K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2017

Trên đời này, không phải ai cũng tốt đến mức hoàn hả cả, xen lẫn vào điều đó là lỗi lầm mà hầu như mọi người đều mắc phải. đó là sự gian dối, thiều trung thực.

Vậy trung thực là gì? Trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có cho mình. Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, và rất cần thiết đối với chúng ta. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống. Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã gây ra. Đó chính là trung thực. Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của mình. Đó chính là trung thực. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi.

Nói như vậy không có nghĩa là không có những con người gian dối, không trung thực. Những người không trung thực là những người xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Nói một đằng làm một nẻo. Trong các giờ kiểm tra, làm bài thi thì chỉ mong muốn quay cóp, hỏi bài bạn bè nhằm đối phó với thầy cô, cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. đó là những hành vi của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Ta cần phải tránh xa những con người này.

Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta nên ủng hộ và làm theo, cần phải học hỏi và tích lũy nhiều hơn. Tôi sẽ học tập theo đức tính này vì nó sẽ giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của mọi người đối với mình.

25 tháng 10 2017

Lên hỏi cô, thầy ...!!! ♥♥♥ $$$$

1 tháng 11 2017

* PRESENT(HIỆN TẠI)

WE LEARN ABOUT THE SIMPLE PRESENT TENSE 

* TABLE( BÀN)

SHE HAS A TABLE

* HAPPY(HẠNH PHÚC)

I AM HAPPY

* CHINA(TRUNG QUỐC)

CHINA IS A BIG COUNTRY

* CLEVER(THÔNG MINH)

