K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DT
9 tháng 4

1. Yếu Tố Tượng Trưng:

- Hình Ảnh Mẹ: Mẹ không chỉ là người sinh thành mà còn tượng trưng cho sự ấm áp, bảo bọc, và tình yêu vô điều kiện. Mẹ có thể là biểu tượng của quê hương, của nguồn cội và sự nuôi dưỡng tinh thần.

- Hình Ảnh Thiên Nhiên: Có thể được sử dụng để biểu hiện cho sự sống, sự thay đổi không ngừng của thời gian, hoặc là nơi trú ẩn tâm hồn.

- Hình Ảnh Khác: Tùy vào nội dung cụ thể của bài thơ mà các hình ảnh khác được sử dụng như tượng trưng cho những ý nghĩa sâu xa khác nhau.

2. Cấu Tứ và Nghệ Thuật:

- Cấu Trúc Bài Thơ: Xem xét cách bài thơ được tổ chức, từ ngôn từ, câu chữ, đến sự sắp xếp của các khổ thơ.

- Ngôn Ngữ và Hình Ảnh: Ngôn ngữ trong thơ của Ý Nhi thường giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ để tạo nên những lớp nghĩa phong phú.

- Nhịp Điệu và Âm Nhạc: Cách nhịp điệu được xây dựng trong thơ có thể tạo ra âm hưởng riêng, hỗ trợ cho việc truyền tải cảm xúc và thông điệp.

- Cảm Xúc và Sắc Thái: Cảm xúc truyền tải qua từng dòng thơ, cách tác giả dùng từ ngữ để biểu đạt sắc thái cảm xúc.

8 tháng 4

"Bài thơ kính gửi mẹ" của Ý Nhi là một tác phẩm văn học có chủ đề tình cảm gia đình và lòng hiếu thảo. Chủ đề chính của bài thơ này là tình yêu thương, sự hiếu thảo và sự biết ơn đối với mẹ. 

Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ này là sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc của người con dành cho mẹ. Bài thơ thể hiện sự biết ơn vô hạn của người viết đối với mẹ, người đã hy sinh, dạy dỗ và chăm sóc con trẻ với tình thương mãnh liệt. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua những dòng thơ ôn tồn, mộc mạc nhưng đầy cảm xúc, tạo nên một bức tranh tình cảm ấm áp và sâu lắng về tình mẹ con.

Nhìn chung, bài thơ này thể hiện một cảm xúc biết ơn và tình yêu sâu sắc từ người con dành cho người mẹ, đồng thời làm nổi bật chủ đề quan trọng về tình mẫu tử trong văn học.

4
456
CTVHS
8 tháng 4

cóa

   Đồng Nai là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của nước ta. Không chỉ có những cảnh quan đẹp mà Đồng Nai còn nổi bật với những câu ca dao, tục ngữ được cha ông ta truyền lại từ bao đời nay. Trong đó có câu ca dao mà em ấn tượng nhất là:

 

Biên Hòa có bưởi Thanh Trà

Thủ Ðức nem nướng, Ðiện Bà Tây Ninh

      Câu ca dao này đã mang đến cho chúng ta một đặc sản nổi tiếng ở Đồng Nai. Đó chính là bưởi Thanh Trà ờ Biên Hòa – Đồng Nai. Bưởi ở đây có một vị ngọt đậm đặc trưng mà không vùng nào có được. Do những gốc bưởi được trồng trên đất phù sa và được người dân chăm sóc tỉ mỉ nên nó mới có chất lượng cao và được nhiều người biết đến. Qua câu ca dao này chúng ta không chỉ biết thêm một đặc sản ở Đồng Nai mà chúng ta còn biết thêm những đặc sản ở vùng khác chẳng hạn như nem nướng ở Thủ Đức và khu núi Điện Bà trên núi Bà Đen ở Tây Ninh. Nếu có dịp chúng ta hãy đến Đồng Nai để đi du lịch, nghỉ dưỡng cùng gia đình cũng như để thưởng thức những món đặc sản ở nơi đây.

tick

9 tháng 4

      Câu 3: 

      Giải

Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: 6,9 x \(\dfrac{2}{3}\) = 4,6

Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 6,9 x 5,2 x 4,6 = 165,048 (cm3)

Đáp số: 165,048 cm3

 

9 tháng 4

Câu 4:

        Giải:

Chiều cao của hình thang là:

      38,5 x  \(\dfrac{2}{5}\) = \(\dfrac{77}{5}\) (m)

Diện tích mảnh vườn đó là:

     (38,5 + 29) x \(\dfrac{77}{5}\) : 2 = 519,75 (m2)

Đáp số: 519,75 m2

    

 

 

Mik cần gấp lắm. Mong mọi người giúp đỡ

Trong xã hội hiện đại ngày nay, các bạn học sinh được tiếp xúc sớm với môi trường rộng lớn, với vô vàn những thông tin qua internet. Chính vì thế, đã dẫn đến hiện tượng một bộ phận các bạn ấy đua đòi ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi của mình.

Phong cách ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi học sinh ở đây chính là nói đến những kiểu tóc có màu sắc sặc sỡ, được tạo hình cầu kì, phức tạp, những lớp phấn son, sơn móng đính đá. Là nói đến các bộ trang phục, phụ kiện có giá trị quá lớn, hở hang, táo bạo, luộm thuộm… Đó là những yếu tố trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là môi trường học đường.

Các bộ đồng phục và quy định về tóc tai, giày dép được nhà trường quy định là đã được nghiên cứu để đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và các hoạt động ở trường. Đồng thời nó giúp xóa đi các khoảng cách về giàu nghèo, địa lý, giúp các em học sinh gắn bó, hòa nhập với nhau hơn. Vậy nên, khi các em cố phá vỡ các quy định này để khoác lên mình các bộ trang phục không phù hợp thì chính là sai phạm.

Điều đó trước hết sẽ gây ảnh hưởng, khó khăn cho chính các em khi thực hiện các hoạt động như viết bài, tập thể dục, dọn vệ sinh… Sau đó sẽ tạo nên ấn tượng xấu về bản thân trong mắt thầy cô, bạn bè. Những bộ trang phục ấy dễ khiến các em bị đánh giá là ăn chơi, đua đòi, hư hỏng. Khiến bạn bè xa lánh, thầy cô phê bình. Đồng thời, khi các món trang sức, phụ kiện đắt tiền đấy mang đến lớp, thì cũng khó tránh khỏi tình huống lẫn lộn, rơi mất… gây lục đục nội bộ, bạn bè nghi ngờ nhau. Không chỉ vậy, việc tạo dựng ngoại hình không phù hợp lứa tuổi ấy, sẽ khiến các em dễ trở thành đối tượng cho những kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng.

Trang phục chỉ đẹp khi phù hợp với người mặc và nơi đến. Vì thế, các bạn học sinh nên mặc những gì phù hợp với mình. Như áo quần đồng phục, không trang điểm đậm, không dùng trang sức đắt tiền để đến lớp… Nếu muốn thử sức với các tạo hình phức tạp để thể hiện phong cách riêng, các bạn có thể thử trong các buổi tiệc hay các địa điểm vui chơi khác ngoài trường học. Và đương nhiên là cần có sự góp ý từ người thân, bạn bè.

Như vậy, hiện tượng một bộ phận học sinh đua đòi ăn mặc không phù hợp lứa tuổi là một hiện tượng xấu. Gây ảnh hưởng đến bản thân các bạn và cả trường học. Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục. Cần có những hình thức răn đe phù hợp để cảnh cáo các trường hợp vi phạm. Cần liên kết giữa nhà trường và gia đình để ngăn cản hiện tượng này. Nhưng hơn hết, nó vẫn sẽ phải xuất phát từ chính suy nghĩ tự thân của các bạn học sinh.

Chỉ cần các bạn ấy hiểu được ý nghĩ của trang phục, sự phù hợp của chúng với bản thân và môi trường lớp học, thì hiện tượng đua đòi ăn mặc không phù hợp lứa tuổi sẽ không còn tiếp diễn nữa.

đây ko hỏi nữa ok

LẬP DÀN Ý NHA MỌI NGƯờI

Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu "y phục xứng kì tích”. Đúng vậy nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, đi đứng hay nói năng cũng có thể đánh giá được ít nhiều những tính cách của người đó. Đã là học sinh thì trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với độ tuổi, với hoàn cảnh là quan trọng hơn hết.

