K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2018

1. Bạch Dương (21/3-19/4)

Bạch Dương có tên gọi khác Dương Cưu (con cừu trắng) hình phá cách cái đầu của con cừu đực và là cung đầu tiên trong 12 cung Hoàng đạo cho nên luôn đi đầu trong tất cả các hoạt động. Trong tính cách Bạch Dương không có sự bí ẩn và phức tạp, họ sống đơn giản, tốt bụng, rộng lượng thân thiện, tôn trọng tình bằng hữu.

Đừng bao giờ phê phán những sai lầm của họ một cách điên rồ, ghê ghớm bởi họ rất dễ bị kích thích, thiếu bình tĩnh và có thể trờ nên nguy hiểm đấy. Họ thường rất lập dị, nhưng là người lãnh đạo thực sự tuyệt vời và là nhà chính trị tài ba. Là biểu tượng của lửa mang năng lượng dương nên sao chiếu mệnh là Hỏa và Diêm Vương. Họ rất ít khi ốm, sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng và tinh thần tranh đua. Trước những bước ngoặt, thử thách hình thành khả năng chống đỡ vô cùng tuyệt vời. Bên cạnh đó, họ yêu thích thể thao nên rất mạnh mẽ, hăng hái đôi khi là hơi bướng bỉnh một chút.

Bạch Dương (21/3-19/4)

2.  Kim Ngưu (20/4 - /20/5)

Kim Ngưu biểu tượng của con trâu vàng có xu hướng thích ổn định, thái bình, thích cuộc sống rất đơn giản và dễ chịu. Khác với Bạch Dương họ không thích những thứ mới theo kiểu lập dị chứng tỏ họ không bao giờ mơ mộng, nghĩ những điều không thực tế, nằm mơ giữa ban ngày. Họ khao khát và mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, hiếu khách, đầy tình yêu thương, thích làm việc tập thể để phát huy hết khả năng của mình bởi họ quan niệm: “Nếu muốn đi nhanh thì đi một mình, còn muốn đi xa thì đi cùng người khác.”

Đôi khi Kim Ngưu rất chậm chạp, không vội vàng do vậy mà mọi việc được họ suy tính rất kĩ lưỡng, chu đáo, có sự cố gắng phấn đấu để vươn lên vị trí quản lí. Ưu điểm nữa của Kim ngưu là không dễ sa vào cờ bạc, ăn chơi đặc biệt là nấu ăn rất ngon. Với phụ nữ luôn dịu dàng thục nữ, có khí chất thiên về nghệ thuật, thích tiền và tận dụng thời gian hiệu quả nhưng lại nghiêm trọng hóa vấn đề một cách thái quá.

Kim Ngưu (20/4 - 20/5)

3. Song Tử (21/5- 21/6)

Song Tử có tên gọi khác là Song Nam hoặc Song Sinh dễ có nhân duyên vì tính tình ôn hòa cởi mở, biết nắm bắt cơ hội khi có thời cơ đến. Có sao chiếu mệnh là sao Thủy biểu tượng cho sự thông minh, diễn đạt và khả năng giao tiếp). Những cá nhân cung Song Tử thường có tính cách nhiệt tình, hài hước, được mọi người nhận định là không dễ nhàm chán, chủ động và nhạy bén. Vốn tính tình hài hước vui vẻ nên đôi khi họ bị coi là tính cách trẻ con, không trưởng thành.

Ngoài những điểm cộng, Song Tử cũng có những điểm trừ như có hai khía cạnh tính cách khác nhau, khó nắm bắt được suy đoán vì lúc thì họ nói nhiều nhưng cũng có khi im lặng, trầm tư suy nghĩ không khác gì thời tiết “mưa nắng thất thường”. Nhược điểm nữa là dễ bị phân tâm, không có nguyên tắc, lời nói trái với suy nghĩ, dễ mâu thuẫn và bị đả kích, hay tự chế nhạo mình. Nhờ bản tính sáng tạo, thích nghiên cứu cái mới nên Song Tử phù hợp với những công việc liên qua đến trí tuệ như MC, báo chí, tổ chức sự kiện, nhà khoa học.