HE IS CLEVER

25 tháng 10 2017

Suốt bao năm tháng học đường, bên cạnh tôi bao giờ cũng có một hình bóng dõi theo. Chính người là nghị lực cho tôi, là nơi tôi trau dồi những kiến thức. Học giỏi suốt 3 năm liền là một niềm vui sướng nhưng bên cạnh đó vẫn là sự kính trọng, biết ơn vô vàn đối với cô. Chính vì vậy mà mấy năm xa cách tôi vẫn không quên được kỉ niệm ấy với người. Người mẹ thứ 2 của tôi, cô tâm. 
Cô tâm là một giáo viên dạy toán của trường tôi. Dù không còn trẻ nhưng cô là người yêu thương học sinh, cô coi học sinh như một phần của mình. Với nhiều kinh nghiệm, căn nhà cô không bao giờ thiếu vắng bóng dáng của những đứa trẻ. Nhà tôi cách nhà cô có mấy bước chân nên từ năm lớp 6 tôi đã học thêm từ đó. Nhờ vậy suốt 3 năm, kiến thức toán của tôil uôn vững chắc. Cô coi tôi như một người cháu, cô luôn tự tin về sức học của tôi. Không phụ lòng cô, môn toán là môn tôi luôn có những số điểm khá cao. Nhưng năm lớp 8 chính tôi đã khiến cô buồn cũng là nỗi ân hận vô vàn của riêng tôi. 
Năm ấy là năm tôi bước sang một lớp khác. Với nhiều kiền thức mới mẻ, cô tâm vẫn dạy một cách chu đáo, cẩn thận. Ngày tháng trôi qua, cuối cùng cũng tới thi học kỳ I. Vẫn tự tin như trước, tôi háo hức đến trường và vào phòng thi. Tin tưởng những kiến thức cô ôn luyện, tôi làm gọn mấy câu đầu chỉ sau ít phút. Đến bài cuối cùng thì suy nghĩ mãi vẫn ko ra được đáp án. Năm phút, mười phút, 30 phút… Lục tung những kiến thức trong đầu vẫn ko ra được. Bất ngờ, tiếng trống truờng vang lên, tôi cố viết những chữ cuối cùng dù biết kết quả đó ko đúng. Đêm đó, tôi trắn trọc ko ngủ, bao lo lắng về danh hiệu học sinh giỏi cả về cô khiến tôi bồn chồn không yên. Mình đã quá chủ quan ư? Bài thi dễ vậy mà ko ra được, tại sao? Hay là mình đã quá phụ thuộc vào cô, chỉ ôn luyện những gì cô dạy mà không tìm hiểu sâu hơn để ra nông nỗi này? Tôi bật khóc, tự trách chính bản thân mình. 
Hôm phát bài, tay tôi run rẩy cầm bài thi lên, với số điểm 7,75 đập vào mắt khiến tôi không tin nổi. Tệ vậy ư! Chỉ có 7.75 sao? Không gian xung quanh tôi như bao trùm một màu đen xám xịt cùng nỗi lo lắng ko nguôi. Với mười mấy môn học, duy nhất môn toán là môn tôi tự tin nhất. Kiểm tra lần nào tôi cũng được 8 trở lên. Lần này lại là con số 7 sao tôi dám nói với cô đây. Bữa tới học thêm, tôi rụt rè không vào lớp, tôi sợ phải thấy tâm trạng cô nghe thấy số điểm của tôi. Có tiếng cô từ gian nhà sau vang lên: Thủy, vào đi em. 
Khi tất cả đã đông đủ, công việc đầu tiên của cô là hỏi số điểm của từng em một. Giọng cô vang lên rõ to: 
Trung ,thi được mấy điểm? 
Dạ 10 điểm. Trung tự hào nói to 
Lần lượt đến bạn này đến bạn khác ai cũng có những số điểm khá cao, đến tôi: 
Thủy, mấy điểm em? Cô hỏi, vẫn giọng trìu mến đó 
Dạ 7,75 cô. Giọng tôi nhỏ dần. 
Giờ đây tất cả đang dồn mắt về tôi sửng sốt kèm theo là những tiếng xì xào. Còn cô không nói gì nhưng mặt cô bây giờ có cái gì đó thoáng buồn qua thì phải. Mà chắc có lẽ tôi biết, đó là sự thất vọng cô dành cho tôi, chính tôi cũng đã mất đi sự tin tưởng chính bản mình. Ai trên 8 điểm cô sẽ có một món quà nhỏ khích lệ, một phong kẹo sôcôla. Nhìn cô phát kẹo cho các bạn, tôi ao ước sao có đựoc một phong kẹo đó từ tay cô trao cho cô. Hai năm trước, tôi đã từng được cô tặng kẹo nhưng lần này lại không, cảm giác tủi thân như muốn trỗi lên, tôi co lại nơi góc tường. Mười bốn tuổi tôi có thể mua cho mình một phong kẹo như vậy chỉ với 4000 đồng, nhưng bây giờ phong kẹo đó đối với tôi là vô giá. Phong kẹo cô trao không phải là một món quà nhỏ, nó là sự tự hào, tin tưởng, quý mến nơi cô dành cho người nhận. Nhìn phong kẹo tôi khao khát muốn có được nó, càng ao ước muốn có tôi lại càng cố gắng lần thi học kỳ sau. Quả là thế, học kỳ II tôi dược 9,25 cùng với danh hiệu học sinh giỏi. Mừng rỡ, tôi chạy ùa tới nhà cô chỉ để khoe số điểm đó. Còn cô, cô đã mừng rơi nước mắt. Qua tôi biết rằng: Cô không cho kẹo không phải vì cô ích kỉ mà là động lực cho mỗi người. 
Giờ đây, bước sang lớp 9 tôi không còn được học trong ngôi nhà màu hồng đầy yêu thương của cô nữa. Nhưng mỗi lần đi ngang qua nhà cô, tôi lại ghé mắt nhìn vào. Nhìn những đứa trẻ đàn sau cắp sách vở đến nhà cô, lại được cô kèm cặp, được cô yêu thương và được cô trao những phong kẹo niềm tin đó. Tôi lại càng biết ơn, quý trọng cô hơn. 
Các bạn biết ko? Một đồ vật nào đó ta mua bằng tiền, bạn sẽ thấy nó rẻ rúng bình thường. Nhưng nếu nó được ai đó tặng bạn bằng tất cả tình yêu thương, bạn sẽ cảm nhận dược nó vô cùng quý giá như phong kẹo nhỏ của tôi vậy. Và chắc hẳn rằng ai trong các bạn cũng có một người lái đò riêng, nhưng bản thân tôi vô cùng may mắn khi có một người lài đò tuyệt vời như vậy. Dù không bao giờ nói thành lời nhưng sâu trong lòng tôi luôn tự nhủ: "Cô ơi ! Em cảm ơn cô nhiều lắm…" 

