Câu 1
Trong các câu sau, câu nào sử dụng sai quan hệ từ?Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: D
A
B
C
check_circle
D
Câu 2
Màu xanh trong những câu văn sau góp phần tạo ấn tượng về một Hạ Long như thế nào?
“Bốn mùa Hạ Long phủ lên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.”Buồn tẻ, đơn điệu
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: C
A
B
check_circle
C
D
Câu 3
Trong đoạn văn sau có mấy từ đồng ngĩa với từ đất nước?
Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử của dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ xở tận chân trời góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.”Hai từ
Giải thíchexpand_moreHiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: C
A
B
check_circle
C
D
Câu 4
Giải câu đố sau:
Là la tôi hát cả ngày,
Thêm huyền, người thích trái này dầm tương
Sắc vào thiếu muối thì ươn
Hỏi thành lớn nhất nhịn nhường đàn em.
Là để nguyên là chữ gì?
Đáp án đúng: [cà]
ca
Câu 5
Nghĩa của từ “đâu” trong hai câu thơ dưới đây có quan hệ như thế nào?
-Nòi tre
đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
- Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa
đâu trời đẹp hơn.Là hai từ nhiều nghĩa
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: B
A
check_circle
B
C
D
Câu 6
Giải câu đố sau:
Đố ai qua Nhật, sang Tàu
Soạn thành huyết lệ lưu cầu tàn thư.
Hô hào vận động Đông Du,
Kết đoàn cùng với sĩ phu khắp miền. - Là ai?
Đáp án đúng: [Phan Bội Châu]
Phan Bội Châu
Câu 7
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
Bóng tre trùm lên………………. ( âu yếm, ấp ủ, bao vây) làng bản, xóm thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa,……………..( thập thò, lấp ló, thấp thoáng) mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh ta ………………….( bảo vệ, gìn giữ, níu kéo) một nền văn hoá lâu đời.
Đáp án đúng: [ấp ủ, thấp thoáng, giữ gìn]
ấp ủ, thấp thoáng, giữ gìn
Câu 8
Khổ thơ sau phù hợp với hình ảnh nào?
Giọt sương đêm long lanh
Nằm nghiêng trên phiến lá
Lắng tai nghe tiếng đêm
Của làng quê yên ả.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: D
A
B
C
check_circle
D
Câu 9
Câu nào sau đây tách đúng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ?Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao / như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: C
A
B
check_circle
C
D
Câu 10
Bức tranh sau có thể minh hoạ cho đoạn thơ nào dưới đây?
Trăng truyện trò thân mật
Với những vì sao đêm
Sương ghi trên lá mềm
Biết bao lời thương mến.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: C
A
B
check_circle
C
D
Câu 11
Chủ ngữ của câu: “Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.” (Vũ Duy Huân) là gì?Tấm gương trong sáng
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: B
A
check_circle
B
C
D
Câu 12
Trong các từ ghép tổng hợp sau, từ nào là tính từ?Hư hỏng
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: A
check_circle
A
B
C
D
Câu 13
Cho nhóm thành ngữ, tục ngữ:
- Lên thác xuống ghềnh
- Ba chìm bảy nổi
- Vào sinh ra tử
- Lá rụng về cội
Câu tục ngữ trong nhóm trên là:Lên thác xuống ghềnh
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: D
A
B
C
check_circle
D
Câu 14
Đọc câu văn sau và cho biết:
“Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông”. (Thiên Lương)
Nhận định nào dưới đây chưa đúng với câu trên?Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng quan hệ từ “và”.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: A
check_circle
A
B
C
D
Câu 15
Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?Trên núi như có ai đang hàn điện: khi thì loé lên chói mắt, khi thì vụt tắt ngấm. (Ai-ma-top)
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: D
A
B
C
check_circle
D
Câu 16
Xét về cấu tạo, trình tự sắp xếp nào đúng với các câu dưới đây?
(1) Con đường mòn ngập tràn hoa mao lương vàng óng lay động trong gió cùng hoa
hồng dại rực rỡ.
(2) Bầu không khí tươi mới se lạnh thoảng mùi nhựa thông, bầu trời phía trên trong
veo xanh ngắt, tựa như chiếc cốc hạnh phúc khổng lồ dốc ngược.
(3) Tơ nhện óng ánh giăng mắc giữa các tán cây như những sợi chỉ bạc còn những
cành lim sam và các chùm tua của nó dường như đang thầm thì trò chuyện.
