K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 giờ trước (8:28)

I giúp giải bài này đi

 

4 giờ trước (8:45)

\(3\times a=2\times b\)

\(\dfrac{a}{b}=\dfrac{2}{3}\)

Vậy tỉ số giữa a và b là \(\dfrac{2}{3}\)

6 giờ trước (5:49)

- ƯỚC CỦA ÂM 24 LÀ: \(\pm1;\pm2;\pm3;\pm4;\pm6;\pm8;\pm12;\pm24\)
- BỘI CỦA ÂM 24 LÀ: \(\pm24;\pm48;\pm72;\pm96;...\)
- ƯỚC CHUNG CỦA ÂM 15 VÀ +12 LÀ: \(\pm1;\pm3\)

4 giờ trước (8:36)

Olm chào em, lớp 5 chưa học số âm em nhé. Em vui lòng đăng đúng khối lớp tránh vị xóa bài đăng cũng như sẽ nhận được sự trợ giúp tốt nhất từ cộng đồng Olm. Cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm. 

3 tháng 12

Sau khi đọc bài thơ "Tình mẹ" của Thích Nhật Tử, em cảm nhận được một tình cảm sâu sắc và thiêng liêng mà người mẹ dành cho con cái. Những hình ảnh so sánh như "đếm được cát sông" hay "đo được sớm chiều" khiến em nhận ra rằng tình yêu của mẹ là vô bờ bến, không thể nào đo đếm hay so sánh được. Mẹ là người luôn ở bên, là chỗ dựa vững chắc trong cuộc đời, dù con có đi đâu hay trải qua những khó khăn nào. Tình yêu của mẹ không chỉ là sự hy sinh mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ giúp con vượt qua mọi thử thách. Những câu thơ giản dị nhưng lại chứa đựng một chiều sâu cảm xúc lớn lao, khiến em thêm trân trọng và yêu thương mẹ hơn. Qua đó, em cũng nhận ra rằng tình mẹ là một tình cảm thiêng liêng, không gì có thể sánh bằng, và em sẽ luôn ghi nhớ và biết ơn những gì mẹ đã dành cho mình.

   
3 tháng 12

Trong xã hội hiện đại, vai trò của giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn Văn nói riêng ngày càng trở nên quan trọng. Họ không chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà còn là những người góp phần hình thành nhân cách, tư duy và cảm xúc của học sinh. Vẻ đẹp của giáo viên dạy môn Văn thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, từ tâm hồn, tri thức đến phương pháp giảng dạy.

Trước hết, giáo viên dạy môn Văn thường là những người có tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc. Họ hiểu rằng Văn học không chỉ là những con chữ mà còn là những cảm xúc, những trải nghiệm sống. Từ những tác phẩm văn học, giáo viên giúp học sinh khám phá thế giới nội tâm của nhân vật, từ đó liên hệ với cuộc sống của chính mình. Những buổi học Văn không chỉ đơn thuần là phân tích tác phẩm, mà còn là những giờ phút được sống trong thế giới của những câu chuyện, những bài thơ, giúp học sinh mở rộng tầm nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống.

Thứ hai, giáo viên dạy môn Văn thường là những người có tri thức phong phú và khả năng truyền cảm hứng. Họ không chỉ dạy về ngữ pháp, từ vựng hay cấu trúc câu mà còn dẫn dắt học sinh vào những cuộc thảo luận sôi nổi về các vấn đề xã hội, nhân văn. Qua những bài giảng, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử và con người. Họ khơi dậy niềm đam mê đọc sách, khám phá văn học, từ đó hình thành thói quen tư duy phản biện và khả năng phân tích sâu sắc.

Ngoài ra, phương pháp giảng dạy của giáo viên dạy môn Văn cũng rất đặc biệt. Họ thường sử dụng những hình thức dạy học sáng tạo, khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình học tập. Những hoạt động như thảo luận nhóm, diễn kịch hay viết sáng tác không chỉ giúp học sinh hiểu bài mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Giáo viên dạy Văn còn là những người biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của học sinh, từ đó tạo ra một môi trường học tập thân thiện và cởi mở.