 

25 tháng 10 2017

Đoạn văn nè (cũng tham khảo thôi) 
Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, nhưng đến nay những nỗi đau vẫn còn để lại. Bom đạn mà giặc từng trút xuống đất nước ta ngày nào giờ vẫn còn cướp đi mạng sống của rất nhiều người dân vô tội. Mới đây tại huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long 1 đầu đạn sau bao nhiêu năm hoen rỉ đã phát nổ khiến 4 trẻ em bị thiệt mạng. Các em ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.Một nỗi đau không thể diễn tả được bằng lời...

25 tháng 10 2017

bạn ơi mk cần ko chép mạng(tại mk đag cần gấp

25 tháng 10 2017

Vài cơn gió thoảng nhẹ, cành phượng rung rung tán lá xanh thẳm như phân vân chờ mùa hè. Trường em đó. ngôi trường mang tên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Trường được xây cách đây mười năm rồi, một ngôi trường be bé, nằm lặng sau rặng cày. Nơi đây có biết bao kỉ niệm tuổi học trò.

Đứng từ xa nhìn lại, ngôi trường nổi lên những mái ngói đỏ tươi, các phòng học quét vôi màu vàng nhạt nam san sát bên nhau, nhìn ra mặt đường.

   Bước vào cổng trường là thấy ngay một tấm biển có hàng chừ màu trắng: “Trường Tiểu học Võ Thị Sáu” trên nền xanh, trong rất rõ. Nhìn sang bên trái là phòng học cùa các khối lớp Một, Hai, Ba. Nhìn sang bên phải là phòng học của các khối lớp Bốn, lớp Năm. Dãy phòng ngang nối hai dãy phòng của các khối là các phòng chức năng (hát nhạc, phòng Đội Thiếu niên Tiền phong) và phòng Ban Giám hiệu.

   Sân trường em không rộng lắm nhưng đủ cho học sinh vui chơi và tập thể dục. Trước sân trường sừng sững cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Vườn thuốc nam trồng nhiều loại cây bổ ích. Trước hiên trường, chúng em trồng các bồn hoa nhiều loại. Đến mùa hoa nở, hương thơm bav vào lớp đến xao xuyến lòng. Hằng ngày chúng em thay nhau tưới nước cho hoa luôn tươi sắc. Những bông hoa lung linh rập rờn trong nắng sớm. Hai bên sân trường trồng nhiều cây bàng. Những tán lá bàng che mát một khoảng sân. Giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây bàng.

   Ở giữa sân trường có trồng ba cây phượng vĩ. Đến mùa hè, em thường đứng dưới gốc phượng nhặt những hoa rụng ép vào trang sách.

   Em nhớ ngày nào còn bỡ ngỡ vào lớp Một, em theo mẹ đến trường nhưng vì ngại ngùng nên đứng mãi bên cây phượng này. Lúc ấy, cây phượng mới trồng chỉ cao hơn em một tí thôi. Giờ đây, nó đã trổ hoa khoe sắc thắm khi hè đến. thế rồi, mùa hè năm nay, em và các bạn học sinh cuối cấp sẽ chia tay thầy cô các bạn, xa ngôi trường Tiểu học thân thương này. Hằng ngày từ mái trường này chúng em được thầy cô dạv bảo. Những thầy cô với ánh mắt nghiêm trang, nụ cười hiền hoà đã mang tới cho em bao tình cảm thiết tha.

   Trước giờ vào lớp, sân trường nhộn nhịp với tiếng nói cười, chạy nhảy của chúng em; trong giờ học lại vang lên khe khẽ tiếng đọc bài từ các lớp và tiếng giảng bài trầm ấm của thầy cô giáo. Giờ ra chơi, sân trường lại nhộn nhịp đông vui. Sau giờ tan học, trường lại im lìm nghỉ ngơi, chỉ còn tiếng chim hót, tiếng lích rích của các loài chim.

