K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11

tham khảo:

Mỗi lứa tuổi, người ta yêu mùa thu theo những cách khác nhau. Người nước ngoài thường được khuyên hãy đến Hà Nội vào mùa thu, rất đơn giản vì mùa thu là mùa đẹp nhất ở miền Bắc. Thi nhân yêu mùa thu vì mùa thu là mùa của thi ca.

 

Mùa thu gợi cảm hứng cho bao nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm thi ca nhạc hoạ. Người lớn yêu mùa thu theo cách của người lớn và trẻ con lại yêu mùa thu bằng đôi mắt trong sáng, ngây thơ của mình… Nhan đề bài thơ Mùa thu của em đã nói với chúng ta điều đó.

 

Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ, ngôn từ trong sáng, dung dị, biểu cảm; nhạc điệu dịu êm, nhẹ nhàng, tha thiết. Điệp khúc “Mùa thu của em” được lặp lại ở 3 khổ thơ đầu như để khẳng định, xác nhận: đó là mùa thu của trẻ thơ, mùa thu của những em nhỏ biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi vui, náo nức.

 

Hai khổ thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh cao, hương sắc đẹp đẽ và tinh khiết của mùa thu. Có điều vẻ đẹp rất riêng của mùa thu xứ sở lại được cảm nhận qua con mắt của trẻ thơ, qua cách nói hồn nhiên, nhí nhảnh của trẻ thơ

 

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc…

Mùa thu của em

Là xanh cốm mới…

 

Cấu trúc câu “A là B” như một định nghĩa về đối tượng miêu tả. Bằng lối nói quen thuộc này, Mùa thu của em được cụ thể hoá bằng những hình ảnh chân thực, sống động, tiêu biểu. Mùa thu dần hiện ra lung linh sắc màu tươi tắn: màu vàng của hoa cúc, màu xanh non của cốm mới; thoảng hương cốm quyện trong mùi hương thanh nhã và tinh khiết của lá sen già.

 

Khổ thơ đầu, tác giả đặc tả sắc vàng của mùa thu qua hình ảnh so sánh bông cúc vàng “Như nghìn con mắt – Mở nhìn trời êm”. Những bông cúc vàng với những cánh hoa nhỏ và dài xếp chồng lên nhau, ken dày, êm mượt đều đặn được ví với nhũng con mắt trong sáng, ngây thơ đang ngắm nhìn tấm thảm nhung xanh ngắt của bầu trời thu. Hai sự vật quen thuộc được đặt bên cạnh nhau, đi sóng đôi với nhau, làm nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của từng sự vật.

 

Khổ thơ thứ hai, tác giả dành để tả sắc xanh của mùa thu, nhưng không phải là xanh trời, xanh cây lá mà là màu xanh của cốm, của lúa non. Màu xanh, mùi hương cốm được gợi ra từ sắc màu và hương thơm của lá sen.

 

Nếu hai khổ thơ đầu khiến ta hình dung ra cảnh tượng một em bé đang mở to mắt nhìn lên trời, em bé khám phá ra nhiều điều kì diệu của mùa thu thì hai khổ thơ sau lại khiến ta náo nức, hân hoan chờ đón đêm hội trăng rằm và tiếng trống trường rộn rã mở đầu cho năm học mới. Với trẻ thơ, mùa thu là mùa bắt đầu cho những niềm vui, những cuộc hội ngộ, sum vầy với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Biết bao điều để kể, để nói, biết bao mong đợi, tin yêu. Em sẽ đến trường, sẽ lật những trang vở đầu tiên để năm học mới chính thức bắt đầu.

 

Ba khổ thơ trên đều được bắt đầu bằng điệp khúc “mùa thu của em”. Bằng những câu thơ mang giai điệu thiết tha, nhà thơ vẽ ra toàn cảnh mùa thu trong mắt trẻ thơ. Đến khổ thơ cuối có sự thay đổi, nhân vật chính không còn chỉ thưởng thức hương sắc mùa thu nữa mà thật phấn khởi, tự tin bước vào mùa thu.

 

Nếu như ở những khổ thơ trên, nhà thơ Quang Huy chỉ tả thì đến cuối bài thơ nhà thơ đã nói hộ em bé những cảm xúc, tâm trạng qua các từ “thân quen”, “mong đợi”. Nhà thơ không chỉ khẳng định đó là mùa thu của em nữa, mà “em” đã bước hẳn vào mùa thu, đã học những bài học đầu tiên trong ngôi trường thân yêu của mình.

 

Mùa thu của em không chỉ là màu sắc, hương vị; không chỉ là vui chơi đêm rằm Trung thu, ngắm chị Hằng xinh đẹp; mùa thu của em còn hiện lên thật sống động và thiêng liêng trong tình thầy trò, tình bè bạn dưới mái trường. Mùa thu đã mang đến cho em niềm vui học tập của những ngày đầu tiên đến trường.

 

Mùa thu của em là một thi phẩm nổi tiếng được nhiều bạn đọc biết đến nhất là lứa tuổi thiếu nhi của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ mở ra một thế giới mới đầy vui tươi và mới lạ với biết bao nhiêu điều tươi đẹp ở phía trước.