Song Tử (21/5- 21/6)

4. Cự giải (22/6- 22/7)

Cự giải xếp thứ tư trong 12 cung hoàng đạo còn có tên gọi khác là Bắc giải, con cua biểu tượng đặc trưng trong cung này, họ đa sầu đa cả, gương mặt thoáng nỗi buồn nhưng rất đẹp trai, xinh gái. Tương tự như Song Tử, nét tính cách dễ thay đổi “sáng nắng chiều mưa” rất khó hiểu. Với bản tính nhút nhát, ít nói, sống nội tâm, lặng lẽ nên đôi khi rất khó để hòa đồng. Phải chăng là biểu tượng của một con cua nên nét tính cách cũng giống vậy. Khi gặp bất cứ tiếng động hay cảm thấy mình đang gặp nguy hiểm chúng thường chạy đi tìm nơi trú ẩn an toàn. Những người mang cung Cự giải cũng vậy, họ giỏi dấu nước mắt, nỗi buồn sau vỏ bọc ngụy trang cứng rắn bằng những nụ cười rạng rỡ cộng với gương mặt vô cùng ngọt ngào, đằm thắm.

Nhược điểm dễ thấy ở Cự giải dễ xấu hổ, nhát gan và hay phiền muộn. Do vậy mà họ thường hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống và không mưu mô, xảo quyệt, ít có chính kiến trong mọi vấn đề. Trong tình yêu thì hết mực si tình, chung thủy, sắt son, yêu là yêu mãi mãi và bền chặt.

Cự giải (22/6- 22/7)

5. Sư Tử (23/7- 22/8).

Sư Tử là một trong những cung hoàng đạo hào phóng nhất trong 12 cung. Dù trong bất kì mối quan hệ nào Sư Tử luôn khẳng định được vị trí của mình bằng những điểm nổi bật hùng mạnh, sáng tạo và quyến rũ. Họ không muốn có một cuộc sống tầm thường và muốn nhanh chóng thoát khỏi cuộc sống nhàm chám bằng những sự nhiệt huyết và tinh thần cầu tiến trong công việc.

Nhưng nhược điểm của Sư Tử là cao ngạo, thẳng thắn và nhạy cảm. Họ luôn bảo vệ ý kiến của mình nên đôi khi là cố chấp, dễ bị nhìn thấu tâm gan và không bao giờ chịu thua người khác và một điểm khác là thích ăn mặc lòe loẹt, sặc sỡ.

Sư Tử (23/7- 22/8)

6. Xử Nữ (23/8- 22/9)

Hình ảnh của Xử nữ là một nữ thần, biểu tượng cho sự trong trắng, thuần khiết. Tính cách của xử nữ rất trầm tư nhưng thông minh, sắc bén và khả năng sáng tạo vượt trội, họ là mẫu người thực tế thường hay giúp đỡ mọi người, rất dễ kiếm tiền và chi tiêu thì tiết kiệm biết tính toán cho nên họ rất ghét sự hoang phí.

Cuộc sống của Xử Nữ là ngăn nắp và bài bản, không thích những việc đột ngột, và cảm xúc thì thuộc về lí trí nhiều hơn. Trong một vấn đề họ hay đắn đo, lật giở từng vấn đề nên mất thời gian và bỏ lỡ nhiều cơ hội. Xử nữ yếu đuối, rất sợ bị lừa và luôn cảm thấy bất an khi một việc nào đó không được như ý.

Xử Nữ (23-8- 22-9)

7. Thiên Bình (23/9 – 23/10)

Biểu tượng của Thiên Bình là chiếc cân đĩa cách điệu. Bạn biết đấy, cân dùng để đo độ nặng, nhẹ của vật chất. Vì vậy, họ là người luôn suy nghĩ đắn đo tất cả những tình huống và có khả năng phântích, đàm phán tài ba khi phán đoán chính xác ưu, nhược điểm của vấn đề.

Thiên Bình từ trong tên gọi đã thấy họ sống tình cảm và luôn thích được yêu., trìu mến, và cảm thông với mọi người một cách sâu sắc. Họ thích giải trí và ăn những món ăn ngon. Đặc biệt họ thích hình tượng công chúa gặp bạch mã hoàng tử nên đôi khi bị ảnh hưởng bởi điều đó trong cách suy nghĩ và nhìn nhận về tương lai.

ADVERTISEMENT

Thiên Bình là một chòm sao đặc biệt, không vội vàng đưa ra quan điểm mà họ chỉ lặng lẽ đứng một chỗ, nhìn tổng quan mọi việc sau đó đưa ra nhận xét.

