K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2019

"Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây." 

21 tháng 1 2019

Cảm ơn chị ạ!

21 tháng 1 2019

Trong cửa sổ làm việc của Word, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+F (hay nhấn chuột lên nút mũi tên nho nhỏ ở góc dưới bên phải của nhóm Font trong thẻ Home trên thanh Ribbon.



Hộp thoại Font được mở ra. Trên thẻ Font, bạn chọn font chữ mà mình thích chọn làm font mặc định, chọn kiểu (Font style) và kích thước (Size). Sau đó nhấn nút Save As Default (lưu như mặc định).



Trên hộp thoại confirm của Microsoft Word, bạn chọn tùy chọn All documents based on the Normal.dotm template để ứng dụng font mặc định này cho tất cả các văn bản Word được xử lý sau này. Nhấn OK để hoàn tất và thoát về cửa sổ của Word.

21 tháng 1 2019
  • các bạn ơi giúp mình nha
16 tháng 1 2022

du dương, ru hời, dỗ dành, giỗ tổ, da dẻ, gia hạn

21 tháng 1 2019

ai nhanh 3 k hứa luôn

21 tháng 1 2019

mik ko o Nghe An

Cảm xúc khi về thăm Lăng Bác trong
chuyến đi trải nghiệm thực tế

 

                                                                                     “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
               Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
                      Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
                                               (Viễn Phương)
 