6 tháng 11

Sau khi đọc bài thơ "Hoa Cúc và Mùa Thu," mình như được hòa mình vào một bức tranh yên bình và dịu dàng của mùa thu. Những câu thơ tả về hoa cúc – loài hoa nở rộ khi thu về – mang đến cho mình cảm giác ấm áp giữa không khí se lạnh. Hoa cúc không rực rỡ như các loài hoa khác, nhưng chính sắc vàng nhẹ nhàng và hương thơm dịu mát của nó làm cho mùa thu trở nên đặc biệt và sâu lắng. Qua từng câu chữ, mình có thể cảm nhận được sự tinh tế và nhẹ nhàng của thiên nhiên, cùng cảm giác bâng khuâng, man mác khi nhớ về những ngày thu xưa.Bài thơ như một lời nhắc nhở về giá trị của sự giản dị, mang đến cho mình cảm giác thanh thản, bình yên mà hiếm khi có được giữa cuộc sống bận rộn. Đọc xong, mình không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa cúc mà còn thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn, như được giải thoát khỏi những lo toan. Mình thêm yêu mùa thu, yêu những điều đơn sơ, nhỏ bé nhưng thật quý giá trong cuộc sống. Hoa cúc trở thành biểu tượng của sự thanh thoát, kiên nhẫn, giống như tinh thần của mùa thu – dịu dàng mà vững vàng, khiến lòng người rung động trong cảm giác êm đềm và hoài niệm.

6 tháng 11

Chuối mẹ, chuối út, bọn chuối, mụ mèo

6 tháng 11

cái này hc ở lp6 r mà b, kể cả ở tiểu hc cx hc r

6 tháng 11

Văn xuôi là một hình thức hoặc kỹ thuật của ngôn ngữ thể hiện một dòng chảy tự nhiên của lời nói và cấu trúc ngữ pháp. Tiểu thuyết, sách giáo khoa và bài báo là tất cả các ví dụ về văn xuôi

6 tháng 11

tham khảo:

Những va vấp và sự cố trên đường đi có thể sẽ làm ta nản lòng và tuyệt vọng. Những lúc ấy, ta sẽ cần lắm một bờ vai để dựa vào, một nơi để sẻ chia những nỗi niềm, một vòng tay âu yếm đế chở che. Khi đó, người anh và người chị sẽ luôn sẵn sàng ở bên ta, nâng đỡ ta, che chở cho ta, thương yêu ta, sưởi ấm con tim và chữa lành vết thương cho ta. Thông điệp yêu thương ấy lại một lần nữa được gửi gắm trong câu chuyện “Anh Hai” của Lý Thanh Thảo. Hai từ “Anh Hai” nghe thật tha thiết. Quả thật như vậy, câu chuyện kể về hai đứa trẻ nghèo phải đi bới móc rác, không có tiền để mua đồ ăn dù chỉ là một chiếc bánh nhỏ để ăn. Một hôm nọ, khi đang bới móc rác thì hai anh em bỗng thấy một chiếc bánh kem nằm sát mép cống. Bất chấp việc chiếc bánh đã bị vấy bẩn, hai anh em vẫn chạy đến, nhìn chiếc bánh một cách thèm thuồng. Vi thấy chiếc bánh bẩn quá người anh ra sức thổi hết bụi đi nhưng bụi “chẳng chịu đi cho”, người em vì đói qua nên phụ anh thổi. Nhưng chính “cái miệng háu đói” của người em đã làm chiếc bánh rơi tõm xuống cống. Người em khóc, đổ lỗi cho người anh. Người anh không phủ nhận mà lại nhận hết trách nhiệm về mình rồi còn nhường phần nhiều miếng kem dính trên tay cho người em. Chiếc bánh ấy mặc dù đã bị người khác vứt bỏ nhưng hai anh em ấy lại xem nó như món quà mà trời ban tặng cho. Qua câu chuyện trên, ta thấy được có nhiều người có được cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc nhưng không biết trân trọng trong khi còn có biết bao người bất hạnh hơn mình gấp trăm lần. Đồng thời câu chuyện còn muốn đề cao tình anh em, chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau. Trong câu chuyện ta còn thấy có nhân vật cậu bé và người mẹ trong chiếc xe. Qua hình ảnh đó ta thấy được cậu bé ăn bánh đến nỗi ngán ngẩm không muốn ăn nữa còn hai đứa trẻ kia thì không có bánh để ăn, phải nhặt lại chiếc bánh mà cậu bé kia đã vứt bỏ. Từ đó ta nhận được thông điệp rằng mình còn hạnh phúc và may mắn hơn rất nhiều người khác nên hãy quý trọng cuộc sống của mình hoặc nếu có lòng nhân hậu thì hãy sẻ chia “chiếc bánh ấy” cho những người đang cần nó chứ đừng như cậu bé thẳng tay vứt bỏ “chiếc bánh”. Tình yêu thương không cần thể hiện qua một cái gì đó lớn lao. Tình yêu thương có thể là thầm lặng. Tình yêu thương thể hiện qua những điều nhỏ nhặt và tầm thường nhất trong cuộc sống như hai anh em nhường nhau một mẩu bánh trong câu chuyện “Anh Hai” hay là một bàn tay nâng đỡ khi thấy người khác gặp hoạn nạn khó khăn. Tình anh em cũng thế, không cần thể hiện ra cho mọi người thấy, chỉ cần trong tim mỗi người đều có ngọn lửa yêu thương thì có thể sưởi ấm khắp cả thế gian.