Thiên Bình (23/9 – 23/10)

8. Thiên Yết (24/10- 22/11)

Thiên Yết còn có tên gọi khác là cung Bọ Cạp, họ mang sắc đẹp thần bí, kiêu hãnh, nữ tính đầy quyến rũ, luôn coi thường những người thích chải chuốt làm đẹp thái quá trước người yêu hay chồng và thấy khó chịu với những cách giữ chồng khăng khăng và nuông chiều con cái quá mức. Nhờ sự tinh tường hiếm thấy, họ có thể nhìn xuyên thấu mọi người cả trong ý nghĩ và hành động thế nào. Vẻ ngoài của Thiên Yết rất lạnh lùng nhưng bên trong họ luôn sục sôi và có một sự nhiệt huyết đầy máu lửa, nên họ có những góc kín mà không ai có thể thấy được.

Người có cung Bọ Cạp rất hay đắc, thích khiêu khích nhưng lại vô cùng khéo léo và có trực giác thực sự nhạy bén vì vậy mà duy trì mối quan hệ với Thiên yết rất khó vì họ không ngoa ngoãn và dịu dàng nghe lời chú mèo con đâu nhé, nhưng nếu để cho nàng làm chủ tất cả thì bạn sẽ thấy được sự nhiệt tình của họ đấy.

Thiên Yết (24/10- 22/11)

9. Nhân Mã (23/11- 21/12)

Sao chiếu mệnh của Nhân Mã là sao Mộc cung may mắn nhất trong vòng hoàng đạo. Chòm sao mang đến sự thịnh vượng, tinh thần lạc quan, giàu có. Điều may mắn tiếp theo là họ có sinh lực, khẳng khái, hoạt bát, nhanh nhẹn, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, luôn cười và có tư tưởng thoải mái trong bất kì hoàn cảnh nào.

Ngoại hình của Nhân Mã vô cùng hào hao, đẹp đẽ, da trắng, và vẻ ngoài toát lên sự đầy sức sống, truyền năng lượng đến tất cả mọi người. Nhược điểm của Nhân Mã là khá nóng, không suy xét kĩ càng, không thấy được mục tiêu rõ ràng của mình trong từng cơ hội.

Nhân Mã (23/11- 21/12)

10. Ma Kết (22/12- 19/1)

Ma kết là cung có sự chuyên nghiệp và truyền thống, nghiêm túc nên thường bị mọi người chê là tẻ nhạt nhưng họ có xu hướng nhường nhìn và tha thứ để ôn hòa mọi người với những mục đích cao đẹp. Biểu tượng của Ma Kết thể hiện cái đầu và đuôi của con dê, sao chiếu mệnh là sao Thổ, có nhiều tham vọng, chăm chỉ, sẵn sàng hy sinh bản thân trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên họ có ít tinh thần mạo hiểm và không tham vọng nhưng họ lại thành công nhờ vào sự chân thành, kiên trì không chịu khuất phục thử thách. Họ sống nội tâm và khá nhút nhát, không quá tình cảm.

Ma Kết (22/12- 19/1)

11. Bảo Bình (23/12- 18/2)

Bảo Bình là cung thứ 11 trong cung Hoàng Đạo, biểu tượng chữ tượng hình Mu của Ai cập cổ, sao chiếu mệnh là sao Thổ và Thiên Vương. Họ là người rất ít nói, hay nóng nảy và căng thẳng cho nên họ đòi hỏi rất nhiều từ người khác. Nếu bạn để cung Bảo Bình thất vọng và ôm thù thì họ sẽ bị tổn thương.

Đặc điểm chung của Bảo Bình là khá bạo dạn, nhưng hơi lập dị một chút. Tuy nhiên họ rất nhiệt tình khi được giúp đỡ người khác, có trí tuệ và óc phán đoán, giải quyết vấn đề rất logic. Con người bảo bình bản tính tò mò nên đôi khi tìm hiểu những thứ mới mẻ và tốn thời gian và năng lượng cho những người xung quanh.

Bảo Bình (23/12- 18/2)

12. Song Ngư (19/2- 20/3)

Song Ngư sao chiếu mệnh là sao Hải Vương. Biểu tượng của nước tượng trưng cho những giấc mơ, sự ảo tường, âm nhạc, sự bí ẩn và yêu thơ ca. Họ thường rất khôn khéo, có lòng vị tha. Tuy nhiên, họ có một khả năng học tập khác thường, trí tưởng tượng phong phú và tính cách có một chút phức tạp.