         Những vần thơ ngợi ca, thương nhớ Bác như vẫn vang vọng trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, là mặt trời soi tỏ con đường những sớm mai, là vị cha già kính yêu vô vàn. Bác là người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, lãnh đạo toàn dân giương cao ngọn cờ, quyết giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày Bác mất, “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, đồng bào tiếc thương, nhân loại ngậm ngùi… Từ ngày 2/9/1969 – ngày Bác về với cõi “vĩnh hằng” đến nay đã được 46 năm, mà sao mỗi khi đến thăm lăng Bác, trong em vẫn luôn hiện hữu hình ảnh người cha hiền từ, vô vàn kính yêu.
          Em rất may mắn khi có dịp viếng thăm nơi Người yên nghỉ cùng các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh khối 7 - Trường THCS Lê Quý Đôn – TP Lào Cai nhân chuyến đi trải nghiệm “Về với cội nguồn”. Một người con sống xa thủ đô nay được cùng bạn bè, thầy cô gửi lại nơi đây vòng hoa chan chứa tình cảm kính yêu, trong lòng em vô cùng xúc động xen lẫn niềm tự hào.
          Từ sáng sớm tinh sương, khi mặt trời còn chưa ló rạng, đoàn cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh khối 7 trường em đã háo hức, hồi hộp đến bên Lăng. Khí trời mát lạnh, gió hiu hiu thổi, cây cỏ xào xạc theo bước chân em như đang đón chào những mầm non đất nước. Em thấy lâng lâng vui sướng, cảm giác như Bác đang ở trong lăng, đang vui vẻ đón chúng em. Hình ảnh đầu tiên em nhìn thấy là “Những hàng tre xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, cho dù “phong ba bão táp” vẫn cao vút, xanh thẫm, như ý chí quyết tâm gìn giữ đất nước của người Việt qua bao thế kỉ. Bao loài hoa đằm thắm toả hương mát dịu, bao cây cỏ xanh tươi vẫy chào chúng em. Các chú chiến sĩ trong bộ quân phục trắng đứng nghiêm trang, giữ gìn giấc ngủ Bác bình yên. Ẩn hiện trên khuôn mặt của các chú là vẻ tự hào và niềm tin phơi phới, khi được thay mặt toàn thể nhân dân, toàn thể 54 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất chữ S canh giữ, bảo vệ giấc ngủ thiên thu của Người. Kia rồi, lăng Bác trên quảng trường Ba Đình lịch sử còn bao phủ một màn sương mỏng, uy nghiêm, trang trọng. Lăng Bác như bông sen trong đầm sen Tháp Mười. Lăng Người là trái tim của Hà Nội, là trái tim của nhân dân Việt Nam.
         Sau khi tham dự lễ Chào cờ trên quảng trường Ba Đình, học sinh chúng em được dẫn đến Hội trường Ban quản lý Lăng để xem những thước phim tài liệu vô cùng xúc động: “Những phút giây cuối đời của Bác Hồ”. Thước phim ngắn như đưa em trở về bên Bác, nhìn thấy từng hành động của Bác, thấm sâu hơn tình yêu thương của Bác với nhân dân, đồng chí, đồng bào và các em nhỏ. Đến những phút cuối, cả khán phòng thổn thức, lệ tràn khoé mi. Cả khi rời phòng chiếu, nhiều bạn còn cố cắn chặt môi, ngăn tiếng khóc nức nở.
         Tiếp theo, chúng em nhanh chân xếp hàng để làm lễ Báo công dâng lên Bác. Đứng giữa quảng trường đầy gió, đầy nắng, chúng em báo với Người những thành tích, nỗ lực của chúng em trong suốt chặng đường tuy khó khăn vất vả nhưng rất đỗi tự hào của trường THCS Lê Quý Đôn. Nắng thêm vàng, hương hoa thêm đượm, có lẽ Bác đang vui, đang tự hào về chúng em. Em như thấy Bác đang lắng nghe, mỉm cười hạnh phúc, dành cho chúng em những cái nhìn chan chứa yêu thương ở khắp mọi nơi. Trong em vang lên một lời hứa: năm sau con sẽ về đây thăm Bác, dâng lên Bác nhiều thành tích hơn, nhiều bông hoa điểm tốt hơn để xứng đáng là cháu Bác Hồ. Đoàn chúng em lặng lẽ, thành kính chầm chậm đi qua nơi Bác nằm. Đến bên Bác, ai cũng vô cùng xúc động, cũng muốn dừng chân lâu hơn để ngắm nhìn thật kĩ dáng ngủ yên bình, chòm râu dài, mái tóc bạc phơ của Bác, muốn thời gian lắng đọng lại để có thể nói hết tình cảm của mình đối với Bác. Người nằm đó như ngủ, ngủ một giấc ngủ yên bình, thanh thản, không mảy may lo âu… Phút giây ấy sao mà xúc động quá, thiêng liêng quá!
         Rời lăng Bác, chúng em theo chân chú hướng dẫn viên đi vào thăm “cõi Bác xưa”. Đó là Phủ Chủ Tịch, là đường Xoài hoa trắng nắng đu đưa, là Nhà sàn đơn sơ nhưng chan chứa hơi ấm của Người… Ở mỗi nơi ấy đều lưu lại rất nhiều những kỉ niệm về tình cảm của Bác đối với nhân dân và các cháu thiếu nhi. Chao ôi! Một vị lãnh tụ như Người, tại sao lại có thể sống giản dị đến vậy. Đây đôi dép cao su mòn đế, kia tấm áo ka-ki đã sờn vai,… Ai ai cũng ghi lại rất nhiều ấn tượng trong thâm tâm về hình ảnh một con người giản dị, kính mến. Tạm rời “cõi Bác xưa” để trở lại trước quãng trường Ba Đình thênh thang đầy nắng và gió, hoa cỏ ngát hương, em càng hiểu rằng lăng Bác trở thành niềm tin và sức mạnh cho đồng bào cả nước, là hơi ấm tình thương cho các cháu thiếu nhi. Ở nơi ấy, từng ngày, từng ngày những người con Việt Nam và khách quốc tế vẫn nối tiếp về thủ đô viếng Bác. Ai ai cũng một lòng thành kính vị cha già của dân tộc. Và em cũng vậy, đã nghe nhiều, xem nhiều qua các tranh ảnh, qua những thước phim tư liệu … nhưng đây là lần đầu tiên được tận mắt đến viếng thăm nơi Bác nghỉ, được nhìn thấy Bác ngủ yên, lòng em trào dâng cảm xúc khó tả.
         Trở lại Lào Cai, nơi địa đầu Tổ quốc sau một chuyến đi ngắn ngày, em vẫn lưu lại trong trí óc mình cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi được đặt chân đến quảng trường Ba Đình lịch sử, được lặng lẽ ngắm nhìn vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc. Chuyến về Hà Nội viếng Bác lần này, em đã tích lũy thêm nhiều kiến thức và thực tiễn sinh động về tấm gương của Bác, các đức tính cao quý của Bác. Chuyến đi càng khiến cho tình cảm của một cô bé với vị lãnh tụ của dân tộc thêm sâu sắc. Cảm ơn Bác đã đến với cuộc đời này, đưa một dân tộc đến với ánh sáng, đến với sự tự do, độc lập. Em thầm nhẩm theo bài hát quân hành đang vang lên và thầm hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như nguyện vọng của Bác.

