a. Điền chữ (r / d / gi): Rùa con đi h ọc …....ùa con đi chợ mùa xuân Mới đến cổng chợ bước chân sang hè Mua xong chợ đã vãn chiều Heo heo …...ó thổi cánh …...iều mùa thu.
|
b. Điền ch ữ ng hoặc chữ ngh
Cái trống trường em |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dấu phẩy trong câu văn bạn đưa ra có các tác dụng sau:
- Phân cách các thành phần liệt kê:Dấu phẩy được sử dụng để phân cách các hành động liên tiếp của bé Hoa và bé Lan, giúp người đọc hiểu rõ ràng từng hành động xảy ra như thế nào. Điều này giúp làm rõ trình tự các sự kiện: bé Hoa "giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu" và bé Lan "đứng ngây người, khóc thét".
-Làm nổi bật sự tương phản: Dấu phẩy trước từ "còn" có tác dụng phân cách hai phần của câu, làm nổi bật sự tương phản giữa phản ứng của bé Hoa và bé Lan. Bé Hoa có phản ứng nhanh để thoát thân, trong khi bé Lan thì đứng yên và khóc, cho thấy sự khác biệt trong cách xử lý tình huống giữa hai bé.
TK:
Dòng sông không chảy thẳng đuột, mà uốn lượn như một con trăn khổng lồ bò từ trên núi xuống. Mặt sông phẳng như tấm gương, đôi chỗ điểm xuyết thêm mấy chùm lục bình có bông hoa tim tím. Nhìn từ xa, mặt sông như đang đứng im, không chảy nữa. Nhưng khi đến gần, ta có thể thấy rõ từng đường chuyển của nước. Dưới lòng sông là một thế giới sôi động và náo nhiệt, khác hẳn phía mặt nước. Ở lớp bùn lầy là rong là cỏ, rồi cua, trai, ốc, hến, lươn. Trong nước thì đủ các đàn cá từ lớn tới bé bơi tới bơi lui. Thỉnh thoảng chúng gặp mấy cậu tôm búng càng bơi tanh tách. Dù mỗi ngày các bác chài với chiếc thuyền con vẫn chăm chỉ ra sông đánh bắt, thì chúng vẫn đông đúc mãi như vậy. Có lẽ đó chính là món quà mà dòng sông gửi tặng cho người dân nơi đây.
Con sông khá dài, chảy từ bên hông đến tận cuối làng. Sông không quá sâu, chỗ sâu nhất cũng chỉ chừng gần 2m. Bề ngang của sông thì chừng 7m đến 8m. Hai bên bờ sông là những hàng dừa thấp bé với cái gốc to chắc nịch. Lúc đầu người dân trồng dừa để giữ đất, sau thì nó dần trở thành loại cây thân thuộc, vừa cho trái lại che mát. Hình ảnh những chiếc võng móc cạnh bờ sông hay lũ trẻ nô đùa tắm mát là điều rất quen thuộc ở đây.
Nước sông khá trong và lúc nào cũng mát rượi. Mặt sông bình lặng đến mức nhiều khi em tưởng rằng nước đứng yên. Dưới lòng sông là cả một thế giới sinh vật phong phú. Nào cá nào cua, trai rồi ốc. Nhiều nhất chính là hến ở ven bờ sông. Chiều chiều, các bà các cô sẽ ra đó đãi hến, rồi chờ những chiếc tàu đi ngang qua chở theo đủ thứ hàng hóa.
Em yêu con sông quê em lắm.
TK:
Có một loài hoa còn được gọi là hoa của tuổi học trò, đó chính là hoa phượng. Không biết từ bao giờ mà hoa phượng có mặt ở mọi mái trường, che nắng cho bao thế hệ học sinh và cũng chứng kiến biết bao cuộc chia tay đầy lưu luyến của những cô cậu học trò.
Hoa phượng một loài hoa với cái tên thật đẹp, cả năm chỉ nở một lần và lại nở vào đúng mùa hè vừa nhiều nắng, lại nhiều mưa. Cây phượng mùa xuân xanh tốt lộc non mơn mởn, đến mùa hè dùng hết sức lực của mình để trổ những đoá hoa tươi thắm. Mùa thu đến nó phải rụng bớt lá để nuôi thân và rồi mùa đông nó dành thời gian dưỡng sức cho một mùa trổ hoa tiếp theo.
Những bông hoa phượng đầu tiên thường xuất hiện sau cơn mưa đầu mùa hạ (khoảng cuối tháng tư, đầu tháng năm). Đó cùng là thời điểm học sinh đang thi hết kì hai, chuẩn bị nghỉ hè. Hoa phượng nở từng chùm đỏ rực rỡ như một lời chúc mừng cho các bạn học sinh thi tốt, làm bài tốt. Thế rồi hoa phượng nở thật lâu tàn, mãi cho đến khi chúng em dự lễ bế giảng năm học, hoa phượng vẫn tươi thắm như ngày đầu, những cánh hoa bắt đầu rụng nhiều hơn. Điều đó giống như một lời chia tay đầy lưu luyến của hoa phượng dành cho những người học sinh. Mặc cho mùa hè có những cơn mưa dông gió giật, thậm chí là những cơn bão đầu mùa. Hoa phượng vẫn sừng sững, vẫn tươi và rực rỡ, không có gì có thể làm nhoè đi sắc thắm của những bông hoa phượng.
Đối với em, cây phượng rất có ích, cho bóng mát, cho hoa đẹp. Hoa phượng lại là thứ để lại trong lòng học sinh chúng em biết bao kỷ niệm tươi đẹp dưới tán cây, dưới mái trường thân yêu.
a) Rùa, gió, chiều.
b) Nghỉ, ngẫm nghĩ.
a) rùa , gió , diều
B)nghỉ,ngẫm,nghĩ