Em yêu mái trường của em với những tháng năm tuổi thơ êm dịu, đẹp đẽ. Những câu thơ của bạn Thảo Linh (tỉnh Bến Tre) đã đế lại trong em những ấn tượng đẹp về mái trường với những tháng năm tuổi học trò.

                                    “Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn

                                      Xa cổng trường khép kín với thời gian

                                      Sợ phượng rơi là nỗi nhớ bàng hoàng

                                      Sợ phải sống trong muôn vàn tiếc nuối.”

   Mai đây dù có xa, em vẫn không bao giờ quên mái trường thân yêu này.



 

25 tháng 10 2017

Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày. Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt. Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học. Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.

25 tháng 10 2017

A. bát ngát

25 tháng 10 2017

A bat ngat nho h nha

25 tháng 10 2017

người ta đổ

25 tháng 10 2017

Tiêu cho xe hoặc đốt nhà( chêu thôi )

Ahihi....Tiêu cho loại xe máy,ô tô.

25 tháng 10 2017

Vì chật quá sẽ không đeo được vào chân . Không thoảng mái khi đeo .

Làm cho con thích đến trường, thích đi học; phát triển ngôn ngữ cho con; bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con... là những việc quan trọng nhằm giúp trẻ tự tin vào lớp 1.

Có thể nói đi học lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập là chủ đạo của học sinh ở trường tiểu học.

Ở trường Tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, không thích cũng phải học, học phải tạo ra sản phẩm (phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi... theo tiến độ của cả lớp). Vì vậy cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ để giúp trẻ thành công ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của lớp 1, để trẻ tự tin và thích được đi học lớp 1.

Hiện nay có hai quan điểm của các bố mẹ có con chuẩn bị đi học lớp 1. Thứ nhất cho rằng không cần chuẩn bị gì, cứ để trẻ phát triển tự nhiên. Điều này dễ làm cho trẻ có những hẫng hụt tâm lý vì đi học lớp 1 hoàn toàn khác với việc đi học mẫu giáo. Ở trường mẫu giáo “cô là mẹ và các cháu là con”. Cháu có thể đi muộn giờ so với quy định, cháu khóc cô có thể ôm ấp vỗ về.

Nhưng ở lớp 1, trẻ phải đến lớp đúng giờ (vì muộn giờ sẽ ảnh hưởng đến tiết học, đến những trẻ khác...). Ở lớp 1, thầy cô giáo có yêu thương trẻ đến mấy cũng không thể có nhiều thời gian ôm ấp từng trẻ vì phải hỗ trợ học sinh học tập, điều khiển lớp học theo tiến độ của lớp mình và các lớp khác, rồi phải đánh giá, nhận xét trẻ trong quá trình học. Nói cách khác, chấp hành nội quy, quy định nhà trường, thiết lập quan hệ với giáo viên, hoàn thành các bài tập khi đến lớp... là những khó khăn đối với trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1 nên không thể không chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường.

chun-bi-tam-ly-cho-tre-di-hoc-lop-1-the-nao

Chuyển từ môi trường mẫu giáo sang lớp 1, trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ.

Quan điểm thứ hai, chuẩn bị cho trẻ đến trường là chuẩn bị cho trẻ đọc thông viết thạo trước khi đi học lớp 1. Nhiều phụ huynh cho rằng như vậy con mình sẽ học giỏi ở lớp 1. Thực ra đây là quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo lớp 1 trong 35 tuần học chứ không phải là nhiệm vụ của các cô mẫu giáo. Khi biết đọc, viết trước trẻ rất chủ quan trong học tập và rất dễ vi phạm nội quy của lớp học. Vì trẻ không hứng thú và muốn chứng tỏ cho thầy cô, các bạn biết mình đã biết điều đó, dẫn đến mất tập trung trong giờ học.