 

Cảm xúc khi về thăm Lăng Bác trong
chuyến đi trải nghiệm thực tế

 

                                                                                     “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
               Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
                      Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
                                               (Viễn Phương)
 

         Những vần thơ ngợi ca, thương nhớ Bác như vẫn vang vọng trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, là mặt trời soi tỏ con đường những sớm mai, là vị cha già kính yêu vô vàn. Bác là người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, lãnh đạo toàn dân giương cao ngọn cờ, quyết giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày Bác mất, “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, đồng bào tiếc thương, nhân loại ngậm ngùi… Từ ngày 2/9/1969 – ngày Bác về với cõi “vĩnh hằng” đến nay đã được 46 năm, mà sao mỗi khi đến thăm lăng Bác, trong em vẫn luôn hiện hữu hình ảnh người cha hiền từ, vô vàn kính yêu.
          Em rất may mắn khi có dịp viếng thăm nơi Người yên nghỉ cùng các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh khối 7 - Trường THCS Lê Quý Đôn – TP Lào Cai nhân chuyến đi trải nghiệm “Về với cội nguồn”. Một người con sống xa thủ đô nay được cùng bạn bè, thầy cô gửi lại nơi đây vòng hoa chan chứa tình cảm kính yêu, trong lòng em vô cùng xúc động xen lẫn niềm tự hào.
          Từ sáng sớm tinh sương, khi mặt trời còn chưa ló rạng, đoàn cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh khối 7 trường em đã háo hức, hồi hộp đến bên Lăng. Khí trời mát lạnh, gió hiu hiu thổi, cây cỏ xào xạc theo bước chân em như đang đón chào những mầm non đất nước. Em thấy lâng lâng vui sướng, cảm giác như Bác đang ở trong lăng, đang vui vẻ đón chúng em. Hình ảnh đầu tiên em nhìn thấy là “Những hàng tre xanh xanh Việt Nam, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, cho dù “phong ba bão táp” vẫn cao vút, xanh thẫm, như ý chí quyết tâm gìn giữ đất nước của người Việt qua bao thế kỉ. Bao loài hoa đằm thắm toả hương mát dịu, bao cây cỏ xanh tươi vẫy chào chúng em. Các chú chiến sĩ trong bộ quân phục trắng đứng nghiêm trang, giữ gìn giấc ngủ Bác bình yên. Ẩn hiện trên khuôn mặt của các chú là vẻ tự hào và niềm tin phơi phới, khi được thay mặt toàn thể nhân dân, toàn thể 54 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất chữ S canh giữ, bảo vệ giấc ngủ thiên thu của Người. Kia rồi, lăng Bác trên quảng trường Ba Đình lịch sử còn bao phủ một màn sương mỏng, uy nghiêm, trang trọng. Lăng Bác như bông sen trong đầm sen Tháp Mười. Lăng Người là trái tim của Hà Nội, là trái tim của nhân dân Việt Nam.
         Sau khi tham dự lễ Chào cờ trên quảng trường Ba Đình, học sinh chúng em được dẫn đến Hội trường Ban quản lý Lăng để xem những thước phim tài liệu vô cùng xúc động: “Những phút giây cuối đời của Bác Hồ”. Thước phim ngắn như đưa em trở về bên Bác, nhìn thấy từng hành động của Bác, thấm sâu hơn tình yêu thương của Bác với nhân dân, đồng chí, đồng bào và các em nhỏ. Đến những phút cuối, cả khán phòng thổn thức, lệ tràn khoé mi. Cả khi rời phòng chiếu, nhiều bạn còn cố cắn chặt môi, ngăn tiếng khóc nức nở.