Ngư là “cá” bí ẩn và quyến rũ đặc biệt là có tài năng nhất định trong một lĩnh vực nào đó, có tài bói toán, sáng tạo như thiết kế và âm nhạc. Trên thực tế, song ngư sinh tồn bằng cách nắm bắt thực tế, nhạy bén trong xử lí tình huống khó nhằn nhất.

Song Ngư (19/2- 20/3)

Bạn cung nào ??? Mk cung song ngư đó !!!

12 Cung Hoàng Đạo có nguồn gốc từ những năm 1645 trước Công nguyên, do các nhà Chiêm tinh Babylon cổ đại sáng tạo ra. Theo các nhà Chiêm tinh học và Thiên văn học thời cổ đại, vòng tròn 12 cung hoàng đạo là một vòng tròn hoàn hảo 360 độ được phân thành 12 nhánh. Theo đó, mỗi nhánh sẽ tương ứng với một cung - tức ứng với một góc 30 độ. Người ta cho rằng 12 cung sẽ ứng với 12 tháng trong năm. Các cung hoàng đạo được chia đều theo 4 nhóm nguyên tố chính của đất trời: Lửa, Nước, Khí, Đất. Ứng với 4 nhóm nhân tố đó là bốn mùa trong 1 năm. Cứ 3 cung đại diện cho mỗi nhóm có nét đặc trưng tương đồng với nhau.

Việc sử dụng 12 cung hoàng đạo để tiên đoán về tính tình, cốt cách con người cũng như công việc, sự nghiệp, chuyện tình cảm... đã trở nên rất phổ biến trong đời sống văn hóa các nước phương tây và cả giới trẻ Việt Nam ngày nay.

Bạn thuộc cung hoàng đạo nào? Bạn muốn khám phá những bí ẩn về tính cách bản thân cũng như cuộc sống của mình sẽ diễn tiến ra sao trong tương lai sắp tới? Chuyện tình cảm của bạn sẽ đi đến đâu? Chỉ cần điền đầy đủ ngày tháng năm sinh vào ô dưới đây bạn sẽ được tiết lộ rất nhiều bí mật thú vị đấy.

 Khám phá cung hoàng đạo của bạn ngay nhé!
Cung bạch dươngCung kim ngưuCung song tửCung cự giải
BẠCH DƯƠNG(21/3-20/4)KIM NGƯU(21/4-20/5)SONG TỬ(21/5-21/6)CỰ GIẢI(22/6-22/7)
Cung sử tửCung xử nữCung thiên bìnhCung bọ cạp
SƯ TỬ(23/7-22/8)XỬ NỮ(23/8-22/9)THIÊN BÌNH(23/9-23/10)BỌ CẠP(24/10-22/11)
Cung nhân mãCung ma kếtCung bảo bìnhCung song ngư
NHÂN MÃ(23/11-21/12)MA KẾT(22/12-19/1)BẢO BÌNH(20/1-18/2)SONG NGƯ(19/2-20/3)
9 tháng 12 2018

1.Vị trí địa lí

- Phần lớn châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên xích đạo

- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc: Đại Trung Hải .

+ Phía Tây:  Đại Tây Dương

+ Phía Đông Bắc: biển Đỏ 

+ Phía Đông Nam: Ấn Độ Dương .

2. Địa hình và khoáng sản

a. Hình dạng châu Phi có dạng hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, có rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo.

b. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là một khối sơn nguyên lớn.

7 tháng 12 2018

Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ đế’ đi chuyến và trói mồi. Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ). Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biên đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài).

7 tháng 12 2018
  • Tập tính chăng tơ của nhện:
    • Chăng dây tơ khung
    • Chăng dây tơ phóng xạ
    • Chăng dây tơ vòng
    • Chờ mồi
  • Tập tính bắt mồi của nhện:
    • Ngặm chặt và chích nọc độc vào con mồi
    • Tiết dịch tiêu hóa vào con mồi
    • Trói chặt mồi rồi treo 1 thời gian
    • Hút dịch lỏng ở con mồi
7 tháng 12 2018

hình như là có 4 đôi phàn phụ

trong đó có ..... đôi chân bò

6 tháng 12 2018

mk sẽ giúp

nếu có không hay xin bạn thông cảm

6 tháng 12 2018

Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến nói về một tình bạn đẹp không thiêng về vật chất mà thiêng về tình cảm, một tình bạn hồn nhiên, đậm đà. Tình bạn đúng là một thứ không thể thiếu trong cuốc sống của mỗi con người bởi lẽ có một người bạn sẽ giúp ta sẻ chia buồn vui, giúp ta vượt qua những khó khăn một cách có nhau, không đơn độc. Nguyễn Khuyến thật may mắn khi có môt tình bạn đẹp và họ luôn thấu hiểu, thông cảm cho nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, khó nói. 