(4) Những hạt mưa rào lộp độp rơi trên lá, nhảy múa dọc theo con đường đất đỏ mờ
sương và vui vẻ gõ lanh canh lên mái lò rèn cũ.câu đơn – câu ghép – câu ghép – câu đơn
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: A
check_circle
A
B
C
D
Câu 17
Tiếng “hòa” trong câu ca dao sau có nghĩa là gì?
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.Trộn lẫn
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: C
A
B
check_circle
C
D
Câu 18
Chọn nhận định đúng về hai từ “anh hùng” trong câu văn dưới đây: “Chúng ta phải biết ơn các vị anh hùng dân tộc vì họ tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.”Cả hai từ đều là động từ.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: C
A
B
check_circle
C
D
Câu 19
Cho các câu sau:
(1) Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim.
(2) Chúng xé toạc màn mưa thác trắng.
(3) Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng.
(4) Những đôi vậy xòe ra như đôi cánh.
(5) Tiếng nước xối gầm vang.
(6) Mặt trời vừa nhô lên.
Hãy sắp xếp những câu trên để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh.(6)-(3)-(1)-(5)-(4)-(2)
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: C
A
B
check_circle
C
D
Câu 20
Nhóm nào dưới đây có các từ gạch chân là từ nhiều nghĩa?1/ Trai
tài gái sắc
2/ Trọng nghĩa khinh
tài
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: C
A
B
check_circle
C
D
Câu 21
Hai câu thơ:
“Bồ câu ơi, cánh chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển”
trong bài “Bài ca về trái đất” của nhà thơ Định Hải giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu?Trái đất giống như một ngôi nhà hạnh phúc của muôn loài với tiếng chim bồ câu gọi nhau đầy thương mến.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: D
A
B
C
check_circle
D
Câu 22
Dòng nào dưới đây chưa phải là câu?Cành cây phủ đầy lá dày rậm rạp, đan vào nhau tạo thành một mái vòm xanh mát trên cao.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: B
A
check_circle
B
C
D
Câu 23
“Hòa sắc” trong câu: “Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hòa sắc êm dịu.” (Hồng Thủy) có nghĩa là:Sự phối hợp màu sắc
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: A
check_circle
A
B
C
D
Câu 24
Loại một thành ngữ có từ “đồng” khác nghĩa với từ “đồng” trong các thành ngữ còn lại.Đồng tâm hiệp lực
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: D
A
B
C
check_circle
D
Câu 25
Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ nguyên nhân?Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không có ai mướn mình. (Theo Thạch Lam)
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: D
A
B
C
check_circle
D
Câu 26
Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên con người phải chịu khó học hỏi, mở mang thức?Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: B
A
check_circle
B
C
D
Câu 27
Hãy ghép từ ngữ ở cột trái với nội dung tương ứng ở cột phải để tạo thành một câu hoàn chỉnh.
1.công ích |
a/Hoài Thanh cùng các bạn tham gia các hoạt động lao động ….. |
2. công bằng |
b/ Các quốc gia đều tuần thủ ....của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. |
3. công ước |
c/ Những bằng chứng luật sư đưa ra không được thẩm phán …… |
4. công nhận |
d/ Chúng tôi sẽ giải quyết sự vụ một cách …..và nghiêm minh. |
1-d, 2-a, 3-b, 4-c
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: D
A
B
C
check_circle
D
Câu 28
Đáp án nào dưới đây gồm các danh từ ?phát minh, công minh
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: C
A
B
check_circle
C
D
Câu 29
Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả?trang trí, trăn trở, chờ chực, chủ trì.
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: B
A
check_circle
B
C
D
Câu 30
Trong câu nào sau đây, dấu phẩy được sử dụng để ngăn cách trạng ngữ với thành phần chính của câu?Xa xa, dọc đường chân trời, khói từ một con tàu hơi nước ngang qua trông như một dải lụa xám uốn khúc. (L. M. Montgomery)
Hiện nội dung gốcexpand_more
Đáp án đúng: A
check_circle
A
B
C
D
1
Phía cuối con đường Nguyễn Văn Giáp, là một ngôi trường khang trang và hiện đại. Đó chính là trường của em - trường Tiểu học Lê Văn A.