Hơn nữa, khi các ngón tay trẻ chưa đạt đến độ cứng vững nhất định mà phải viết sớm thì khi vào lớp 1 trẻ rất sợ viết. Đó là chưa nói đến việc rất có thể trẻ sẽ cầm bút không đúng cách dẫn đến tình trạng lên học lớp 1 khó có thể sửa được nên trẻ sẽ viết chậm và xấu.

Vậy chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học lớp 1 như thế nào là đúng?

1. Cần làm cho con thích đến trường, thích được đi học lớp 1

Điều đầu tiên cần chuẩn bị cho trẻ lòng ham thích đến trường, thích được đi học lớp 1. Tất nhiên, trẻ mới ham thích vẻ bề ngoài của người học sinh như thích cặp sách mới, thích có bàn học mới, thích bộ đồng phục, thích có anh chị lớp trên đón vào trường... Nhưng đó là điều rất cần cho trẻ khi đến trường. Các phụ huynh cần kích thích sự hiểu biết, lòng ham thích đi học của con, tránh làm cho trẻ sợ đến trường.

Ví dụ nên kể những câu chuyện thú vị về trường Tiểu học để khơi dậy sự tò mò và mong muốn được đến trường. Với những câu hỏi mà trẻ rất quan tâm, nên nói với trẻ rằng: “Đến trường, con sẽ được biết”. Không đưa nhà trường, cô giáo ra để dọa trẻ, tạo lập cho con một không gian học gọn gàng, sạch sẽ, hãy để con tự lựa chọn bàn học, tủ sách theo sở thích. Từ đó con sẽ thích ngồi vào bàn học và luôn có ý thức giữ gìn, chăm chút cho góc học tập của mình.

2. Hãy giúp con trở thành người chiến thắng ngay từ vạch xuất phát 

Lớp 1 nói riêng và bậc tiểu học nói chung là bậc học nền tảng trong giáo dục phổ thông. Thành công trong học tập ở bậc tiểu học là cơ hội lớn cho trẻ thành công ở bậc học tiếp theo. Tâm lý chung của con người là muốn được động viên, khen ngợi, không ai muốn bị chê, bị nói xấu. Vì vậy, bố mẹ cần giải thích, động viên, khích lệ trẻ khi chuẩn bị đi học lớp 1, không dọa dẫm, trách phạt trẻ nhiều làm cho trẻ nản chí.

Ví dụ khi trẻ vào lớp 1, các vị phụ huynh khi đón con nên bắt đầu bằng những câu hỏi như: Ở trường hôm nay có gì vui? Điều gì làm con thích thú?... Không mắng trẻ khi chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà nên tìm hiểu nguyên nhân và khích lệ để giúp trẻ học tốt hơn.

3. Cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Chuẩn bị vốn ngôn ngữ cho trẻ khi đi học lớp 1 vô cùng quan trọng. Vốn ngôn ngữ của trẻ khi đi học lớp 1 phải đảm bảo hai yêu cầu. Thứ nhất, trẻ phải diễn đạt cho người khác hiểu. Thứ hai, phải hiểu được nhũng người khác nói về những chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ.

Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt là từ lúc 3 tuổi là thời điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bố mẹ nên nói chuyện nhiều với con để con có môi trường phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ nên đọc truyện cho con, đặc biệt là truyện tranh có hình vẽ to, đẹp của Việt Nam, đọc cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ kể lại chuyện bằng ngôn ngữ riêng của trẻ.

Trẻ 3-6 tuổi có hiện tượng “đọc chữ theo tranh” tức là khi người lớn đọc truyện tranh cho trẻ vài lần, sau đó trẻ có thể giở lại từng trang và đọc đúng hàng chữ ở dưới tranh giống như trẻ biết chữ thật. Điều này rất cần thiết cho trẻ khi tri giác tranh ảnh để có vốn biểu tượng phong phú về cuộc sống, phát triển ngôn ngữ, cho trẻ làm quen nhớ dần các chữ cái, chữ số... Thực tế cho thấy những trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ học lớp 1 thuận lợi hơn trẻ khác.