Câu 1 : Cảm nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ bằng 1 đoạn văn ngắn (2d)

                                                                                         Bài Làm

  Tình cảm của cha mẹ đối với con cái là tình cảm thiêng liêng và bất diệt. Chúng ta vẫn gặp những áng văn, bài thơ viết rất hay, rất chân thực và xúc động về tình yêu thương cao cả mà cha mẹ dành cho con. Đối với những đứa con thì cha mẹ là điều tuyệt vời nhất trong suốt cuộc đời. Dù thời gian bao lâu, dù con người ta già đi thì tình yêu của cha mẹ dành cho con luôn bao la.

Em là một người con, em yêu những gì cha  mẹ dành cho em. Có lẽ đối với một đứa lớp 7 thì cái cảm nhận sâu sắc về tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ thực sự chưa được rõ ràng. Nhưng em nghĩ rằng trong ý thức em cũng đã nhận ra được vai trò, tầm quan trọng của cha và mẹ trong cuộc đời em.

Chí ít là từ lúc em lọt lòng cho đến bây giờ thì ba mẹ luôn là người đi sát bên cạnh theo dõi, nâng đỡ và chăm sóc em từng li từng tí. Mỗi người đều có cách cảm nhận riêng về tình cảm thiêng liêng, cao quý đó. Nhưng có lẽ đều có một điều chung nhất dành cho ba mẹ chính là yêu ba mẹ nhiều như ba mẹ đã yêu mình. Tình cảm , sự yêu thương của ba mẹ không phải là một điều gì đó quá xa xôi, quá lớn lao, vĩ đại. Thực ra nó chỉ là những điều bình dị chúng ta vẫn thấy hằng ngày, vẫn nhận hằng ngày từ người đã sinh ra ta. Từ lúc chúng ta còn ở trong bụng mẹ , ba mẹ là người bạn duy nhất tâm tình, thủ thỉ và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Dù chúng ta chưa biết nói chuyện, nhưng chúng ta ý thức được có một người luôn ở bên chở che và bảo vệ. Đó là người mẹ , người ba chúng ta chưa gặp mặt, nhưng chắc chắn rằng đó là người dành hết tình yêu thương cho chúng ta. Tình cảm của ba mẹ  thật cao quý, xuất phát từ trái tim, từ dòng máu chảy trong người chúng ta. Tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ -thứ tình cảm ấy thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Khi chúng ta chào đời, khi cất những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì ba mẹ chính là người ở bên động viên, nâng đỡ chúng ta đứng dậy khi vấp ngã. Ba và mẹ là người lau đi những giọt nước mắt nóng hổi còn lăn đầy trên má.

Cuộc sống của mẹ dù chật vật, khó khăn thì ba mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Dù ba mẹ ăn cơm cà, cơm muối thì ba mẹ vẫn sẽ cố gắng kiếm tiền mua thịt, mua cá cho con. Ba mẹ chưa ăn gì thì vẫn sẽ bảo ba mẹ no rồi mỗi khi nhìn con ăn ngon lành. Đó là tình cảm của cha mẹ, là sự hi sinh vô cùng lớn lao mà chúng ta cần phải trân trọng và nâng niu đến suốt cuộc đời.
Gió sương của cuộc đời khiến cho cha mẹ càng ngày càng già đi, những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện sau khóe mắt, đôi bàn tay chai sạn nhưng cha mẹ chưa bao giờ kêu than một câu nào. Bởi cha mẹ hiểu rằng con sống vui, sống khỏe, đó chính là món quà tuyệt
vời nhất mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ trong kiếp này. Có lẽ không ai trong chúng ta quên được tuổi thơ có mẹ, có ba, có tình yêu thương vô điều kiện của họ. Dù ba và mẹ chưa bao giờ nói rằng ba mẹ yêu con nhiều lắm nhưng trong thâm tâm của ba mẹ điều đó là duy nhất, là hiển nhiên. ba mẹ là người tuyệt vời nhất trong cuộc đời này của những đứa con, bởi chẳng
có ai nào bỏ ra hơn nửa cuộc đời mình để yêu thương vô điều kiện những đứa con  như ba và mẹ .  Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái quả là tình  cảm thiêng liêng và quá vĩ đại.