Trường của em vừa được xây hơn 5 năm, nên vẫn còn mới lắm. Cũng như các ngôi trường khác, trường em được xây dựng trên một mảnh đất hình chữ nhật, với ba tòa nhà lớn xếp thành hình chữ U. Mỗi tòa nhà đều cao năm tầng và nối liền với nhau ở hành lang có mái che. Nhờ vậy, khi di chuyển từ lớp học đến các khu vực khác như căn-tin, phòng tin học, âm nhạc hay thư viện, phòng thực hành… chúng em đều không phải lo ngại nắng mưa. Tường của trường có màu sơn chủ đạo là vàng nhạt đem đến cảm giác sáng sủa và ấm cúng. Mỗi lớp học đều khá rộng, có thể chứa đến hơn bốn mươi học sinh và vẫn còn đủ không gian cho bảng phụ, tủ đồ. Cửa sổ của lớp đều khá lớn, giúp lấy được nhiều ánh sáng từ bên ngoài và giúp không khí lớp học thoáng đãng. Vào những hôm trời nắng, chúng em chỉ cần kéo rèm kín lại và bật quạt là được.
Ở hành lang lớp học, có phần lan can là thanh sắt tròn dài, được treo khá nhiều các chậu cây nhỏ. Hằng ngày, chúng em phân công nhau tưới nước cho cây để có một hành lang xanh mát. Ở sân trường em, có các cây phượng vĩ và cây bàng cao lớn. Nhờ vậy, mà sân trường lúc nào cũng râm mát, tạo điều kiện cho chúng em thỏa thích vui chơi. Lúc nào, em cũng tự hào về trường mình. Bởi tuy tuổi trường còn ít, nhưng ở đây có cơ sở vật chất khang trang với các máy móc phục vụ học tập hiện đại. Và quan trọng hơn, là trường có đội ngũ các thầy cô giáo trẻ nhiệt huyết, tận tâm với nghề. Các hoạt động ngoại khóa được trường tổ chức thường xuyên, để chúng em được phát triển lành mạnh và toàn diện.
Em yêu trường em lắm. Em tin rằng, trong tương lai, trường của em cũng sẽ trở thành một ngôi trường nổi tiếng, là mái nhà thứ hai của rất nhiều các bạn học sinh.
2
Em yêu trường của em lắm. Đó chính là ngôi nhà mà em đã gắn bó suốt năm năm qua.
Trường của em là trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, nằm ở con ngõ nhỏ ở cạnh một khu phố sầm uất. Ở đây, bầu không khí yên tĩnh, lại trong lành với rất nhiều cây xanh cao lớn. Đó chính là điều mà nhà trường và địa phương đã cố gắng tạo dựng để giúp chúng em được thoải mái học tập.
Diện tích của trường em không quá rộng, nhưng vẫn rất đầy đủ chức năng và hiện đại. Trường gồm ba dãy nhà lớn xếp thành hình chữ U, với phần sân rộng ở giữa. Dãy nhà đối diện cổng chỉ có ba tầng, gồm các phòng họp và làm việc của thầy cô, cán bộ nhà trường. Dãy phía bên phải thì gồm có năm tầng với rất nhiều phòng học khác nhau dành cho tất cả các khối. Dãy phía bên phải thì có bốn tầng và một tầng trệt để cất xe. Các tầng ở trên gồm có căn tin ở tầng một, các phòng âm nhạc, tin học ở tầng hai. Tầng ba là một hội trường lớn để tổ chức các hoạt động tập thể trong nhà. Và tầng bốn là thư viện rộng lớn.
Phần sân trường ở giữa, được lát gạch màu xanh rất đẹp nhưng không hề trơn chút nào cả. Xen kẽ trên sân là các cây phượng vĩ, cây bàng cao lướn tỏa bóng mát rượi. Dưới gốc cây nào cũng được vây quanh thành một cái ô tròn, để có không gian cho rễ cây phát triển và trồng hoa ở đó. Cạnh viền của bồn hoa, là các chiếc ghế đá do các cựu học sinh, hội phụ huynh mua tặng nhà trường.
Hằng ngày, em cùng bạn đến trường học tập và vui chơi. Ở đây chứa chan biết bao là kỉ niệm đáng nhớ của tuổi học trò. Dù mai sau có đi đâu, thì em vẫn mãi nhớ về mái trường tiểu học yêu dấu của mình.
ngắn
1
Trường em là ngôi trường có vẻ đẹp mộc mạc và giản dị. Em thích nhất, là ngắm vẻ đẹp của trường vào những sớm mùa đông.