4. Cha mẹ cần giữ gìn và bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con

Đối với trẻ tiểu học, thầy cô giáo là thần tượng, là “mẫu” lý tưởng trực tiếp của trẻ. Thầy cô là người duy nhất đúng trên đời đối với trẻ. Vì vậy, khi trẻ đi học lớp 1, muốn tác động đến trẻ, phụ huynh nên thông qua thầy cô của con. Nên trao đổi với thầy cô để hiểu rõ hơn vì sao thầy cô lại có ứng xử như vậy với trẻ và phối hợp thống nhất cách tác động giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ.

Ví dụ ở trường cô khen về nhà mẹ cũng khen, khi con mắc lỗi cô nhắc nhở thì về nhà mẹ cũng cần nhắc nhở con. Nếu có sự mâu thuẫn giữa việc giáo dục của gia đình và nhà trường, trẻ rất dễ hoang mang không biết theo ai. Bởi vậy, cha mẹ không nên chê thầy cô giáo trước mặt con trẻ. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc thầy cô giáo cùng các vị phụ huynh rèn cặp con.

chun-bi-tam-ly-cho-tre-di-hoc-lop-1-the-nao-1

Cần chuẩn bị tâm lý cho con trước khi vào lớp 1.

5. Dạy con biết chơi hòa đồng với các bạn

Khi đi học, trẻ rất muốn được các bạn chơi cùng bởi trẻ tiểu học sống bằng tình cảm. Vì vậy, bố mẹ nên nhắc nhở con chơi hòa đồng với các bạn, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn ngay từ khi còn nhỏ để con luôn được sống trong tập thể, không bị tách biệt.

6. Khích lệ mặt tích cực của trẻ

Không so sánh con mình với con người khác, bởi mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tích cách và khả năng khác nhau. Luôn động viên, khen ngợi khi trẻ làm các việc tốt, khích lệ trẻ cố gắng khi chưa làm được việc gì đó.

7. Chuẩn bị vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ

Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh rất cần thiết cho trẻ khi đi học. Bố mẹ cần giúp cho trẻ hiểu được các khái niệm: trên dưới, trong ngoài, trước sau, xa gần, cao thấp, phải trái, to nhỏ... cũng như công dụng của các đồ vật xung quanh: ghế để ngồi, không ngồi lên bàn học, sách để đọc, vở để viết... Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh càng phong phú thì khi đi học lớp 1 trẻ càng dễ dàng hiểu được lời cô thầy dạy. Muốn vậy, bố mẹ cần khơi dậy trí tò mò của trẻ và giải thích cặn kẽ khi trẻ thắc mắc về những điều chưa hiểu.

8. Tập cho trẻ chú ý trong một thời gian nhất định cũng như một số phẩm chất ý chí cần thiết khi trẻ đi học lớp 1

Hiện nay trẻ em thông minh hơn nhiều so với trẻ em cùng lứa tuổi trước đây do điều kiện nuôi dưỡng tốt và lượng thông tin đến với trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều trẻ khi đi học lớp 1 không thuận lợi vì khả năng tập trung chú ý hạn chế. Do vậy, bố mẹ cần giao cho con một công việc gì mà con yêu thích để trẻ tự làm trong một thời gian khoảng 10-15 phút. Hoặc bố mẹ cùng làm để động viên khuyến khích con tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ đó. Điều này cũng có nghĩa trẻ phải có sự nỗ lực ý chí, phải kiên trì, có tính mục đích... để hoàn thành công việc được giao.

Bố mẹ cần kiên trì, không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1, không nên lấy ý muốn chủ quan của mình áp đặt cho trẻ. Sự kỳ vọng quá lớn của các vị phụ huynh vào kết quả học tập, nhất là chỉ quan tâm đến điểm số học tập của con khi con học lớp 1 cũng là một áp lực lớn làm cho trẻ chán học.

25 tháng 10 2017

Trong bài những người bạn tốt , cá heo đáng yêu đáng quý vì chúng biết thưởng thức tiếng hát tuyệt vời của nghệ sĩ tài ba  ; biết cứu giúp nghệ sĩ . Cá heo làbanjtoots của con người

25 tháng 10 2017

thân thiện với con người , giúp ngư dân gặp hoạn nạn trên biển