Những ai còn cha mẹ, những ai đã không còn cha mẹ thì họ vẫn luôn dành tình yêu thương lớn nhất dành cho người mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta thành người có ích cho xã hội. Mỗi người ba , một người mẹ có một cách thể hiện tình yêu thương khác nhau, có người mẹ hiền dịu, có người ba nghiêm khắc, có người ba và mẹ lạnh lùng nhưng trong thâm tâm họ thì dù không cách này thì theo cách khác điều mà họ muốn dành cho con chính là tình yêu lớn nhất. Bởi vậy những đứa con, phải sống sao cho đừng khiến cho cha mẹ buồn lòng nhiều. Cuộc sống nhiều khó khăn, nhiều vấp ngã, dù cho không có ai ở bên cạnh thì ba mẹ là người có thể sẵn sàng ở bên con, động viên và an ủi con vượt qua khó khăn. 

CHA MẸ – người mà chúng ta trân trọng suốt đời, yêu thương suốt đời. Chúng ta những đứa con hãy yêu thương cha thương mẹ khi còn có thể, để sau này không phải hối tiếc. 

Câu 2: Cảm nghĩ về câu ca dao sau bằng 1 bài văn ngắn ( 3đ)

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

                                                                             Bài Làm 

Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Đã có nhiều điển hình về sự bất hạnh đó. Một nàng Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình. Một Vũ Nương chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở thành thông lệ. Còn phụ nữ, họ không có khả năng chống chọi nữa hay là sức phản kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi lời cáo buộc trở thành một lòi than thân buồn tủi:


Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình .”Câu ca dao trên  là một lời than thân đầy xót xa, ngậm ngùi. Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên. Qua đó, ngoài phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch,mà còn cho người đọc thấy được sự oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Câu ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những đám mây đang quấn lấy cảm xúc của con người, ôm trọn trong lòng nó tâm trạng của những người phụ nữ để rồi dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách của tấm lựa đào đang phất phới giữa chợ. Bao nhiêu câu hát than thân của người phụ nữ được sáng tác và lan truyền nhưng câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé mỏng manh như: nước, hạt mưa, miếng cau, trái bầu... Vì thế câu ca dao đã lột tả được tâm trạng của hầu hết giới nữ: người thiếu nữ vừa tới tuổi trâm cài lược giắt đã lo âu cho số phận của mình. Lo ngại cho hạnh phúc hẩm hiu của mình. Tất cả tạo nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng chảy từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác vào không gian một tiếng vang vọng mãi. Người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, chấp nhận làm đẹp cho những người xung quanh. Số phận của họ như tấm lụa bay trong gió không biết sẽ về đâu. Câu ca dao trong đề là lời than thân yếu ớt. Phải chăng người phụ nữ xưa cũng từng ao ước: Ví đây đổi phận làm trai được. Những ước muốn đó tồn tại được bao lâu hay là lại phải quay trở về với những câu than thân bất lực?

Câu 3 : Cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em ( 4đ ) 

                                                                                   Bài Làm

Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh làân em như trái  tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

5 tháng 12 2018

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.


 

5 tháng 12 2018

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

5 tháng 12 2018

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ đầu:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa.

Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:

Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,
Nguỵêt lồng hoa, hoa thắm từng bong
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện đc rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu chăm năm về trước Nguyễn Traĩ đã từng nghe thấy:

Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bong’ cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thỳ đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:
Trung Thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đông.
Sự hi sinh của Bác đã đc đền đáp, đất nước chúng ta đẫ thanh bình,tự do, hạnh phúc.Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung,thanh thản,mỉm cười dưới ánh trăng

           Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.
         Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.
         Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.
         Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.
       Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.

5 tháng 12 2018

Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.
Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.
Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.
Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.
Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.

Nguồn : Những bài thơ lục bát tự làm, thơ 6 8 học sinh tự sáng tác

Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 - 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên Tiêu:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân sang xuân thủy tiếp xuân thiên.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.

Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trên một chiếc thuyền thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ), Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông tẳng và con thuyền cũng dường như trở đầy ắp ánh tẳng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ya nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại vfa niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh BácHồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.