K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2017

Bằng chữ :) ( đoán )

29 tháng 10 2017

Bằng miệng.

30 tháng 10 2017

là con gà trống nha !!!

>_< 

Ủng hộ cho tui !

29 tháng 10 2017

văn thì bảo toán

29 tháng 10 2017

Mưa đến quá nhanh. Gió thổi mỗi lúc một mạnh, cơn mưa ào ào kéo tới. Mưa sầm sập. Mưa trút nước ào ào. Đất trời mù mịt trong màn mưa trắng xóa. Mưa trút xuống mái nhà, tuôn ào ào xuống cái máng nước, chảy tràn ra đầy sân, đầy ngõ. Mưa rơi bùng bùng trên lá sen xanh. Mưa gõ trống bong bong vô hồi kì trận trên lá chuối tơ. Cây cối hả hê đón cơn mưa rào đầu hạ, được tắm mát và uống nước thỏa thích Khóm chanh khép lá, khóm bưởi khép cành như đứng rung bảo vệ chở che chùm trái lúc lỉu. Khóm dừa, lũy tre xõa tóc bơi trong mưa gió. Cây lá trong vườn được tắm gội, mắt lá sáng bừng lên mơn mởn xanh. Mưa làm hồi sinh vạn vật.

Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. Mưa như trút nước xối xuống tầm tã. Đất trời mù mịt, trắng xóa trong màn mưa. Cây cối hả hê đứng tắm mát trong mưa. Cây cỏ sáng ngời lên xanh biếc. Gió thổi mạnh, mưa quất vào cửa sổ, mưa dội xuống mái nhà, xuống mặt sân ầm ầm. Nước chảy cuồn cuộn khắp các rãnh cống. Tiếng sấm ì ầm từ Tam Đảo, Ba Vì xa xa vọng lại. Thật mát mẻ và thích thú biết bao. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.

Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ lông vàng mượt vừa đi vừa kêu "coóc.. COÓC...". Chú gà trống khoác bộ áo tía sặc sỡ, chiếc mào đỏ rực, cái đuôi vàng điểm đen uốn cong dạo bước đi theo người đẹp. Đàn gà con líu ríu chạy theo gà mẹ đi tìm mồi quanh sân quanh vườn. Chú mèo khoang ngồi cạnh cửa sổ, nâng bàn tay trắng muốt lên rửa mặt; cái đuôi tam thể uốn cong, lâu lâu lại rung lên làm duyên.

Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn tất cả. Được tắm mát và uống nước hả hê sau những tháng ngày nắng hạn. Gió thổi, lá reo. Ánh nắng làm cho ngọn cây, vòm lá lấp lánh, biêng biếc. Cây bưởi, cây chanh, cây hồng xiêm như được khoác áo mới màu xanh tươi mỡ màng. Sau cơn mưa, vườn bà em sum sê cây trái. Những chùm cam chanh trĩu quả căng tròn mọng nước ngọt.

Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Trẻ con đi học về nói cười lao xao. Những gánh quà rong xúm xít người vây quanh. Cái ghế đá trên công viên đã có nhiều người ngồi chơi ngắm cảnh. Vài ba cô thiếu nữ ăn mặc thật đẹp, nắm tay nhau dạo bước trên các lối viền quanh luống hoa. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.

Không khí mát lành. Bầu trời sáng trong, bao la.



 

29 tháng 10 2017

Cứ đến chủ nhật hàng tuần là bố mẹ em lại dẫn em ra biển hóng mát để thư giãn trí óc.

Biển bây giờ đang vào lúc hoàng hôn nên rất đông người. Mặt trời đỏ chói soi xuống mặt biển làm biển đỏ rực lên như một biển lửa. Trên đám mây hồng huyền ảo như những dải lụa thướt tha. Biển vẫn không ngừng gợn những đợt sóng to nhỏ, lúc thì nhẹ nhàng, lúc lại ầm ầm dữ dội. “Chủm” em nhảy xuống biển tắm, nước biển mát quá. Có những người bơi tuốt ra đằng xa ngoài cửa biển.

Xa xa, những chiếc thuyền đủ màu sắc chạy đi một cách chậm chạp (có lẽ vì chúng ở xa em quá). Trên bầu trời xanh thẳm không cùng, những chú chim hải âu không ngớt chao qua, lượn lại, mỗi lúc nghiêng mình đôi cánh chúng không hề động đậy. Trên bờ cát ướt trắng phau, những cô bé, cậu bé vui vẻ xây lâu đài cát của mình. Bỗng một đợt sóng thật mạnh bất ngờ ập vào, nước biển thi nhau xông vào miệng em. Ôi! Mặn quá! Nước biển mạnh thật. Thảo nào mọi người lại dùng nước biển làm muối là phải. Bỗng em tiếng mẹ gọi “Con ơi! Lên đi nào, trời tối rồi kìa.”

Cuộc vui nào rồi cũng phải chấm dứt. Sau khi ăn tối ở một cửa hàng nọ. Em và bố mẹ về nhà và đánh một giấc thật ngon lành.

