K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2019

#)Giải :

Ta xét ( 2 + 4 + 6 + ... + 100 )

Dãy số trên có ( 100 - 2 ) : 2 + 1 = 50 số hạng

Dãy số trên bằng ( 100 + 2 ) x 50 : 2 = 2550 

=> 2550( 36 . 333 - 100 . 111 ) 

= 2550( 11988 - 11100 )

= 2550 . 888 

= 2264400

21 tháng 6 2019

( 2 + 4 + 6 + ... + 100) . (36 . 333 - 100.111) 

\(\frac{\left(100+2\right)\cdot\left[\left(100-2\right)\div2+1\right]}{2}\cdot\left(36.111.3-100.111\right)\)

=  \(\frac{102\cdot50}{2}\cdot\left[111.\left(36.3-100\right)\right]\)

\(=2550\cdot111\cdot8\)

\(=2550\cdot888=2264400\)

21 tháng 6 2019

Bài làm 1

Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép tuy ngắn nhưng lại mang đến cho độc giả những thông điệp vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với nhau. Câu chuyện xoay quanh một ông già ăn xin và cậu bé nhân hậu. Cuộc gặp gỡ giữa họ diễn ra thật giản đơn nhưng lại có một cái kết ẩn chứa bao ý nghĩa nhân văn cao cả. Ông lão ăn xin quả vô cùng khổ sở: “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, môi tái nhợt, áo quần tả tơi”. Dòng đời xô đẩy đã khiến ông lão phải làm nghề hành khất, ngửa tay xin tiền thiên hạ. Thế mà ông lão gặp cậu bé, cậu đã lục hết túi này đến túi nọ vẫn chẳng có lấy một xu. Trái lại với suy nghĩ đã quen thuộc trong tâm trí ông, cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông và nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Ông lão ăn xin đã vô cùng xúc động trước cử chỉ đó và “đôi môi nở nụ cười”. Người ta thì hắt hủi, cô lập những người như ông còn cậu bé này vẫn rất tôn trọng ông. Hẳn việc cậu bé không có gì cho ông lão giống như không hoàn thành trách nhiệm vậy! Trái tim lạnh buốt của ông lão ăn xin dường như được sưởi ấm. Dù vật chất không có gì nhưng cậu bé đó đã cho ông thấy được sự yêu thương, lòng nhân ái từ một người xa lạ cũng tuyệt vời thế nào và cậu bé kia cũng tỉnh ra rằng, cậu không chỉ cho đi mà còn nhận được rất nhiều. Một việc làm tưởng như không trọn vẹn với lời xin lỗi tự đáy lòng nhưng lại đem đến cho cả cậu và ông lão những suy nghĩ riêng. Khi trong người chẳng có lấy chút của cải thì cậu cũng chỉ giống như người ăn xin đó. Tuy nhiên, con người ta đem đến cho nhau đâu chỉ có của cải vật chất mà còn cả sự quan tâm, lòng nhân ái và tình yêu thương. Đó là những thứ mà mỗi con người sinh ra và lớn lên đều không thể thiếu. Tâm hồn ta được nuôi dưỡng và trưởng thành từ chính sự quan tâm, bao bọc, yêu thương của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh ta dù xa lạ hay gần gũi. Thử hỏi nếu cuộc sống mà chỉ có bản thân, sự cạnh tranh, vô cảm thì con người sẽ như thế nào? Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi chúng ta đã gạt bỏ đi tình cảm, sự yêu thương bởi công việc, sự ích kỉ và vật chất. Ta cho người ăn xin bên lề đường vài đồng tiền lẻ và nghĩ rằng đó là quá nhiều cho họ, rồi xua đuổi họ tránh xa tầm mắt ta. Ta khinh rẻ, chê bai nghề lao công, quét rác, chẳng màng đến sự khó nhọc, vất vả của họ. Nếu không có họ liệu chúng ta có được khung cảnh sạch đẹp không? Chỉ cần một hành động rất nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định hoặc chào hỏi bác lao công ở trường cũng đã thể hiện sự quan tâm. Rồi còn việc giúp em nhỏ, người già qua đường hay tiết kiệm tiền ủng hộ nhân dân vùng bão lũ, người nghèo,… cũng chính là việc làm của lòng nhân ái. Chẳng điều gì có thể định nghĩa rõ ràng nhất về tình yêu thương và lòng nhân ái. Nó chỉ xuất hiện qua cử chỉ, hành động của con người dù nhỏ bé hay lớn lao thế nào. Phải chăng tình nhân ái vằ sự yêu thương luôn tồn tại trong trái tim mỗi con người và nảy nở đơm bông giữa rừng hoa tình người đầy ấm áp?