Trang phục có thể coi là bạn đồng hành gắn bó với chúng ta, không chỉ che chở, sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu, thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Vì vậy trước khi mặc một bộ đồng phục thì phải biết mặc thế nào cho đẹp, để trang phục luôn chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, ta nên tuân thủ quy định của nhà trường. Ta thấy nội quy trang phục của nhà trường hiện nay tương đối là đẹp, phù hợp với lứa tuổi, cụ thể là những chiếc áo sơ mi trắng, những chiếc quần sẫm màu, cũng có thể là bộ áo dài duyên dáng đối với nữ. Tuy nhiên không ít trường hợp học sinh tự ý cách điệu bộ đồng phục này thành những chiếc váy ngắn cũn cỡn, màu sắc cũng được biến đổi khá đa dạng, có nhiều bạn nam khoác lên mình những chiếc áo phông có in những hàng chữ nước ngoài, rồi những hình ảnh không lành mạnh nó làm mất hết đi vẻ ngây thơ trong sáng, gọn gàng sạch sẽ của học sinh.

Môi trường trong nhà trường là nơi cần có sự trang nghiêm và nhất thiết phải tuân thủ theo những quy định chung. Đặc biệt đối với cách ăn mặc của học sinh cũng góp phần tạo nên bộ mặt của ngôi trường đó, vì vậy mà học sinh chúng ta hãy tự làm đẹp cho mình, cũng là làm đẹp cho cộng đồng và khi đó sẽ tạo cho mọi người xung quanh một cái nhìn thiên cảm, chứ không phải là cái nhìn đua đòi biến mình thành kẻ ” khác người”. Chúng ta hãy lựa chọn cho mình những trang phục đẹp tô thêm nét đẹp tuổi học trò đảm bảo tính nghiêm túc trách được kiểu ăn mặc kệch cỡm, xóa bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về sự giàu nghèo giữa các học sinh trong trường trong lớp. Đồng thời, cũng cần phải biết yêu quý bộ đồng phục của mình dù nó không phải trang phục đắt tiền.

Như vậy biết cách lựa chọn trang phục đẹp phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh đặc biệt là phù hợp với nhà trường cũng có nghĩa là ta thể hiện mình là người có văn hoa giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy chọn cho mình những trang phục chỉnh tề gọn gàng, sạch sẽ, đồng thời loại bỏ phê phán ăn mặc đua đòi chay theo mốt.

8 tháng 4

gg có đó

8 tháng 4

Gần 40 năm ra đời, nhưng "Em bé Hà Nội" (Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh đạo diễn) vẫn là một tác phẩm điện ảnh ghi dấu trong lòng công chúng trong và ngoài nước. Câu chuyện đau thương về Hà Nội sau cuộc không kích 12 ngày đêm của Mỹ, không chỉ là hoang tàn, đổ nát, mà còn là sự ly biệt của bao gia đình, khiến những em bé rơi vào cảnh bơ vơ, côi cút, đã làm rung động bao con tim. Bởi thế, bộ phim từng giành giải "Bông sen vàng" tại LHP Việt Nam, Giải Đặc biệt của Ban Giám khảo LHP Quốc tế Moskva, Giải thưởng của Mặt trận giải phóng Palestine tại LHP Quốc tế Syria.

Vào dịp 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không", không chỉ VTV đã chiếu lại bộ phim này, mà tổ chức quốc tế "Những người bạn của di sản Việt Nam" cũng có một buổi chiếu riêng và giao lưu giữa các nhân vật chủ chốt của đoàn làm phim với khán giả quốc tế tại Hà Nội, trong đó, nhiều khán giả Mỹ. Giờ đây, cả 4 nghệ sĩ: đạo diễn Hải Ninh, Lan Hương (vai em bé Ngọc Hà), anh bộ đội (Thế Anh), quay phim Trần Thế Dân đều đã trở thành Nghệ sĩ nhân dân (NSND). Những câu chuyện xung quanh bộ phim mà các nghệ sĩ chia sẻ, đã khiến khán giả hết sức xúc động.