Cuối cùng, vẻ đẹp của giáo viên dạy môn Văn còn nằm ở sự tận tâm và lòng yêu nghề. Họ luôn nỗ lực để mang đến cho học sinh những bài học bổ ích, không chỉ về kiến thức mà còn về nhân cách và đạo đức. Họ là những người thắp sáng ngọn lửa đam mê học tập trong tâm hồn học sinh, giúp các em nhận ra giá trị của văn học và cuộc sống.

Tóm lại, giáo viên dạy môn Văn không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn là những người nghệ sĩ, những nhà tâm lý học, những người thầy tận tâm. Vẻ đẹp của họ không chỉ thể hiện qua những bài giảng hay mà còn ở khả năng chạm đến trái tim và tâm hồn của học sinh. Chính vì vậy, họ xứng đáng được trân trọng và yêu mến trong xã hội hiện đại.

NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất.. Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên....
Đọc tiếp
NHỮNG CHIẾC ÁO ẤM

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất.. Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

– Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

– Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều. Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

– Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

– Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

– Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. Nhưng chợt Nhím dừng lại như vừa nghĩ ra điều gì:

– Ừ! Kim đã có rồi nhưng cần phải có chỉ mới may được áo. Ta phải đi tìm người có chỉ cái đã.

Nhím và Thỏ cùng đi, vừa đi vừa hát:

May một chiếc áo

Không những cần kim

Còn phải đi tìm

Ai người có chỉ.

Tiếng gió hòa nhịp:

Hay nhỉ! Hay nhỉ!

Họ đi một quãng, đến một nương dâu, chị Tằm đang nhả tơ làm kén. Tơ của chị màu vàng, óng a, óng ánh. Nhím và Thỏ cứ nhìn nhìn.

– Chào chị Tằm. Chị rút ruột mới nhả được tơ, nên tơ chị đẹp lắm! Giá chị giúp chúng tôi một ít tơ làm chỉ may áo thì tốt biết mấy. Trời rét quá, chúng tôi đang cần áo ấm.

Chi Tằm vốn tốt bụng nói:

– Trời rét thế này mà thiếu áo ấm thì chịu sao được! Các bác cần bao nhiêu tơ?

Tằm níu một sợi tơ, thả mình rơi xuống. Nhím đưa tay đỡ, đặt Tằm xuống đất. Tằm chìa sợi tơ cho Nhím và Thỏ cùng xe.

Xe xong, Nhím đeo kính vào, hăm hở dùi lỗ để may. Nhưng chợt Nhím dừng lại. Thỏ ngạc nhiên hỏi:

– Sao thế hở bác Nhím?

Nhím cười:

– Ồ! Hóa ra có kim có chỉ nhưng chưa có người biết cắt vải cũng chưa may được áo! Chúng ta phải đi tìm người biết cắt vải cái đã.

Tằm trèo lên lưng Thỏ, họ cùng đi cùng hát:

May một chiếc áo

Cần chỉ cần kim

Còn phải đi tìm

Ai người cắt vải!

Tiếng gió hòa nhịp:

Ừa phải! Ừa phải!

Đi một quãng, họ gặp một anh Bọ Ngựa. Bọ ngựa đang vun kiếm phát cỏ. Chốc chốc, Bọ Ngựa lại đưa kiếm lên ngắm nghía. Nhím chỉ cho hai bạn:

– Đúng là tay cắt khá! Lưỡi kiếm kia dùng để cắt vải thì thật là tuyệt.

Nhím nói to:

– Chào Bọ Ngựa! Anh có đôi kiếm tốt lắm. Anh hãy giúp chúng tôi cắt vải may áo. Mọi người đang cần áo ấm.

Bọ Ngựa ngạc nhiên hỏi:

– Tôi có quen giúp ai đâu! Tôi giúp cho tôi cũng mệt lắm rồi!

– Ấy đừng nói thế! Biết giúp ích cho mọi người thì mới sung sướng được.

– Bọ Ngựa lắc lư cái đầu, đu đưa bốn chân, toan bỏ đi, nhưng chợt nó quay đầu lại:

– Vải đâu đưa tôi cắt giúp để rồi… tôi được sung sướng.

