K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

 
20 tháng 3 2018

viết đoạn văn nhé bạn

21 tháng 3 2018

Có thể tham khảo bài viết sau nhé em!

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

20 tháng 3 2018

Từ lâu người Việt đã có truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền thống đó càng được thể hiện rõ nếu một cá nhân trong một tập thể, một cộng đồng gặp khó khăn. Để con cháu mãi mãi giữ được truyền thống quý báu đó ông cha ta đã truyền lại câu ca dao mà không con người mang dòng máu Việt Nam quên được:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chúng ta có thể hiểu rằng, nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vô cùng quí giá và sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật quí giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên. Tấm vải che chở, đùm bọc cho "giá gương" khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẻ chia của nhân dân ta, mà đời đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn của mình.

Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên đã nói cho chúng ta biết chúng ta được sinh ra cùng một tổ tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Cuộc sống ngày nay đã phát triển, con người được sống sung sướng hơn nhưng vẫn còn đây đó những cảnh đời bất hạnh, đau thương. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, thì không phải ai cũng làm được. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: Đó là tình yêu. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm cho bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó, không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.

Sự che chở đùm bọc lẫn nhau sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến đến sự công bằng, bình đẳng. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người không biết gắn kết, thì cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết, mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.

Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức tự giác giúp đỡ những con người khó khăn, xã hội sẽ nhanh chóng giàu mạnh. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết "cho" và biết "chia sẻ". Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: Từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi... Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn

Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công

20 tháng 3 2018

Mai đào bừng nở xuân đất Việt

Lộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …

Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.

Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận được dư âm của mùa đông vẫn còn. Những cái rét bao trùm lên mọi cảnh vật không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã ngọt hơn.

Nhìn lên bầu trời, tôi tưởng như đêm qua có một bàn tay nào đó đã gội rửa vòm trời sạch bóng. Những đám mây dày chầm chậm trôi như đang còn ngái ngủ. Dường như mây cũng lười biếng một chút trong ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây tan dần. Một vài tia nắng yếu ớt rẽ đám mây khó tính rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng thêm đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với bố mẹ.

Tôi đưa mắt nhìn khắp phố. Con đường phố tôi như chàng thanh niên tràn đầy sức sống vừa được nàng xuân ban tặng một chiếc áo mới. Đó là nhờ sự điểm tô của một vài nhánh lộc xanh nhú ra từ cành bàng khẳng khiu đầu phố, là âm thanh của những chú chim chuyền cành hót ríu rít như chờ đợi rất lâu câu chuyện đón xuân về, là những khẩu hiệu, băng rôn màu đỏ, màu vàng được treo khắp đó đây, là tiếng cười nói, chúc tụng hân hoan của người đi chơi Tết. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường.

Bỗng có mùi hương trầm đánh thức khứu giác của tôi. Mùi hương ấy đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê không có dịp gặp gỡ người thân trong dịp Tết.

Người đi chơi Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, nét mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, buồn bã được gửi lại sau cánh cửa giao thừa đã khép lại đêm hôm qua. Giờ đây chỉ còn niềm hân hoan đón chờ những điều tốt đẹp sắp đến của một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ quần áo mới tươi cười nhận những phong bao lì xì màu đỏ may mắn.

Ngày xuân chính là dịp mọi người đoàn tụ, về với gia đình. Những mâm cỗ được dọn ra trong sự hân hoan, sum vầy của mọi người. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ai cũng mong chờ khi mùa xuân đến. Tôi lặng lẽ đứng ngắm quanh cảnh buổi sáng đầu năm ở khu phố, lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa và con người đã đem đến cho cảnh sắc nơi đây. Tôi ước gì thời gian ngừng lại để tôi có thể thả hồn vào trong khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng : cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết vể Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại. 