NSND Hải Ninh đã thực hiện bộ phim từ trải nghiệm thực tế. Trong ký ức của ông, cảnh tượng kinh hoàng về trận bom ở Khâm Thiên vẫn là nỗi ám ảnh, mà mỗi lần nhớ lại vẫn khiến ông xúc động mạnh. Hàng dãy người chết nằm sát nhau trên hè phố. Rồi ông tình cờ nhặt được mẩu báo viết về một chị công nhân nhà in quên mình cứu những đứa bé trong nhà trẻ sau khi một quả bom rơi trúng lớp. Hình ảnh này đã được ông đưa vào phim "Em bé Hà Nội". NSND Hải Ninh nghẹn ngào: Chúng tôi làm phim mang đề tài chiến tranh, nhưng với khát vọng hòa bình mãnh liệt. Không đề cập đến thắng - thua từ hai phía, bộ phim chỉ ca ngợi tình thương yêu của người Hà Nội trong chiến tranh. Đó là điều kỳ diệu tạo nên sức mạnh để giành chiến thắng.

Cùng thời điểm đó, nhà văn Hoàng Tích Chỉ được nghe nghệ sĩ Tuệ Minh kể câu chuyện rất xúc động về đứa con nhỏ của chị đã bất chấp bom đạn, xách cây đàn đi bộ từ Yên Viên về Hà Nội tìm mẹ. 3 ngày 3 đêm không ngủ, nhà văn Hoàng Tích Chỉ viết một mạch xong kịch bản phim "Em bé Hà Nội". Cơ duyên lại kết nối cảm xúc của 2 nghệ sĩ tài hoa: Hải Ninh và Hoàng Tích Chỉ, để thêm một tuyệt phẩm ra đời. Thông qua câu chuyện một em bé Hà Nội, các nghệ sĩ đã tiếp cận đề tài chiến tranh một cách độc đáo và ấn tượng.

NSND Thế Anh, người vào vai anh sỹ quan bộ đội cũng bồi hồi trong đầy ắp kỷ niệm về bộ phim. Ông cũng phải chứng kiến trận bom kinh hoàng tại Khâm Thiên với không khí tang tóc bao trùm. Đau đớn là bởi, đêm 24/12, Mỹ tuyên bố sẽ ngừng bắn, nhiều người dân sơ tán đã quay về Hà Nội, nào ngờ, chúng tráo trở giội bom, gây nên thảm cảnh. Chúng cũng giội bom xuống BV Bạch Mai, làm nên những hố bom to như cái ao. Hình ảnh giọt nước mắt của Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đứng trước cảnh đó, đã khắc sâu vào tâm trí ông, để như bao nghệ sĩ khác, ông khao khát được làm một điều gì đó nhằm tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ với nhân dân Việt Nam. Vì thế, được mời đóng phim "Em bé Hà Nội", ông vui vẻ khoác ba lô lên đơn vị tên lửa ở Chèm để thâm nhập thực tế. Đồng chí Tiểu đoàn trưởng tên là Tiếp đã dạy ông từ cách đi đứng, thao tác đến hô khẩu lệnh của người chỉ huy. Ông bảo, vốn hay được giao vai phản diện, giờ vào vai chính diện cũng khó, làm sao phải chững chạc, mà vẫn lột tả được sự nhân văn của người lính. Nhưng ông đã thể hiện thành công, trong đó có chi tiết: sau khi bắn rơi máy bay Mỹ, anh bộ đội lập tức chạy đi tìm bé Ngọc Hà để chia sẻ niềm vui. Từng trải qua 12 ngày đêm máu lửa, nên những cảnh bé Ngọc Hà bơ vơ giữa dòng người, với Thế Anh luôn là niềm xúc động thật sự. Ông bảo, đạo diễn Hải Ninh còn rất chuyên nghiệp khi đã tranh thủ "chớp" lấy cảnh đổ nát ở Khâm Thiên, những hố bom sâu hoắm bên Đông Anh, Long Biên, nên bối cảnh chiến tranh trong phim là thật 100%. Chính hơi hướng sự thật phả vào phim truyện, đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.

 

Cảnh trong phim "Em bé Hà Nội".

8 tháng 4

lên gg nha

8 tháng 4

oki