K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2021

Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường...thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.

Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.

Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...

Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.

Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.

24 tháng 2 2021

Nguyễn Bảo Tâm An lần sau nhớ đọc kĩ đề 

24 tháng 2 2021

ko , bởi vì mình rất lì và đanh đá

24 tháng 2 2021

k, gan to mà kakaka !!!!

24 tháng 2 2021

Tớ sẽ làm những thứ tớ cần làm :)

24 tháng 2 2021

Mà hỏi mài hỏi nữa thì vẫn cứ là những thứ tớ cần làm vào lúc đó:)

                                                                          Kết bạn với tớ nhé !

23 tháng 2 2021

Thiên đàng

23 tháng 2 2021

thiên đàn

23 tháng 2 2021

Trong cuộc sống này thì ai ai sống trong cuộc đời này cũng được sinh ra trên đời này từ một người mẹ. Mẹ chính là một người đã mang nặng, đẻ đau trong suốt 9 tháng 10 ngày. Mẹ chính là người đã nuôi dưỡng chúng ta lớn lên, thoi dõi từng bước đi của con từ lúc lọt lòng cho đến lúc trưởng thành. Và e cũng có một người mẹ tuyệt vời như thế!

Có thể nói rằng mẹ chính là một người đặc biệt trong cuộc đời của em. Có lẽ rằng không chỉ riêng em mà ai ai cũng yêu thương mẹ nhất trên đời. Em rất yêu quý mẹ!

Mẹ của em năm nay đã hơn 40 tuổi, dáng người mẹ cao cao, thanh thanh, làn da của mẹ dường như cũng đã đen sạm đi vì thời gian. Có lẽ rằng chính sự tần tảo sớm hôm đã làm cho mẹ em già hơn tuổi rất nhiều. Mái tóc của mẹ đã điểm bạc, và em rất buồn vì thời gian đã làm cho mẹ em như yếu đi rất nhiều. Mẹ em bán hàng ở chợ nên mỗi buổi sáng sớm mẹ phải đi hái rau sớm để kịp bán. Khi bán hết lại về dọn dẹp nhà cửa và lo việc đồng áng cơm nước cho cả gia đình. Mẹ không chỉ là người mẹ tảo tần mà là người con dâu có hiếu. Bà nội em bị liệt nhiều năm nay, một mình mẹ em cũng thường xuyên chăm lo cho bà từ bữa ăn cho đến giấc ngủ. Bà nội em cũng thương mẹ em lắm, trong những câu truyện bà em nói chuyện khi có khách thì vẫn luôn miệng nhắc đến mẹ em. Bà khen mẹ lắm, và em cũng thấy những lời khen như mẹ lo toan việc nhà đâu ra đấy mà lại còn thương mẹ thương chồng con của bà rất đúng.

Mẹ em cũng rất khỏe mạnh, thân hình nhoe nhắn thôi nhưng tất cả việc nhà mẹ lo được hết. Bố em đi làm xa nên cũng rất khó có thể đỡ đần việc nhà cho mẹ. Nhưng đáng nói ở đây mẹ em chẳng bao giờ oán thán hay kêu ca một lời nào cả. Mẹ đối với em thì chính là cô giáo đầu tiên vậy. Chính mẹ đã dạy cho em những bài học đầu tiên, từ bài học làm người như thế nào? Ra đường gặp người lớn thì phải chào hỏi. Rồi cả việc giúp em có thể  làm con ngoan đến bài học về thế giới xung quanh. Qủa thật mỗi lần có mẹ bên cạnh, em lại thấy rất yên tâm và cũng chẳng hiểu lý do tại sao lại như thế. Mẹ như cô giáo chỉ dạy mọi điều nhưng cũng như một người chị có thể nói chuyện và chia sẻ những điều em buồn. Mỗi khi sai trái mẹ luôn phân tích cho em và để cho em tự nhận ra những lỗi sai của mình. Từ đó em luôn thấy được càng yêu thương mẹ nhiều hơn.

Mẹ em là một người nông dân nên quanh năm vất vả bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Khác với công việc của mẹ chúng bạn như bác sĩ, giáo viên,…nhưng em vẫn luôn tự hào về mẹ. Mẹ như đã nuôi chúng em khôn lớn. Em như thấy dược rằng tất cả những công việc mẹ làm hằng ngày cũng là vì con cái và vì cả gia đình. Bà nội em luôn luôn nhắc rằng rằng mẹ chính là linh hồn giữ gìn hạnh phúc của gia đình này.