– Thỏ đưa tấm vải ra. Bọ Ngựa bước ra, vung kiếm cắt lia lịa. Thỏ trợn mắt. Nhím cũng hoảng hốt đưa tay ngăn Bọ Ngựa lại:

– -Chết chửa! Phải cắt đúng theo kích thước và đường vạch chứ! Cắt bừa sẽ hỏng hết vải.

Bọ Ngựa vùng vằng:

– Đã bảo mà! Tôi có quen giúp ai đâu. Nói xong Bọ Ngựa bỏ đi.

Nhím chạy đến ngăn lại:

– Bọ Ngựa hãy hượm đã! Làm gì mà nóng nảy thế. Nhất định chúng ta sẽ tìm ra một người kẻ đường vạch thật giỏi, rồi ai nấy cũng vui vẻ làm được việc cho mà xem

Nhím kéo mọi người đi tìm một người biết vạch. Họ vừa đi vừa hát:

May một chiếc áo

Cần chỉ cần kim

Còn phải đi tìm

Ai người biết cắt

Muốn cắt cho đẹp

Không thể cắt bừa

Muốn cắt cho vừa

Phải người biết vạch

Tiếng gió theo sau hòa nhịp:

Hay thật! Hay thật!

Đi một lúc đến vườn chuối, họ thấy một anh Ốc Sên đang bò. Ốc Sên mang trên lưng một chiếc vỏ. Cứ mỗi quãng bò, Ốc Sên để lại phía sau một đường vạch rất to. Nghe có người đến, Ốc Sên vội rụt đầu vào vỏ.

Nhím cười to:

– Này Ốc Sên! Sao lại rụt đầu vào vỏ như vậy? Ra đây giúp anh em một tay. Chúng tôi đang thiếu người biết kẻ đường vạch để may áo. Trời rét lắm, mọi người đang cần áo ấm.

Ốc Sên ngoái cổ ra ngoài, lắc đầu tỏ ý không muốn nghe gì hết. Tằm nói:

– Không nên thế, Ốc Sên ạ! Nếu cứ chui mình vào vỏ thì làm sao có thể sống một cách bay bổng được. Phải biết sống vì mọi người. Có biết sống vì mọi người thì đời người ta mới sung sướng được.

Nhím nói:

– Chắc Ốc Sên lo mình chậm chạp. Không lo lắm đâu. Đã có chúng tôi giúp sức. Hãy bước ra đi!

Nghe đến đây, Ốc Sên chui ra. Ốc Sên bò lên tấm vải, vạch những đường rất rõ. Bọ ngựa theo đường vạch cắt thành những mảnh áo.

Nhím cầm vải dùi lỗ, lấy kim chỉ bắt đầu may, Nhím dùng chân trước để luồn kim, nhưng luồn cứ bị lệch. NHím tháo kính nhìn ra xa, cặp mắt chớp lia lịa. Nhím vừa vỡ lẽ: Còn cần một người luồn kim giỏi

Họ dắt nhau đi tìm người khâu giỏi. Đi một quãng chợt có tiếng chim ríu rít. Nhìn lên cây vông, thấy một tổ chim. Ổ Dộc đang làm tổ cho con. Một con bíu phía trong tổ, một con bíu ngoài tổ. Chúng luồn cho nhau những sợi lá mía khô. Cách làm việc của đôi Ổ Dộc vô cùng nhanh nhẹn, khiến ai nấy điều ngạc nhiên.

Nhím gọi to:

– Chào hai bác! Quả tôi chưa thấy người nào khâu giỏi như hai bác. Trời đang rét to, mọi người đang cần áo ấm..

– Đúng thế! Chúng tôi đang dệt cho các cháu sắp sinh một chiếc tổ ấm đấy!

– Lo xa là phải, nhưng hai bác hãy nghĩ lại xem. Con cái chúng ta được ấm, nhưng con cái mọi người vẫn rét, thì cũng chưa ổn đâu! Chúng ta muốn ấm thật sự thì người khác cũng phải được ấm..

– Sao vậy?

– Vì người bị rét sẽ gào thét, ta không thể yên tâm được đâu.