29 tháng 10 2017

Cảnh biển buổi sáng mới đẹp và hấp dẫn làm sao !
Ông mặt trời từ từ nhô lên, lơ lửng như một quả cam chín mọng tỏa nguồn sáng và truyền sức sống xuống biển cả. Vạn vật như được bừng lên, sôi động sau một đêm ngủ dài.
Xa tít đường chân trời là những mảng mây màu tím như được dâng lên từ biển, phủ trên là dải mây xanh như còn mơ màng lưu luyến màn đêm. Những lọn mây trắng bồng bềnh sáng dần trên bàu trời duyên dáng soi bóng xuống mặt nước khiến những đàn chim chao liệng ngất ngây vui mừng chào đón ngày mới. Biển hiền hòa nâng sóng êm ả vỗ vào mạn thuyền. Gió sớm nhẹ thổi. Các thuyền đánh cá căng buồm ra khơi. Trên thuyền ngư dân vừa chuẩn bị kéo lưới, vừa chuyện trò rôm rả. Ai cũng phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, hứa hẹn chuyến ra khơI trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá.
Ngắm cảnh biển, em tự nhủ: “Mình phải học thật giỏi, lớn lên sẽ điều khiển con tàu đến với đại dương bao la.”

29 tháng 10 2017

1. hai lực cân bằng

2 .75N

29 tháng 10 2017

1. Lực tác dụng lên quả nặng là 2 lực cân bằng .1 lực do trọng lực của quả nặng tác dụng, lực còn lại do lực kéo của là xo tác dụng.

2. Khối lượng của một quả cân 7,5 kg lag 75 N.

31 tháng 10 2017
Câu chuyện kể về nàng Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) con gái của một gia đình nghèo quê ở Nam Xương. Nàng xinh đẹp, thuỳ mị, nết na, được chàng Trương Sinh là con nhà hào phú xin cưới về.Chàng có tính đa nghi nhưng nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên gia đình ấm êm thuận hòa.Thế rồi triều đình bắt Trương Sinh đi lính đánh giặc Chiêm,nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng và sinh một đứa con trai đặt tên là Đản.Mẹ chồng bệnh ,nàng chăm sóc chu đáo.Mẹ chồng mất,nàng tế lễ tiếc thương. Nhưng khi Trương Sinh đi lính trở về thì mẹ đã mất, đứa con không chịu nhận cha vì cha nó "Đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi". Chàng Trương vốn tính đa nghi, nghe con nói vậy ngờ vợ thất tiết, liền ruồng rẫy đánh đuổi đi. Vũ Nương oan khuất, bị dồn vào đường cùng, nên gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Đêm đến đứa é chỉ bóng chàng trên vách và gọi là cha.Trương Sinh hiểu chuyện thì đã muộn.Nàng gặp lại Phan Lang cũng đươc tiên cứu và nhờ chàng Phan về nói chồng nàng lập đàn giải oan cho nàngTrương Sinh nghe.Trương Sinh lập đàn tràng tế lễ ở bến Hoàng Giang,Vũ Nương hiện về tạ tình chàng rồi biến mất.  
29 tháng 10 2017

Vũ Nương nết na xinh đẹp. Trương Sinh cưới nàng về. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đạ tạ chàng rồi biến mất.

  

29 tháng 10 2017

Con chó :<

29 tháng 10 2017

thêm con mèo nữa

29 tháng 10 2017

Anh ơi , anh lên mạng tìm có nhiều lắm đó

30 tháng 10 2017

Câu hỏi: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?

Đáp án: Than.

 Câu hỏi: Lịch nào dài nhất?

Đáp án: Lịch sử.

tk cho mình nha

29 tháng 10 2017

– Văn học dân gian là một thành tố của văn hoá dân gian, tức là phôncơlo (trí tuệ nhân dân).

– Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng hoặc văn học bình dân.

– Văn học dân gian là những sáng tác tập thể truyền miệng của nhân dân, ra đời từ thời viễn cổ, phát triển qua các thời kì lịch sử, đến cả hiện nay và mai sau. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng so với văn học viết; nó cùng với văn học viết hợp thành nền văn học dân tộc.

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

1. Tính tập thể (trong sáng tạo, trong lưu truyền, trong sử dụng và cảm thụ…)

2. Tính truyền miệng.

3. Gắn với sinh hoạt xã hội (đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động…)

Giá trị và vai trò của văn học dân gian trong nền văn học dân tộc

1. Văn học dân gian là kho báu về trí tuệ, tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân.

2. Văn học dân gian là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc.

Các thể loại văn học dân gian

1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ.

2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.

k mình nha

29 tháng 10 2017

a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

  • Các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên.
  • Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn tâm tình, tri kỉ.
    • Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng….
    • Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc….
    • Văn học hiện đại: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

  • Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.
  • Nội dung tiêu biểu và xuyên suốt nền văn học nước ta: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lư­ợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ...
    • Văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ...
    • Văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
    • Văn học hiện đại: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.

c. Phản ánh mối quan hệ xã hội

  • Trong xã hội phong kiến, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Nhìn thẳng vào thực tại để phê phán, lên án và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

d. Phản ánh ý thức về bản thân

  • Ở ph­ương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm ngư­ời của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư­ tư­ởng vị kỉ và tư tư­ởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người
29 tháng 10 2017

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ

29 tháng 10 2017

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nh