20 tháng 3 2018

Giờ đây không gì sánh bằng đi học cả. Tôi đã học được rất nhiều điều ở ngôi trường này. Tôi được bạn bè quý mến , được thầy cô yêu thương , quan tâm tôi rất nhiều , nhưng người muốn chúng tôi thành đạt là ngôi trường và thầy cô đây. Thầy cô ơi biết đến khi nào con mới đền đáp được công ơn của các thầy cô dành cho con. Điều ấy con luôn khắc ghi trong tim của con , dù mai này thời gian cứ trôi mãi , cuộc sống và chính con sẽ đổi thay nhưng con vẫn luôn khắc ghi sâu công lao của thầy cô. Công lao to lớn nhường nào. Bây giờ con mới biết rằng dù có dùng tiền để đền đáp công ơn của thầy cô thì cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Nếu một ngày tôi nhỡ quên đi kỉ niệm bên ngôi trường , tôi có dùng tiền đền đáp thì có lẽ cũng chỉ là vô dụng thôi. Nhưng điều ấy sẽ không xảy ra đối với tôi, tôi luôn luôn mãi ghi nhớ về ngôi trường này . Ngôi trường thân yêu ơi con mong sao trường sẽ mãi dang rộng cánh cổng để đón các đàn con thân yêu, những người con còn ngây thơ bộc trực của tuổi mới lớn. Trường sẽ mãi là trường này đây , một ngôi trường đang ở trước mắt con, ngôi trường thân thương , luôn yêu các đàn con nhỏ. Thầy cô ơi , thầy cô cũng mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con kiến thức rộng mở đưa con đến tương lai còn xa kia ấy. Nơi được gọi là bờ bến tương lai.

19 tháng 3 2018

mik có dàn ý thui bn xem mà dựa vào mà viết nhé

A. Mở bài : 
- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người 
- Trích dẫn câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
B. Thân bài : 
a) Giải thích ý nghĩa câu nói : 
Sách là gì ?
+ Là kho tàng tri thức :
- Về thế giới tự nhiên 
- Về đời sống con người 
- Về kinh nghiệm sản xuất 
+ Là sản phẩm tinh thần : 
- Sản phẩm của nền văn minh nhân loại 
- Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài 
- Hàng hóa có giá trị đặc biệt 
+ Là người bạn tâm tình gần gũi :
- Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời 
- Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú 
Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người : 
+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực : 
- Khoa học tự nhiên 
- Khoa học xã hội 
+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian , thời gian :
- Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai
- Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước 
b) Bình luận về tác dụng của sách 
+ Sách tốt :
- Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết 
- Giúp con người khám phá giá trị của bản thân 
- Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo 
+ Sách xấu :
- Tuyên truyền lối sống ích kỷ , thực dụng 
- Gieo rắc những tư tưởng , tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách 
c) Thái độ đối với việc đọc sách :
- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài 
- Cần chọn sách tốt để đọc 
- Phê phán và lên án sách có nội dung xấu 
C. Kết bài :
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách 
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân mình.
*KB: Câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Giờ đây, tuy đời sống đã nâng cao, trình độ khoa học kĩ thuật đã phát triển, con người có nhiều điều kiện để mở rộng tri thức, nhưng sách mãi mãi vẫn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người, mãi mãi là người bạn thân thiết của chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, giữ gìn sách thật tốt.

19 tháng 3 2018

bn tham khảo nha:

1.Đặt vấn đề 
- Đề cập đến sách, giá trị và tầm quan trọng của sách. 
- Giới thiệu các loại sách mà em thích đọc. Loại sách thích nhất là loại gì? 
- Nêu ra những ý cơ bản và ngắn gọn nhất vì sao em thích 
Ví dụ: sách văn học, truyện ngắn giúp em nâng cao cả năng lập luận, sử dụng từ ngữ v..v.. 
2. Giải quyết vấn đề 
Chia ra các luận điểm rõ ràng, giải thích vì sao em thích loại sách đó. 
Em có thể thích 2-3 loại sách khác nhau 
Mỗi luận điểm của phần này, em tập trung nêu lên lý do vì sao em thích loại sách đó. 
Phần giải quyết vấn đề như vậy có 2-3 đoạn văn 
Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh 
- Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình... 
- Sách khoa học : giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú... 
- Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng... 
3.Kết thúc vấn đề 
- Nhấn mạnh và khẳng định 1 lần nữa giá trị của sách đối với con người, và đặc biệt là các loại sách đối với em. 
- Tình cảm mà em dành cho những cuốn sách ra sao? Em sẽ làm gì để có thêm nhiều cuốn sách hay nữa cho bộ sưu tập sách truyện của mình?
- Em sẽ cố gắng học tập, chăm chỉ, đạt nhiều điểm cao để bố mẹ sẽ thưởng cho em những cuốn sách, cuốn truyện hay. 
- Rút ra kinh nghiệm từ việc đọc sách, khuyên các bạn cùng lứa rèn luyện thói quen đọc sách.