Và thế là họ bảo nhau dựng một xưởng may áo ấm, Nhím đóng cái đinh cuối cùng lên tấm biển treo trước cổng với chữ đề:

XƯỞNG MAY ÁO ẤM

Toàn thợ lành nghề

Nhưng trong xưởng chẳng ai uốn nhận may áo cho mình cả. Ai cũng nhường cho bạn may trước. Nhím lắc đầu không chịu may, chỉ sang cho Bọ Ngựa, Bọ Ngựa lắc đầu chỉ sang Ốc Sên, Ốc Sên chỉ sang cho Ổ Dộc.. Cuối cùng Ốc Sên và Tằm phải chịu để may trước.

Khách hàng tấp nập đến xưởng may. Trong xưởng ai nấy đều làm việc say sưa và vui vẻ. Thỏ trải vải, Ốc Sên kẻ đường vạch, Tằm luôn tay xe chỉ, Bọ Ngựa cắt đúng kiểu, đúng mốt. Nhím chắp vải, dùi lỗ. Đôi Ổ Dộc luồn kim. Thỏ nhặt áo móc lên giá.

Trong rừng, gió bấc vẫn thổi. Trời càng rét tợn. Nhưng quang cảnh ở đây khác hẳn. Sóc mẹ ẳm Sóc con nhún nhảy qua lại, vì họ sung sướng với bộ áo màu lơ rất đẹp. Quạ ngồi ung dung, thỉnh thoảng lại lấy cánh phủi phủi một chiếc lá nhỏ vừa rơi trên chiếc áo mới. Nhái cười ngắm nghía bộ cánh mới của mình dưới hồ nước. Có tiếng hát của gió:

Một việc dù lớn bé

Một mình khó làm xong

Phải chung sức chung lòng

Công lao của tập thể

Ta sinh ra là để

Giúp ích cho mọi người

Đời có đẹp có tươi

Thì ta mới sung sướng.

 1 hãy xác định các sự việc chính

 2 chỉ ra đặc điểm của thể loại 

 3 bài học rút ra từ câu truyện là gì

0

chx doc

 

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Quà tặng của chim non      Một hôm, tha thẩn ra vườn chơi, tôi thấy dưới bụi cỏ một chú chim non đang rướn mình, cánh vỗ vỗ một cách yếu ớt. Một cánh hình như bị gãy nên không cụp lại được, cứ xõa xuống đến tội nghiệp. Tôi khẽ khàng nâng chú lên và mang vào nhà. Bố mẹ chú bay lao theo. Thương quá nhưng...
Đọc tiếp

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Quà tặng của chim non

     Một hôm, tha thẩn ra vườn chơi, tôi thấy dưới bụi cỏ một chú chim non đang rướn mình, cánh vỗ vỗ một cách yếu ớt. Một cánh hình như bị gãy nên không cụp lại được, cứ xõa xuống đến tội nghiệp. Tôi khẽ khàng nâng chú lên và mang vào nhà. Bố mẹ chú bay lao theo. Thương quá nhưng không biết làm cách nào hơn, tôi chỉ biết nhủ thầm: “Để tôi chữa cho cánh nó liền lại rồi tôi sẽ trả về cho.”.

     Từ hôm ấy, tôi bận tíu tít vì chim non. Chừng mười hôm sau, nó khỏe hơn hẳn, mọc đủ lông cánh, nhảy nhót suốt ngày. Giữ lời hứa thầm mấy hôm trước tôi quyết định thả chim non. Nó thoáng ngơ ngác một giây rồi vút bay lên. Nó bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi đi cùng. Vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo chim non. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

     Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

Theo Trần Hoài Dương

Câu 5 (0,5 điểm): Ghi lại những hình ảnh nói về chú chim non khi được thả về rừng trong đoạn 2.

Câu 6 (0,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?

Câu 7 (1,0 điểm): Em thích điều gì trong khu rừng? Vì sao?

Câu 8 (1,0 điểm): Chỉ ra đại từ xưng hô trong đoạn văn sau. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng một trong số những đại từ đó.

     …Thương quá nhưng không biết làm cách nào hơn, tôi chỉ biết nhủ thầm: “Để tôi chữa cho cánh nó liền lại rồi tôi sẽ trả về cho.”.

Câu 9 (1,0 điểm): Theo em, tình yêu thương có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

0