo chủ nhiệm, tôi cứ sợ ràng cô sẽ rất nghiêm khắc và rất dữ cho tới khi qua tiết học đầu tiên thỉ tôi mới biết rằng cô là một cô giáo rất nhiệt tình trong việc giảng dạy, hiền lành, yêu thương và tận tình giúp đờ chúng tôi trong việc học tập. Sau khi học hết ngày đầu tiên thì tôi lại mong ước ngày hôm sau mau mau đến để tôi được đi học và khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa.

Suốt mấy năm qua, kí ức đó sẽ luôn luôn ghi khắc trong tim tôi.Nhớ lắm các kỉ niệm tuổi học trò ơi!

15 tháng 9 2018

Trong đời ai cũng có một người mẹ luôn yêu thương, chăm sóc mình. Dù chúng ta có làm lũng, nghịch phá đi chăng nữa mẹ vẫn tha thứ và căn dặn nhắc nhở. Tôi cũng có một người mẹ như vậy. Mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, nhưng vẻ đẹp của mẹ ít ai nhìn thấy được. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ vẻ đẹp của người mẹ hiền từ. Làn da mẹ không còn hồng hào nữa mà hơi nhợt nhạt đi vì thời gian. Mẹ có mái tóc xõa ngang vai, màu nâu đen và hơi xoăn. Những cuộn tóc nhỏ cài bên vành tai nhỏ nhắn. Đôi môi mẹ không đỏ thắm như các thiếu nữ khác mà luôn nở một nụ cười hiền dịu. Cằm mẹ có nét cương quyết nhưgn rất dịu dàng. ở tuổi 42, trên gò má mẹ đã có nhiều nếp nhăn, Nhưng mẹ vẫn không đánh mất vẻ trẻ trung của mình. Vàng trán cao tỏ vẻ thông minh nhanh nhẹn. Bàn tay mẹ là một bàn tay rám nắng, những ngón tay gầy gầy. Nhưng nó cũng là một bàn tay đảm đang, khéo léo. Đôi mắt mẹ to, sáng, long lanh và ánh lên những nét hiền dịu, trìu mến. Đối mắt ấy như biết nói, nó an ủi, động viên lúc tôi vui buồn. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm.  Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp trong tâm hồn mẹ. Trang phục mẹ dạy của mẹ rất giản dị, thường là chiếc áo màu vàng và chiếc quần xám đen. Khi tôi làm văn, từng hàng chữ mềm mại hiện ra với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Con cảm ơn mẹ, cảm ơn về những gì mẹ đã làm cho chúng con. Mẹ là một người bạn, người thầy của tuổi thơ. Con yêu mẹ lắm, mẹ ơi! 

Nguon : http://hoctotnguvan.net/ke-ve-mot-nguoi-than-cua-em-22-1324.html