         Tiếp theo, chúng em nhanh chân xếp hàng để làm lễ Báo công dâng lên Bác. Đứng giữa quảng trường đầy gió, đầy nắng, chúng em báo với Người những thành tích, nỗ lực của chúng em trong suốt chặng đường tuy khó khăn vất vả nhưng rất đỗi tự hào của trường THCS Lê Quý Đôn. Nắng thêm vàng, hương hoa thêm đượm, có lẽ Bác đang vui, đang tự hào về chúng em. Em như thấy Bác đang lắng nghe, mỉm cười hạnh phúc, dành cho chúng em những cái nhìn chan chứa yêu thương ở khắp mọi nơi. Trong em vang lên một lời hứa: năm sau con sẽ về đây thăm Bác, dâng lên Bác nhiều thành tích hơn, nhiều bông hoa điểm tốt hơn để xứng đáng là cháu Bác Hồ. Đoàn chúng em lặng lẽ, thành kính chầm chậm đi qua nơi Bác nằm. Đến bên Bác, ai cũng vô cùng xúc động, cũng muốn dừng chân lâu hơn để ngắm nhìn thật kĩ dáng ngủ yên bình, chòm râu dài, mái tóc bạc phơ của Bác, muốn thời gian lắng đọng lại để có thể nói hết tình cảm của mình đối với Bác. Người nằm đó như ngủ, ngủ một giấc ngủ yên bình, thanh thản, không mảy may lo âu… Phút giây ấy sao mà xúc động quá, thiêng liêng quá!
         Rời lăng Bác, chúng em theo chân chú hướng dẫn viên đi vào thăm “cõi Bác xưa”. Đó là Phủ Chủ Tịch, là đường Xoài hoa trắng nắng đu đưa, là Nhà sàn đơn sơ nhưng chan chứa hơi ấm của Người… Ở mỗi nơi ấy đều lưu lại rất nhiều những kỉ niệm về tình cảm của Bác đối với nhân dân và các cháu thiếu nhi. Chao ôi! Một vị lãnh tụ như Người, tại sao lại có thể sống giản dị đến vậy. Đây đôi dép cao su mòn đế, kia tấm áo ka-ki đã sờn vai,… Ai ai cũng ghi lại rất nhiều ấn tượng trong thâm tâm về hình ảnh một con người giản dị, kính mến. Tạm rời “cõi Bác xưa” để trở lại trước quãng trường Ba Đình thênh thang đầy nắng và gió, hoa cỏ ngát hương, em càng hiểu rằng lăng Bác trở thành niềm tin và sức mạnh cho đồng bào cả nước, là hơi ấm tình thương cho các cháu thiếu nhi. Ở nơi ấy, từng ngày, từng ngày những người con Việt Nam và khách quốc tế vẫn nối tiếp về thủ đô viếng Bác. Ai ai cũng một lòng thành kính vị cha già của dân tộc. Và em cũng vậy, đã nghe nhiều, xem nhiều qua các tranh ảnh, qua những thước phim tư liệu … nhưng đây là lần đầu tiên được tận mắt đến viếng thăm nơi Bác nghỉ, được nhìn thấy Bác ngủ yên, lòng em trào dâng cảm xúc khó tả.
         Trở lại Lào Cai, nơi địa đầu Tổ quốc sau một chuyến đi ngắn ngày, em vẫn lưu lại trong trí óc mình cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi được đặt chân đến quảng trường Ba Đình lịch sử, được lặng lẽ ngắm nhìn vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc. Chuyến về Hà Nội viếng Bác lần này, em đã tích lũy thêm nhiều kiến thức và thực tiễn sinh động về tấm gương của Bác, các đức tính cao quý của Bác. Chuyến đi càng khiến cho tình cảm của một cô bé với vị lãnh tụ của dân tộc thêm sâu sắc. Cảm ơn Bác đã đến với cuộc đời này, đưa một dân tộc đến với ánh sáng, đến với sự tự do, độc lập. Em thầm nhẩm theo bài hát quân hành đang vang lên và thầm hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như nguyện vọng của Bác.