21 tháng 6 2019

Mẩu truyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là bức thông điệp về lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người. Đó không đơn thuần là sự sẻ chia về vật chất mà đáng quý hơn đó còn là sự đồng cảm, lòng yêu thương giữa người với người.

Câu chuyện chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa người ăn xin và cậu bé nhân hậu. Người ăn xin được miêu tả với vẻ già nua, tiều tuỵ “đôi mắt đỏ hoe”, “đôi môi tái nhợt”, “áo quần tả tơi” trông thật đáng thương! Bởi vậy mà một cậu bé đã lục hết túi này đến túi kia mong có gì đó để cho ông lão. Cuối cùng cậu chỉ có thể trả lời người ăn xin với vẻ thất vọng và có lỗi: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả!”. Nhưng qua cử chỉ, lời nói, người ăn xin đã cảm nhận được sự quan tâm, mong muốn chia sẻ xuất phát từ trái tim chan chứa tình yêu thương của Gâu bé để rồi một nụ cười móm mém nở trên khùôn mặt đã có nhiều nếp nhăn.

Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm cho bạn đọc thông điệp về lòng nhân ái, về quy luật “cho” và “nhận”. Khi cậu bé “cho” ông lão sự cảm thông, chia sẻ cũng là lúc cậu nhận được niềm vui vấ sự thanh thản trong tâm hồn. Lòng nhân ái như một phản xạ tự nhiên khi con người ta gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được sẻ chia và giúp đỡ. Lòng nhân ái là thứ thuốc uống công hiệu chữa lành những vết thương trong tim. Có phải chính lòng nhân ái của cậu bé đã xoa dịu, làm tan biến những mệt nhọc trên khuôn mặt ông lão và khiến ông nở nụ cười. Có phải lòng nhân ái đã kẻo lại con người khác nhau về tuổi tác, địa vị xã hội xích lại gần nhau hơn? Cuối câu chuyện, Tuốc-ghê-nhép viết: “[…]cả tôi nừa, tôi cũng nhận được một cái gì đó của ông”. Tuy không nói rõ cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin kia nhưng chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thầm hiểu thứ đó không có giá về vật chất mà vô giá về tinh thần. Đó là niềm hạnh phúc khi giúp được chút gì đó cho ông lão và là sự thoải mái khi được ông lão thấu hiểu cho tấm lòng cửa mình.

Lòng nhân ái hẳn không phải là khái niệm gì quá đỗi xa lạ với chúng ta bởi trong cuộc sống hằng ngày ta đã nhìn thấy biết bao tấm lòng hảo tâm, biết bao trái tim nhân hậu: một cậu bé dẫn em nhỏ bị lạc đi tìm mẹ; một cậu bé đưa bà già mù qua đường. Lớn hơn nữa, lòng nhân ái được thể hiện qua biết bao họạt động từ thiện như “Nối vòng tay lớn”, “Vì người nghèo”, “Trái tim cho em”, tạo cơ hội cho lòng nhân ái được nhân rộng và sưởi ấm những trái tim. Rộng hơn nữa, lòng nhân ái được gửi đến bạn bè khắp thế giới. Từ những trẻ em ở châu Phi đến những khu ổ chuột ở châu Á, tất cả họ đều nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ những trái tim nhân hậu từ năm châu của thế giới.

Nếu không có lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ, trái đất sẽ chìm trong lạnh giá. Tất cả mọi người sẽ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, sẽ thờ ơ trước những người có hoàn cảnh khó khăn. Cậu bé trong truyện sẽ mặc kệ người ăn xin mà không mảy may thương xót. Vậy nên lòng nhân ái vô cùng quan trọng. Chỉ cần một đôi tai biết lắng nghe, một đôi tay luôn sẵn sàng đưa ra khi có người gặp nạn, một cái ôm chứa đựng biết bao yêu thương, một trái tim sẵn sàng chiạ sẻ là ta có thể trao gửi tới những người thiệt thòi hơn mình lòng nhân ái.

Câu chuyện Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép đã để lại cho người đọc bài học sâu sắc về lòng nhân ái. Câu chuyện đánh thức lương tri những con người còn quá ích kỉ, gợi cho người đọc những xúc cảm thật đặc biệt. Qua câu chuyện, ta hiểu được tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá tặng cho người khác.