Khi đó, nắng vẫn chưa lên, trường còn tắm mình trong làn sương mờ ảo. Hàng rào và các dãy nhà quét sơn màu vàng cam ấm áp, nhưng cũng trở nên ẩm ướt, lạnh lẽo. Sân trường vắng tanh, những cây bàng cao lớn trơ trọi như bộ xương khô, khẽ run lên khi có gió thổi qua. Lá bàng rơi rụng đầy dưới sân trường chỉ sau một đêm. Có chiếc đỏ cam, đỏ vàng, mâu sẫm… Trông sân trường nhờ vậy mà có thêm chút màu sắc ấm áp. Đi trên sân trường, dẫm lên lá bàng khô nghe lạo xạo thật là vui tai. Đằng xa, các lớp học vẫn còn đóng cửa, vì chưa có bạn nào đến lớp. Dãy đèn ở hành lang tỏa ánh sáng vàng nhạt, cố xua đi sương mờ. Không gian yễn tĩnh đến lạ, khiến em có thể nghe rõ từng nhịp thở của mình. Em thích những khoảnh khắc như thế này lắm. Bởi chỉ những buổi sớm như thế này, em mới có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn không gian của ngôi trường này.
Chừng hơn mười phút sau, trời sáng lên thấy rõ. Các bạn học sinh cũng lần lượt tới trường. Cả ngôi trường như cựa mình thức dậy, trở về dáng vẻ ồn ào, náo nhiệt quen thuộc của mọi ngày.
2
Một ngày mới lại bắt đầu. Em lại vui sướng bước đến trường - ngôi nhà thứ hai của em.
Ngôi trường của em mang tên Trường tiểu học Đồng Mỹ. Trường nằm trên một khoảng đất rộng và bằng phẳng, không nhiều người qua lại nên đảm bảo yên tĩnh cho chúng em học tập. Toàn bộ ngôi trường được bao quanh bởi tường rào cao chừng 1m5, sơn màu trắng sữa bắt mắt. Bên trong, trường chia thành hai khu vực là khu học tập và khu thể thao. Khu học tập gồm hai dãy nhà 5 tầng nối liền với nhau tạo thành chữ L. Mỗi tầng đều gồm 4 phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng đen, quạt trần, tủ sách, điều hòa. Riêng hai tầng cao nhất của dãy nhà ngoài cùng, là các phòng họp, sinh hoạt của giáo viên. Trước cửa mỗi phòng đều có đánh số, ghi rõ bảng tên để không ai bị nhầm lẫn khi tìm phòng học cả. Các phòng như thư viện, phòng âm nhạc, phòng tin học, được sắp xếp ở tầng 1 của cả hai dãy nhà học tập, để khi chúng em di chuyển sẽ ít làm phiền các bạn khác. Mỗi hành lang đều có các giỏ hoa nhỏ treo ở lan can, giúp không gian thêm tươi mát. Khu thể thao thì gồm một nhà đa năng rất rộng, gồm khu vực sân thi đấu và khán đài lớn hai bên. Ngoài tổ chức thi đấu các môn thể thao, đây còn là nơi chúng em học thể dục và tổ chức các sự kiện tập thể (chào cờ, biểu diễn văn nghệ…) khi trời có mưa. Còn lúc thời tiết khô ráo, chúng em có cả một khoảng sân trường rộng với các cây bàng, cây phượng cao lớn, tán lá xum xuê. Bên cạnh nhà thu đấu, có cả một sân cỏ rất rộng rãi. Giờ ra chơi hay cuối buổi học, lúc nào ở đây cũng đông đúc các bạn học sinh vui chơi. Ngoài việc học tập, trường em cũng rất chú trọng việc rèn luyện thể lực và kĩ năng sống cho học sinh. Chúng em được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa trong suốt cả năm học.
Đối với em, ngôi trường tiểu học Đồng Mỹ là ngôi nhà yêu dấu, thân thuộc. Ở đây có bạn bè, có thầy cô luôn ở bên động viên, chia sẻ và đồng hành cùng em. Em mong rằng, ngôi trường này sẽ ngày càng phát triển để có thêm nhiều bạn nhỏ được dìu dắt và trưởng thành hơn tại nơi này.