 

21 tháng 1 2019

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

 

1. Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.

2. Bài thơ “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970)

Trong sổ vàng Trung đoàn chúng con

Năm một chín năm mươi ghi một lần Bác đến.

Sao chỉ ghi ngày giờ, không ghi gì nữa cả?

Con bồn chồn hỏi chính ủy của con.

Chính ủy mỉm cười: Thật, có thế thôi

Bác đến giữa đêm, chiến sĩ mình đang ngủ

Bác bảo: "Đừng làm ồn!", Bác lặng nhìn suốt lượt

Và ngay đêm, Bác lại lên đường.

Từ buổi Bác lên đường bao nhiêu nhớ thương

Bao người đã như con lặng nhìn trong sổ?

Bao năm tháng giữa bồi hồi thức, ngủ

Đến suốt đời con thấy Bác nhìn con!

3. Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.

4. Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu (6-9-1969)

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Chiều nay con chạy về thǎm Bác

Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi

Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh

Vui mỗi mầm non, trái chín cành

Vui tiếng ca chung hòa bốn biển

Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?

Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác - Lênin, thế giới Người hiền

A'nh hào quang đỏ thêm sông núi

Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

                      5. Bài thơ “Cây vú sữa trong vườn Bác” của Quốc Tấn

Đầu vườn nghe động cánh ong

Kìa cây vú sữa Bác trồng năm nao !

Cành cây lá nắng xôn xao

Chim reo như đón Bác vào đâu đây.

Tay nghiêng thùng tưới bên cây

Rưng rưng... hoa tím uống đầy nắng tươi !

Ung dung Bác đứng ngắm cười

Cả trời xuân ấm tình Người thương yêu...

Mười lăm năm... mỗi sáng chiều

Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành.

Cây càng khoẻ, lá càng xanh

Như miền Nam đó trưởng thành nở hoa.

Cành cao che mát sân nhà

Từng ôm bóng dáng Cha già sớm trưa.

Dạn dày sương gió nắng mưa

Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm.

Mặc cho lửa đạn mưa bom

Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh.

Đã nghe thơm nắng Ba Đình

Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười.

Cây ơi ! Ơn Bác đời đời

Bác đi - Con cháu thay Người chăm cây !

21 tháng 1 2019

Ai níu mùa xuân xuống 
Cho tóc ta bồng bềnh 
Lòng vẫn đầy khao khát 
Tình yêu dường mưa xuân 

Tình như thuở mười lăm 
Áo ôm vòng eo nhỏ 
Thanh khiết vai nõn lụa 
Ta dám nào chạm tay 

Tình như thuở xa xăm 
Khi mắt em khép mở 
Đôi môi hồng ngúng nguẩy 
Nụ hôn như ngày đầu 

Ta oà vỡ vào nhau 
Thời gian còn đâu nữa 
Đất trời ngưng nhịp thở 
Chỉ có mình với nhau 

Và… sương mai giăng đầy 
Và… cỏ hoa ngập lối 
Ta vươn mình uống vội 
Giọt sương thơm đầu ngày.

21 tháng 1 2019

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách những dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều

21 tháng 1 2019

Gia đình tôi có bốn người, sống trong một căn nhà nhỏ, hơn chật trội. Cuộc sống của chúng tôi diễn ra khá yên bình, mọi hoạt động dường như lúc nào cũng lặp đi lặp lại ngày khác. Mỗi ngày, khi ông mặt trời lấp ló phía cây bàng giữa sân là cả gia đình thức dậy. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bố thể dục, thay quần áo rồi ăn sáng, đi làm. Tôi và em gái thì mèo lười, cũng chả thèm tập thể dục như bố, cứ ngủ thêm chút, rồi dậy đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, ăn sáng và đi học. Một ngày nọ, bố tôi báo rằng gia đình tôi sắp được chuyển đến một ngôi nhà mới. Cả gia đình vui mừng khôn siết. Em gái tôi cứ tíu ta tíu tít, hát vu vơ thích thú, mẹ và bố khuân mặt rạng rỡ bàn nhau xem nên chuẩn bị gi ở nhà mới. Còn tôi, tôi lại thấy vui vui nhưng hơi đượm buồn, tôi phải xa ngôi nhà này sao, ngôi nhà này đã có với tôi bao kỉ niệm đẹp đẽ. Nhưng thôi kệ, tôi hiểu ra rằng cuộc sống mà, khi cái gi không tốt nó sẽ thay bằng một cái khác tốt đẹp hơn nhiều. Tôi thở dài một hơi, lấy lại tinh thần và ra hát hò vui vẻ cùng em gái tôi.

21 tháng 1 2019

C.ó.. ánh sáng ngọn đèn

Từ tr.o..ng tim thầm nhắc

Đồng bào c.o..n nghèo đ..ó.i

Dân ta c..o.n lầm than

21 tháng 1 2019

Cám ơn tất cả các bạn

21 tháng 1 2019

1.ra

2.dân

3.gia

câu 4 mk ko hiểu bn viết gì

21 tháng 1 2019

Ra đi với niềm mong muốn

Góp sức cho dân tộc mình

Việc riêng, gia đình gác lại

Hai tiếng "đồng bào" vang lên

21 tháng 1 2019

là câu A bn nhé

mik cũng chưa chắc đâu

21 tháng 1 2019

a. nói vè quyền lợi còn B. nói về bổn phận :V