GỢI Ý LÀM BÀI: Đề bài yêu cầu người viết bày tỏ suy nghĩ của mình về lời nói của thủ lĩnh người da đỏ với vị Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ, khi nước Mĩ ngỏ ý muốn mua đất cảu người da đỏ. Học sinh có thể tự do lựa chọn kiểu văn bản, tự do trình bày suy nghĩ của mình, tích hợp vốn hiểu biết từ văn học, từ cuộc sống từ các kênh thông tin khác ...miễn sao phù hợp.
Sau đây là một số gợi ý mang tích chất định hướng:
-Đất là bà mẹ thiên nhiên hiền từ, bao dung che chở, cung cấp cho con người những thứ cần thiết trong cuộc sống. Đất sẽ yêu thương đùm bọc mọi đứa con của mình.
-Người và đất có quan hệ gắn kết (Mẹ- con) không thể tách rời. Đó là quan hệ cộng sinh giữa con người với môi trường.
-Lời cảnh báo: Điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với con người. Thực tế tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt, môi trường bịu ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán...
-Ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên: Bảo vệ đất là bảo vệ chính mình. Con người muons tồn tại phải dựa vào thiên nhiên...

21 tháng 6 2019

Phải quý trọng đất 

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.

Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:

Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ khiến e có suy nghĩ : Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.


 tác giả muốn nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.

21 tháng 6 2019

Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bẩy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi sa 
Những trưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy 
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần. 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.

21 tháng 6 2019

Chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.

Mẹ em là người luôn yêu thích việc nấu ăn và là một đầu bếp giỏi. Mẹ thường ăn mặc gọn gàng, tóc búi cao, rửa tay thật sạch rồi mới vào bếp. Mẹ cho thịt vào lò vi sóng để rã đông. Trong thời gian chờ thịt rã đông, mẹ vo gạo nấu cơm. Sau đó, mẹ lấy thịt ra đặt trên thớt và bắt đầu thái thịt. Tay trái mẹ giữ thịt, tay phải mẹ cầm dao đưa từng nhát thận trọng thái tảng thịt ra từng lát mỏng. Mẹ ướp gia vị, khéo léo trộn thịt vào gia vị rồi bắt đầu gọt rau củ. Bàn tay thon đẹp của mẹ thao tác nhanh gọn, khéo léo. Chỉ trong năm, mười phút là rau củ đã được gọt, nhặt rửa sạch sẽ. Mẹ bật bếp, đặt chảo lên bếp, Khi dầu trong chảo nóng lên, mẹ em trút thịt vào chảo nghe một tiếng "xèo" nhẹ rồi nhanh tay đảo thịt. Từng lát thịt đã thấm gia vị được trộn đều trong chảo, mùi thơm bắt đầu bốc lên thật hấp dẫn. Mẹ bớt lửa rồi lăn đi lăn lại miếng thịt cho sém vàng. Khuôn mặt mẹ hồng lên vì hơi nóng của bếp. Mắt mẹ long lanh, hấp háy ánh cười. Cùng lúc với việc làm món thịt rang, mẹ hầm thịt nấu canh. Cẩn thận đưa vả vớt bọt thịt ra ngoài, mẹ trút rau củ vào nồi thịt hầm. Xong đâu đấy mẹ rửa tay rồi gọi các con dọn cơm. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Em thích phụ làm bếp và dọn cơm giúp mẹ.

Một bông hoa tím biếc / mọc giữa dòng sông xanh.

        VN                           VN             TN

Giữa dòng sông xanh là TN, bn nhé

21 tháng 6 2019

_TL:

Một bông hoa tím biếc  /mọc  giữa dòng sông xanh

       CN                             VN            TN

21 tháng 6 2019

a) Cho biết tổ hợp'' hoa hồng'' nào trong câu sau là từ ghép? Vì sao?

Ở vườn nhà em, hoa có rất nhiều màu: hoa vàng, hoa tím, hoa hồng, hoa trắng

Nhưng nhà em chưa có giống hoa hồng để trồng

Hoa hồng 2 . Vì hoa hồng 1 là chỉ màu sắc của hoa => là 2 từ đơn

                          hoa hồng 2 là tên gọi của 1 loài hoa => là từ ghép

b) Cho biết tổ hợp'' cà chua'' nào trong câu sau là từ ghép? Vì sao?

