K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2021

Độ muối trung bình trong biển và đại dương là:

35%o

- Nguyên nhân: nước sông hoà tan các loại muối trong đất,đá trong lục địa đưa ra.

5 tháng 5 2021

độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35%

* Vấn đề quan tâm hiện nay đối với sông, hồ là ô nhiễm môi trường nước

* Nguyên nhân: 

  1. Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên.
  2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
  3. Ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp.
  4. Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  5. Ô nhiễm do rác thải y tế.

* Hậu quả : 

Hậu quả đối với con người

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ….

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người chúng ta.

Hậu quả đối với sinh vật, thực vật

Các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh, thực vật chết dần chết mòn, làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện tượng cá, tôm chết trắng sông không còn xa lạ với người dân gần đó.

Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí là không phát triển được.

Hậu quả đến kinh tế

Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẻ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém. Làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu. Chính những tác nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội.

* Biện pháp hạn chế :

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì mỗi người chúng ta cần phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường sống của chúng ta cũng như cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

  • Mỗi người trong chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải bừa bãi.
  • Nhà nước cần có các hoạt động tuyên truyền về tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân (đặc biệt các vùng dân tộc thiểu số và nông thôn).
  • Cần xử lý triệt để các nhà máy xí nghiệp chưa xử lý nước thải mà thải thẳng ra môi trường hoặc xử lý không đạt chuẩn.
  • Cải tiến hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước để xử lý lượng rác thải, nước thải được thải ra mỗi ngày.
  • Khuyến khích nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để xử lý phân và nước tiểu của các động thực vật. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là các hóa chất cấm.
  • Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác, tránh tình trạng xả rác bừa bãi, vứt rác ra ao hồ sông suối.
  • Tuyên truyền, kêu gọi người dân thu gom rác thải tại các ao hồ, sông suối, biển.

- Đá mẹ: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất.

- Khí hậu: nhiệt và ẩm là các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. Ảnh hưởng gián tiếp qua chuỗi tác động: Khí hậu -> Sinh vật -> Đất.

- Sinh vật: đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.

+ Thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá.

+ Vi sinh vật phân hủy xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

+ Động vật sống trong đất góp phần làm biến đổi tính chất đất.

- Địa hình: Làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, tạo khả năng giữ đất khác nhau => Ảnh hưởng đến sự hình thành đất.

- Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành tới nay được gọi là tuổi đất.

- Con người: Có khả năng tác động mạnh mẽ đến đất, làm cho đất tốt lên hoặc xấu đi.

1 tháng 5 2021

e gái toi hok lớp 6

1 tháng 5 2021

mik cũng lớp 6 nè

Các chí tuyến và vòng cực là nhũng ranh giới của các vòng đai nhiệt của đới khí hậu đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh. ... - Các vòng cực là ranh giới của các vành đai ôn đới và hàn đới.

30 tháng 4 2021

Các chí tuyến và vòng cực cũng là những ranh giới của các vòng đai nhiệt trên trái đất : Nhiệt đới , Ôn đới , Hàn đớI

28 tháng 4 2021

Tích cực:

- Cũng cấp nước cho nông nghiệp

- Phát triển giao thông đường thủy 

- Điều hoà nhiệt độ

- Cung cấp thủy hải sản

Tiêu cực

- Nước sông dâng cao gây ra lụt lội

- Nước khô cạn gây khó khăn nông nghiệp

Hok tốt

29 tháng 4 2021

lop 6 mà đ bt ghi dấu à

28 tháng 4 2021

Ai Cập có trên 100 triệu dân, là quốc gia đông dân nhất tại Bắc Phi và thế giới Ả Rập, là quốc gia đông dân thứ ba tại châu Phi và thứ 14 trên thế giới. Đại đa số cư dân sống gần bờ sông Nin, trong một khu vực  diện tích khoảng 40.000 km², là nơi duy nhất  đất canh tác.

8 công trình cổ đại nổi bật

  • Công trình Đền Mortuary. ...
  • Kiến trúc Kim tự tháp Bent. ...
  • Kim tự tháp bậc thang của Djoser. ...
  • Đền Luxor. ...
  • Tượng Great Sphinx. ...
  • Kim tự tháp đỏ ...
  • Thung lũng của các vị vua. ...
  • Abu Simbell.
  • Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.
  • k cho mình nha ! 

ai cập có 100,4 triẹu dân

ai cập có số dan đông thứ 14 tren thế giới

ai cập có diện tích là 1.010.000

ai cập có kim tự tháp là một trong những kién trúc cổ đại nổi bật 

ai cập giáp địa trng hải có bien giới Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aquaba về phía đông, biển đỏ về phía đông và phía nam, Sudan về phía nam và Libya về phía tây. Ngoài ra,Ai Cập có biên giới hàng hải với Jordan và Ả Rập Xê Út qua vịnh Aquaba và biển đỏ

ko biết có đúng ko

27 tháng 4 2021

ng, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải; tỷ lệ nước thải được xử lý chiếm 10 - 12%, còn lại là thải ra ngoài mà chưa qua xử lý. Chỉ có 42 đô thị trong tổng số 787 đô thị có công trình xử lý nước thải tập trung, nhiều hệ thống đã xuống cấp. Đây là nguyên nhân tác động lớn đến chất lượng nước sông, hồ đô thị.

