K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho 2 đề văn nghị luận sau:Đề 1: Chứng minh rằng tình cảm gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người,giúp cho con người có được một đời sống tinh thần phong phú.Đề 2 : Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam,ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa.a,Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa vấn đề cần chứng minh ở hai đề văn trên (Vấn đề nào...
Đọc tiếp

Cho 2 đề văn nghị luận sau:

Đề 1: Chứng minh rằng tình cảm gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người,giúp cho con người có được một đời sống tinh thần phong phú.

Đề 2 : Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam,ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa.

a,Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa vấn đề cần chứng minh ở hai đề văn trên (Vấn đề nào thuộc lĩnh vực chính trị-xã hội?Vấn đề nào thuộc lĩnh vực văn học?Dựa vào đâu để nhận biết sự khác nhau ấy?)

b,Một bạn học sinh đã tìm hệ thống luận diểm cho đề 2 như sau:

   (1) Tình cảm đối với tổ tiên,ông bà,cha mẹ.

    (2) Tình cảm anh em,vợ chồng.

    (3) Tình cảm đối với vật nuôi, cây trồng.

    (4) Tình cảm bạn bè,tình yêu đôi lứa.

    (5) Tình yêu quê hương đất nước.

    (6) Tình cảm đối với công việc lao động.

Em có nhất trí với hệ thống luận điểm mà bạn học sinh ấy đã xác lập không? Vì sao? Hãy nêu rõ ý kiến của mình.

c,Khi viết thành văn đề 2, có bạn học sinh đã mở bài như sau: Ca dao là thể loại văn học dân gian rất gần gũi và quen thuộc đối     với mỗi con người Việt Nam. Ngay từ khi mới lọt lòng, em đã được thưởng thức âm điệu ngọt ngào của ca dao qua lời ru của     bà,của mẹ . Và cứ thế,em lớn lên cùng những khúc ca dao,dân ca mộc mạc , ân tình.

Khi chấm bài,cô giáo phê: "Mở bài chưa đạt yêu cầu".

Theo em,vì sao cô giáo phê như vậy? Hãy giúp bạn học sinh ấy viết lại phần Mở bài.

d,Trong phần thân bài,có bạn học sinh đã viết một đoạn như sau: 

   Ca dao nói nhiều tới tình yêu quê hương,đất nước của người lao động Việt Nam. Ví dụ như:

                                          "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

                                        Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

                                             Ai vô xứ Nghệ thì vô..."

    hay như:

                                                  " Anh đi anh nhớ quê nhà

                                         Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

                                                   Nhớ ai dãi nắng dầm sương

                                          Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"

     hoặc:

                                                   " Gió đưa cành trúc la đà

                                          Tiếng chuông Chấn Vũ,canh gà Thọ Xương

                                                     Mịt mù khói tỏa ngàn sương

                                           Nhịp chày Yên Thái,mặt gương Tây Hồ..."

    Theo em,đoạn văn trên đã được coi là đoạn văn chứng minh chưa? Vì sao?

     Nếu là em,em sẽ viết như thế nào?

e,Viết bài văn cho đề 2.

0
Câu 1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó:  Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cùng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả được nợ.                                                ( Tô...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó:

  Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cùng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả được nợ.

                                                ( Tô Hoài)

Câu 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường hợp sau đây?

a) Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười.  ( Nam Cao) 

b) Đi thôi con!     ( Khánh Hoài)   

c) Mong các cháu mai sau lớn lên thành người dân xứng đáng với nước độc lập tự do.

  ( Hồ Chí Minh)

d) Uống nước nhớ nguồn. ( Tục ngữ)

e) Buồn trông con nhện chăng tơ.   ( Ca dao)

h) Buồn trông cửa bể chiều hôm( truyện Kiều) 

Câu 3: Tìm câu rút gọn, khôi phục thành phần bị rút gọn. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy ?

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

                  (Bà Huyện Thanh Quan)

 

0