Em rất thích ăn cà chua vì cà chua rất bổ cho mắt

Ăn cà chua quá, ê hết cả răng

Cà chua :có thể chêm xen thành: ăn món cà chua này chua lắm ghê cả răng

Còn cà chua 2 chỉ một loại quả

a.ý là từ hoa hồng 1 nhá, có thể chêm xen từ: hoa hồng

- > hoa màu hồng. còn hoa hồng 2 thì không thế. vì đó là chỉ chung loài hoa hồng

b.cà chua 1: có thể chêm xen từ thành: ăn món cà ghém này chua lắm, ghê cả răng.

còn cà chua 2 là chỉ 1 loại quả

hc tốt

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:                           "Nòi tre đâu chịu mọc cong

Tìm:

Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam); nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).

Phân tích:

Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

Dựa vào mà viết thành bài văn ngắn nhé

20 tháng 6 2019

b)Mặt trời /của bắp thì nằm trên đồi.

CN                        VN

a)Vì trời mưa to /nên em không đi học.

CN                             VN

hk tốt

20 tháng 6 2019

+Tách các thành phần sau 

Gợi ý:

Vị ngữ,chủ ngữ,trạng ngữ

~Hok tốt~

19 tháng 6 2019

Thứ nhất, thế mạnh của các nhà Văn thường là sáng tác, mà Văn ở trường tôi thấy càng học lên cao lại càng chú trọng tới phân tích tác phẩm. Điều đó cũng giải thích tại sao ngày bé, chúng ta thường đạt điểm cao môn Văn, vì hồi đó hầu hết là Văn miêu tả sáng tác. Dạng Văn này giúp đánh thức hạt giống sáng tạo có sẵn bên trong chúng ta.
Thứ hai, hiếm có tác phẩm nào xuất sắc ngay từ đầu. Ngay cả Harry Potter, trước khi nổi tiếng toàn thế giới, J.K Rowling bị từ chối bởi tận 12 nhà xuất bản. Nhiều tác giả dành cả chục năm viết đi viết lại mới ra lò tác phẩm hay, huống chi là những bài kiểm tra bạn chỉ được viết duy nhất một lần? (Nếu thầy cô cho nộp bài qua email, chắc là điểm số sẽ khác) Thứ ba, điểm Văn có cao hay không, phụ thuộc vào người chấm, và đôi khi là… tên tuổi của người nộp bài. Khi J.K Rowling lấy bút danh Robert Galbraith, một nhà xuất bản từ chối bản thảo với lời khuyên chân thành là Robert nên tham dự một khóa viết lách chuyên nghiệp. Nhưng sau khi tiết lộ bút danh Robert Galbraith chính là J.K Rowling, sách lại bán chạy. Và còn nhiều lý do khác nữa khiến ngày càng có nhiều người đánh đồng việc điểm thấp môn Văn, đồng nghĩa với không giỏi Văn, không có năng khiếu viết lách. Làm sao giỏi văn? Có thể năng khiếu sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn, nhưng muốn tiến xa, bạn phải kiên trì. Viết lách là một kĩ năng, bạn có thể rèn luyện để giỏi hơn cả những người có năng khiếu! Do đó, thứ bạn cần làm đầu tiên là phải gạt bỏ niềm tin “mình viết kém, mình tệ Văn” sang một bên, dù điểm Văn trên lớp của bạn đang, hoặc đã từng dở tệ; dù mỗi lần cầm bút bạn chẳng biết viết gì; dù mỗi lần nghĩ tới việc viết thôi, bạn đã bủn rủn chân tay. Hãy viết câu “Tôi có thể giỏi Văn, tôi có thể Viết tốt” thật nắn nót, và dán ở chỗ nào đó dễ thấy mỗi ngày!
 

Bài làm

~ Đây là quan điểm của mik. ~

Phương pháp của mik phải thật yêu đời, yêu mọi người, mik làm văn do tình cảm của mik dành cho sự vật, đồ vật và con người. Với cả văn học thì cần phải viết chữ sao cho thật thật thật là đẹp. Và nhất là một tinh thần viết lách, rèn luyện kĩ năng ăn nói, so sánh, ví dụ,....Còn đây là các bước.

Bước 1: Giới thiệu

Bước 2: Quan sát sự vật, đồ vật, hiện tượng.

Bước 3: Làm văn theo tính cách, đặc điểm, hành động của sự vật, đồ vật, hiện tượng cộng với tình cảm của mik.

# Chúc bạn học tốt #