19 tháng 3 2018

Bạn hay đọc sách j , bạn thích sách j hoặc sách j cuốn hút bạn ? - Và chắc chắn đến đây thì phải có lý do để bạn đọc loại sách đó chứ nhỉ . Giải thích vì sao bạn thích loại sách đó thì đầu tiên nêu định nghĩa loại sách đó , rồi nội dung sách , ý nghĩa sách , rồi đến sự phong phú của loại sách đó , ...-> Yêu sách vì n~ lý do ABCD.. 
- Ví dụ nhé : Bạn hay đọc truyện cổ tích đi , đầu tiên nêu đn truyện cổ tích là .... Rồi truyện cổ tích viết về n~ j thần kì , n~ điều tốt đẹp ... trong cuộc sống . Hồi nhỏ chắc ai cũng ít nhất 1 lần nghe truyện cổ tích rồi , nó làm trí tưởng tượng bay bổng , khiến trẻ em có 1 cái nhìn nhân hậu về cuộc sống , biết được cuộc sống mà mình đang sống thật là tuyệt vời . Và khi lớn , học đọc truyện cổ tích để nhớ về tuổi thơ , nhớ rằng : đã có 1 thời , 1 cô bé/ cậu bé nghe bà kể chuyện , và mơ mộng 1 ngày, sẽ có 1 công chúa/ hoàng tử đến bên mình , mơ rằng mình được dạo chơi trong tòa lâu đài rộng lớn ,.... 

tham khảo nha bạn

19 tháng 3 2018

Tôi thường có thói quen đọc sách. Tôi thích nó vì lý do sau đây. Tôi sẽ bắt đầu với cuốn sách Doraemon. Câu chuyện kể về những chuyện hài hước về hai nhân vật chính là Doraemon, Nobita và hững người bạn thân. Tác giả tạo rất nhiều tình huống vui nhộn trong số các nhân vật mà tôi không thể không cười. Đó thực sự là cuốn sách khó đật xuống. Nó thu hút hàng triệu trẻ êm không chỉ thế nó còn thu hút hàng triệu người lớn. Một điểm tốt khác mà tôi muốn đè cập đến là trí tưởng tượng sáng tạo. Có ngĩa là trẻ em còn cần có tư duy sáng tạo, hoạt động tít cựt hơn trong cuộc sớn. Nó rít tốt cho bạn đx.

Hết.

Tít mừn ik bn

19 tháng 3 2018

tiếng anh hay việt bn

19 tháng 3 2018

đề đâu bạn

19 tháng 3 2018

Google thẳng tiến

19 tháng 3 2018

Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.
Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.
Bộ đồng phục thể dục, thể thao: để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao
Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.

Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?
Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:
Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.
Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ: Có nhiều trường hợp là con nhà khá giả, các em thường đua đòi theo những phong cách thời trang mới và đưa vào trường học. Tất nhiên là không phải là số đông, nhưng cũng có không ít bạn dựa vào điều đó mà ra oai với những bạn bè cùng trang lứa, thậm chí chê bai trang phục của người khác. Điều đó có thể tác động đến tâm lý của các bạn ấy trong thời gian dài và đôi khi gây cho các bạn ấy sự tự ti về bản thân. Tất cả những điều này có thể tránh được nếu chúng mình mặc đồng phục chung của nhà trường.
Khi các em đã khoác lên mình chiếc áo đồng phục thì tất cả đều cùng là học sinh một trường và cùng phấn đấu để bản thân và nhà trường có những thành tích tốt nhất.
Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:
Với lứa tuổi học sinh nhiều em còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các em chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.
Cùng với tư tưởng đó 1 số em đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách riêng của mình. Như vậy các em đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.
Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các em muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các em có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các em quên mất một điều là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó, là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, các em tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như các em đang tôn trọng nơi mình đã tu dưỡng và rèn luyện đễ trưởng thành.
Giảm chi tiêu tài chính
Mặc đồng phục cũng là một trong những việc giúp cho gia đình tránh phải chi những khoản áo quần mặc đi học nhiều như trước. Bởi chi phí cho đồng phục trường là không tốn quá nhiều. Nếu là để mua được quần áo cho chúng mình mà đáp ứng các tiêu chí thời trang mới nhất, thì bố mẹ sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền. Việc này đối với những gia đình có điều kiện thì không thành vấn đề, nhưng với những gia đình khác thì cũng là một vấn đề. Bởi vậy, gánh nặng tài chính có thể được giảm bớt đi bằng cách làm đồng phục học sinh bắt buộc.
Nói tóm lại: Các em cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại. Từ đó trân trọng giữ gìn nó, đó cũng là cách các em thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.

