Viết 1 đoạn văn có sử dụng thành ngữ " Ếch ngồi đáy giếng "
Giúp mình nhanh nha , thanks
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.
Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.
Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.
Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.
Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.
Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, sinh ra ta và chăm sóc, nuôi dạy ta nên người. Mẹ còn là người đồng hành với em trong cuộc sống...
Chắc hẳn ai cũng nghe câu '' uống nước nhớ nguồn '' . Em rất biết ơn mẹ, xinh dành những tình cảm tốt đẹp nhất để gửi đến mẹ của em và em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân để làm vui lòng mẹ.
Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.
Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy. Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.
Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...
Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi
, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ HK 2
Câu 1/ Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Giới thiệu sơ lược về Lê Lợi và Nguyễn Trãi ?
Bài Làm
a/ Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, bất khuất, các tầng lớp nhân dân đều tham gia kháng chiến
- Đường lối, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy Lam Sơn, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
b/ Ý nghĩa lịch sử:
Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, mở ra 1 thời kì phát triển mới: thời Lê sơ
· Lê Lợi là người yêu nước, thông minh, bất khuất, có uy tín ở vùng Lam Sơn
· Nguyễn Trãi yêu nước thương dân, đến Lam Sơn sớm nhất, giàu lòng chính nghĩa, mong muốn cứu dân , cứu nước khỏi ách xâm lược của quân Minh
Câu 2/ Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ? Vì sao Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
Bài Làm
- Dựng lại quốc tử giám, mở trường, mở khoa thi
- Nội dung học tập , thi cử là các sách của đạo Nho
- Nho giáo có địa vị độc tôn
- Tổ chức được 26 khoa thi , có 989 tiến sĩ , 20 trạng nguyên
Đại Việt đạt được những thành tựu trên vì:
- Nhà nước quan tâm đến giáo dục
- Truyền thống hiếu học của dân tộc ta
- Đất nước hòa bình
Câu 3 / Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài
Bài Làm
Năm 1545 Nguyễn Kim mất, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay, con thứ là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam
Năm 1627 chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Đến năm 1672 lấy sông Gianh làm ranh giới chia đôi đất nước
Cuộc chiến tranh đã gây đau thương cho dân tộc, ảnh hưởng khối thống nhất lãnh thổ, cản trở sự phát triển của đất nước
* Các cuộc chiến tranh phong kiến đều có tính chất phi nghĩa ,chỉ vì lợi ích của mình, các tập đoàn phong kiến đã gây chiến tranh, đánh lẫn nhau, gây tai hại cho dân tộc, đất nước
Câu 4: Hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII như thế nào? Tại sao các chúa Nguyễn ban đầu lại chú ý phát triển nông nghiệp ?
Bài Làm
a/ Đàng Ngoài: Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng do chính quyền Lê - Trịnh không quan tâm sản xuất và ruộng đất công bị bao chiếm, bỏ hoang. Nhân dân chịu tô thuế, binh dịch, mất mùa, đói kém
b/ Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển rõ rệt nhờ chính sách khai hoang và tự nhiên thuận lợi
Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý Nam bộ , đặt phủ Gia Định
Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, có nhiều ruộng đất
c/ Các chúa Nguyễn ban đầu chú ý phát triển nông nghiệp vì đó là 1 trong những kế sách xây dựng Đàng Trong thành cơ sở cát cứ lâu dài chống lại chúa Trịnh
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành Nam –Bắc triều?
Bài Làm
-Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt .
-Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành .Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).
-Năm 1533, nguyễn kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, gọi là Nam triều .
Câu 6: Hãy nêu những cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII .
Bài Làm
-Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 1737 ) nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài .
-Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa và Nghệ An, kéo dài hơn 300 năm
-Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) lấy núi Tam Đảo ( Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang .
-Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), xuất phát từ Đồ Sơn ( Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An .
-Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769) nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau đó chuyển lên Tây Bắc .Căn cứ chính là vùng Điện Biên (Lai Châu).
Câu 7: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa trận Rạch Gầm-Xoài Mút .
Bài Làm
*/ Diễn biến :
-Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 1784, hơn 5 vạn quân thủy, bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân.
-Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông tiền, đoạn từ Rạch Gầm đén Xoài Mút (Châu Thành –Tiền Giang) để nhử quân địch.
*Kết quả : Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
*/ Ý nghĩa :
-Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
-Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
Câu 8 : Quang Trung đại phá quân Thanh như thế nào ?
Bài Làm
-Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.
-Cuối năm 1788, nhà Thanh tiến hành xâm lược nước ta. Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước ta.
-Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp-Biện Sơn; một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.
-Tại Thăng Long quân Thanh ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù, báo oán rất tàn ngược…khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đã lên cao độ.
-Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang trung đều tuyển thêm quân.
-Từ Tam Điệp, Quang trung chia quân làm 5 đạo : đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long; đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long; đạo thứ tiến ra Hải Dương; đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.
-Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (Sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị (Sông Hồng) sang Gia Lâm. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào Thăng Long.
Câu 9: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn .
Bài Làm
*/ Nguyên nhân thắng lợi :
-Là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta -Do lãnh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi .
*/ Ý nghĩa :
-Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
-Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc .
Câu 10: Trình bày chính sách quốc, ngoại giao của Quang Trung .
Bài Làm
*/ Quốc phòng :
-Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh .
-Thi hành chế độ binh dịch, ba suất đinh lấy một suất lính .
-Quân đội gồm bộ bing,thủy binh, tượng binh và kị binh .
*/ Ngoại giao :
Chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
Câu 11 : Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
Bài Làm
-Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.
-Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; Năm 1806 , Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế .
-Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.
-Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)
-Các năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
-Quân đội : gồm nhiều binh chủng , xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
Câu 12 : Hãy kể tên các cuộc nổi dậy tiêu biểu của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Bài Làm
-Khởi nghĩa Phan Bá Vành .
-Khởi nghĩa Nông Văn Vân .
-Khởi nghĩa Lê Văn Khôi .
-Khởi Cao Bá Quát …..
Câu 13 : Trình bày văn học cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX .
Bài Làm
-Văn học dân gian phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú : tục ngữ , ca dao, truyệ tiếu lâm….
-Văn học chữ Nôm phát triển như : Truyện kiều của Nguyễn Du .Ngoài ra còn có các tác giả như : Hồ Xuân Hương , Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát
-Văn học Việt Nam thời kì này phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam .
Câu 14 : Hãy nêu sử học, địa lí, y học cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX
Bài Làm
*/ Sử học : Tác phẩm Đại Việt thông sử của Lê Qúy Đôn; Tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.
*/ Địa lí :Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.
*/ Y học : Lê Hữu Trác (Hải THượng Lãn Ông) đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian .
Đổi \(74m=740dm\)
Nửa chu vi mảnh đất đó là :
\(740:2=370\left(dm\right)\)
Chiều dài mảnh đất là :
\(\left(370+52\right):2=211\left(dm\right)\)
Chiều rộng mảnh đất là :
\(370-211=159\left(dm\right)\)
Đáp số : 211 dm ; 159 dm.
Một ngày, chú ếch sống trong chiếc giếng cạn đã lên giọng nói với chú rùa sống ngoài Biển Đông.
“Cuộc sống dưới giếng của tôi thực sự là vui! Khi muốn ra ngoài, tôi chỉ cần leo lên thành giếng. Rồi khi trở lại, tôi nghỉ ngơi tại khe nứt trong giếng. “Lúc bơi lội, nước ngập đến nách nhưng đầu tôi nổi lên trên. Tôi nhúng chân vào đám bùn mềm mại và chơi đùa với nó.
Hãy nhìn những chú sò, cua và cá xung quanh cũng đang hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc như tôi. Không những thế chiếc giếng này là lãnh thổ của tôi, chỉ phục vụ cho riêng tôi. Thật là một cuộc sống tuyệt vời. Sao anh không thử vào đây trải nghiệm điều tuyệt vời ấy nhỉ?”
Nhận lời mời của chú ếch, chú rùa chuẩn bị vào chiếc giếng. Nhưng trước khi chú rùa có thể di chuyển được chân trái thì chân phải của chú đã bị mắc vào thành giếng. Chú không vào bên trong giếng nữa và bắt đầu kể cho chú ếch nghe về biển cả.
Biển bao lớn? Có dùng cả ngàn dặm cũng không thể mô tả được sự bao la của biển, cả ngàn feet cũng không mô tả được độ sâu của biển cả.
“Vào thời gian trị vì của vua Đại Vũ triều nhà Hạ, trong vòng 10 năm thì có 9 năm lũ lụt nhưng mực nước biển không hề dâng cao.
Vào thời gian trị vì của vua Thành Thang triều nhà Thương, trong vòng 8 năm thì có 7 năm bị hạn hán nhưng nước biển không bị cạn khô.
Không bị ảnh hưởng bởi thời gian hay sự lên xuống của thuỷ triều, đó là điều tuyệt vời khi sống ở Biển Đông”.
Nghe những điều tuyệt vời về biển cả, chú ếch đã chấn động. Chú bắt đầu cảm nhận được sự hạn hẹp của cuộc sống trong chiếc giếng nhỏ bé.
" Ếch ngồi đáy giếng " là câu thành ngữ ngụ ý phê phán những kẻ có tầm hiểu biết hạn hẹp mà khoe khoang, khuyên nhủ phải cố gắng mở rộng tầm mắt của mình để có thể khám phá ra những điều mới lạ và kì thú.
Bạn dựa vào ghi nhớ bài Ếch ngồi đáy giếng để làm