22 tháng 2 2021

Gợi ý làm bài:
 

* Yêu cầu về hình thức

- Viết bài văn

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không viết sai chính tả

* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:

1. Giải thích:

- “Tất cả những người đã nói không với tôi”: từ chối giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, thử thách.
- “Tự mình giải quyết sự việc”: đối phó, xoay sở với những gian khó, thử thách; tạo nên thành công bằng chính đôi tay, bằng sự độc lập, tinh thần tự chủ của bản thân.

=> Ý nghĩa câu danh ngôn: Những lời từ chối giúp đỡ trong cuộc sống chưa hẳn đã là điều không tốt. Ngược lại, ta phải biết ơn vì nhờ những lời chối từ ấy mà bản thân có cơ hội rèn luyện ý chí, tinh thần tự chủ, độc lập trong mọi hoàn cảnh. Câu nói đề cao vai trò, giá trị của tính tự chủ, độc lập.

2. Bàn luận. 

2.1. Những lời khước từ trong cuộc sống

- Những lời từ chối giúp đỡ trong cuộc sống rất đa dạng, có thể xuất hiện ở mọi hoàn cảnh. Những lời từ chối ấy có thể xuất phát từ tính vị kỷ của con người nhưng cũng hoàn toàn có thể xuất phát từ lòng yêu thương, mong muốn những điều tốt đẹp đến với ta, mong muốn ta đạt được thành công bằng chính đôi tay của mình. Những người yêu thương, quý mến ta muốn để ta tự lập, tự chủ để trưởng thành hơn.

- Trước những lời từ chối, con người không nên chán nản, bi quan tuyệt vọng mà ngược lại, phải biết ơn vì đây là cơ hội để bản thân bộc lộ khả năng, thể hiện ý chí, nghị lực…

2.2. Lý giải khái niệm: Tự chủ (độc lập)

- Tự chủ: tự mình giải quyết, sắp xếp công việc; độc lập làm việc trong cả suy nghĩ lẫn hành động, không phụ thuộc vào người khác.

=> Khẳng định: Tự chủ là đức tính tốt cần gìn giữ ở con người.

2.3. Tại sao cần phải tự chủ?

- Mỗi người đều có công việc, nhiệm vụ riêng; không phải lúc nào người mình muốn nhận được sự giúp đỡ cũng ở bên cạnh để gỡ rối cho ta, giúp ta giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, cần phải tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

- Mỗi con người đều phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào người khác; không phải lúc nào người xung quanh cũng vui vẻ giúp đỡ ta.

2.4. Chúng ta sẽ nhận được những gì từ đức tính tự chủ?

- Tự chủ giúp con người nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, ít bị thụ động trước hoàn cảnh, tự mình giải quyết công việc, tự mình quyết định cuộc sống… Từ đó, có thể tiết kiệm thời gian, công sức; hiệu quả công việc cao hơn; tinh thần ta thoải mái hơn, tránh làm phiền người khác. (Dẫn chứng cụ thể)

- Tự chủ giúp chúng ta rèn luyện ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn; rèn luyện khả năng làm việc độc lập, khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân; nâng cao giá trị cuộc sống, được mọi người yêu quý, tôn trọng. (Dẫn chứng cụ thể.VD: Bill Gates, Thomas Edison…)

3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: 

- Độc lập, tự chủ trong cuộc sống không có nghĩa là làm việc mà không quan tâm đến những góp ý, nhận xét của mọi người. Phải biết chọn lọc, tiếp thu, trân trọng những ý kiến đúng đắn để hoàn thiện bản thân.

- Phê phán những cá nhân không biết tự mình giải quyết công việc, chỉ trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của mọi người. Hèn nhát, ngại khó, ngại khổ hoặc tỏ thái độ tiêu cực khi không được giúp đỡ.

4. Bài học

- Trong cuộc sống, trước những gian nan, thử thách, phải kiên trì, cố gắng, tự mình giải quyết sự việc, không ỷ lại người khác…

Cho đoạn văn:…Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:

…Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.

1. Đoạn văn trên trích từ  văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả.

2. Hãy diễn đạt nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.

3. Chép lại và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn văn.

4. Một số sự kiện văn hóa, thể thao gần đây cũng đã tác động tích cực đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và với mỗi người. Hãy chọn và trình bày suy nghĩ của em về một trong những sự kiện đó bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy).

0
21 tháng 2 2021

Biện pháp tu từ: so sánh : "Bác" với "trời đất".
- Tác dụng: cho thấy sự vĩnh hằng, trường tồn với thời gian, Bác còn sống mãi trong tâm trí của mỗi người

21 tháng 2 2021

Biện pháp tu từ: so sánh : "Bác" với "trời đất".
- Tác dụng: cho thấy sự vĩnh hằng, trường tồn với thời gian, Bác còn sống mãi trong tâm trí của mỗi người.7