19 tháng 3 2018

lâu nay, hình ảnh các em học sinh mặc đồng phục đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong trường học. Đó là hình ảnh thân thương, trong sáng, gắn liền với thuở cắp sách tới trường. Không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh của trường, của lớp, trên hết, nó còn góp phần giáo dục nhân cách của các em.

Năm 2009, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26 quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục của học sinh, sinh viên. Theo đó, tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung đã thực hiện tốt điều này. Giờ đây, việc mặc đồng phục của học sinh không chỉ nhận được sự quan tâm của các trường học ở thành phố mà còn tại các trường miền núi. Hầu hết học sinh khi được mặc đồng phục của trường, của lớp đều cảm thấy tự hào bởi sự giản dị, gắn bó thân thuộc. Nó còn xóa đi ranh giới giàu nghèo, từ đó khiến các em tự tin, hòa đồng hơn với các bạn cùng trang lứa. Tại nhiều trường học, lãnh đạo nhà trường đã chủ động lựa chọn, sáng tạo những bộ đồng phục mang bản sắc riêng, tạo dấu ấn không trộn lẫn cho trường.

Trường Tiểu học Lê Lợi, TP Vinh là một trong những trường triển khai việc may đồng phục cho các em từ rất sớm. Vào năm học 1995 - 1996, nhà trường đã tổ chức cho học sinh may đồng phục thông qua ý kiến của các bậc phụ huynh. Đồng phục của các em thường theo suốt nhiều năm học, chỉ có một số trường hợp phải bổ sung theo năm để phù hợp với cơ thể, chứ không triển khai việc mỗi năm thay đổi đồng phục một lần. Cứ vào chào cờ đầu tuần hoặc cuối tuần vào ngày thứ 6, các em học sinh nữ lại mặc đồng phục áo trắng thắt nơ và váy, còn học sinh nam là quần soóc xanh đi kèm áo trắng có logo của trường.

“Việc mặc đồng phục góp phần xóa bỏ ranh giới giữa học sinh giàu và nghèo. Ngoài ra, đó là một nét đẹp văn hóa, thể hiện sự văn minh, lịch sự, không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh của trường, của lớp mà còn góp phần giáo dục nhân cách của các em”, một giáo viên cho hay. Tại các trường học miền núi, dù không bắt buộc nhưng năm nào, lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường cũng đều khuyến khích tổ chức cho học sinh mặc đồng phục khi đến trường, khuyến khích các em mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để tôn vinh bản sắc văn hóa quê hương.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp mà đồng phục học sinh mang lại, đó cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh trong năm học mới. Với nhiều khoản chi phí đóng góp thì việc thay đổi mẫu mã đồng phục theo từng năm đã trở thành mối lo ngại của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Bên cạnh đó, mỗi phụ huynh lại có quan điểm khác nhau về đồng phục, vì vậy, nhà trường cũng gặp khá nhiều khó khăn để đi đến sự thống nhất. Ngoài ra, hiện nay, vấn đề mà nhiều trường lo lắng là về chất liệu vải để may đồng phục tại các cơ sở may mặc...

Không thể phủ nhận ý nghĩa của việc học sinh mặc đồng phục khi đến trường. Tuy nhiên, phải tùy vào điều kiện từng trường, từng vùng miền để có cách làm phù hợp. Bên cạnh đó, rất cần sự quan tâm, nhận thức đúng đắn của các bậc phụ huynh về việc xây dựng hình ảnh của nhà trường thông qua những bộ đồng phục học sinh. Các trường cũng cần quan tâm hơn nữa tới tính tiện dụng của nó, để mỗi lần được mang trên mình bộ đồng phục, các em học sinh lại thêm phần háo hức xen lẫn tự hào.