Ảnh minh họa: Bích Liên

Sông, hồ nội thị ô nhiễm nghiêm trọng

Với sự nỗ lực cải tạo, chất lượng nước tại một số sông, kênh, hồ nội thành, nội thị của một số thành phố lớn đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ô nhiễm nước mặt tại các khu vực sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Phần lớn thông số đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ (BOD5, COD), chất dinh dưỡng (Amoni) đều vượt chuẩn.

Nguyên nhân chủ yếu là do các khu vực này phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải từ một số cơ sở sản xuất trong nội đô... chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. Hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có mức độ ô nhiễm sông, hồ, kênh rạch nội thành nghiêm trọng nhất.

Theo báo cáo Môi trường quốc gia vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, đối với các hồ ở khu vực nội thành, chức năng chủ yếu là điều tiết nước, xử lý nước thải (XLNT) và tạo cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, do các hoạt động phát triển đô thị và ô nhiễm kéo dài, một số hồ bị thu hẹp, lấn chiếm, bồi lắng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước và XLNT. Các khu dân cư xung quanh hồ chưa có hệ thống thu gom nước thải nên nước thải đô thị xả trực tiếp vào hồ. Tại nhiều đô thị, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải, nước không có sự lưu thông.

Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Ô nhiễm nước hồ xảy ra không chỉ ở các thành phố lớn (loại đặc biệt, loại I) mà tại các đô thị nhỏ hơn (cấp II, cấp III), đây cũng đang là vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phương.

Báo cáo Môi trường của Bộ TN&MT cũng chỉ ra, các sông, kênh mương nội thành là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất của các khu đô thị, chất lượng nước cũng bị ảnh hưởng khá lớn. Tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý xuống lòng sông, kênh mương khá phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lòng sông, kênh mương xảy ra khắp nơi khiến diện tích mặt nước thu hẹp, cản trở dòng chảy.

Tại 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, mức độ ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng là vấn đề đã xảy ra nhiều năm và chưa có nhiều cải thiện, điển hình là một số sông, kênh như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét (Hà Nội) và kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Ba Bò, kênh Tham Lương (Tp. Hồ Chí Minh)  thời gian gần đây, mức độ ô nhiễm có xu hướng trở lại. Tình trạng ô nhiễm sông, kênh mương nội thành đã trở thành vấn đề cần quan tâm giải quyết ở hầu hết các đô thị.

Nước thải sinh hoạt là thủ phạm chính

Có thể thấy, sông “chết” giờ đã trở thành cách gọi quen thuộc để nói về những dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều người đã phải ví von rằng, thủ đô Hà Nội đang bị bao vây bởi ma trận sông chết vì danh sách các dòng sông này cứ ngày một dày thêm. Điều này đã và đang gây hại tới cuộc sống của người dân nội đô.

Theo các chuyên gia về tài nguyên nước, một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm là nguồn nước thải. Đối với nước thải sinh hoạt, hiện nay việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình còn rất hạn chế, chỉ có một số thành phố lớn mới có hệ thống công trình thu gom, xử lý tập trung nhưng cũng chỉ thu gom được một phần nhỏ lượng nước thải của thành phố còn lại hầu hết nước thải từ các hộ dân đều xả trực tiếp vào hệ thống cống, rãnh, sông ngòi gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở đô thị.

Đánh giá về chất lượng nước sông, hồ tại các đô thị, ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, chất lượng nước ở hầu hết các con sông nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Ở các sông, hồ, kênh rạch trong nội thành, nội thị, trị số hàm lượng các chất ô nhiễm của các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt trị số giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước”. Ông Hoàng Dương Tùng chỉ ra rằng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã làm gia tăng bệnh tật cho người dân tại các tỉnh thuộc lưu vực sông, đặc biệt là các tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn nước bị ô nhiễm.

Theo các nghiên cứu và khảo sát của Liên minh Nước sạch, ô nhiễm nguồn nước (sông ngòi, ao hồ) tại Việt Nam đang có nguy cơ vượt mức kiểm soát. Gần như tất cả các dòng sông, đặc biệt là các dòng sông nhỏ đều đang ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân được cho là bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh trong 20 năm qua và quá trình đó đã tạo ra những điểm ô nhiễm rất lớn và nguồn nước là nguồn bị ảnh hưởng lớn và rõ ràng nhất hiện nay. Đây là một thực trạng cấp thiết, đòi hỏi phải có những chính sách mới để giải quyết được vấn đề này.

Để quản lý tốt công tác xả thải vào nguồn nước, các chuyên gia cho rằng, cần phải nghiên cứu cơ chế thực hiện việc thu tiền để xử lý nước thải gắn liền với thu tiền sử dụng nước hoặc thực hiện việc ký quỹ để thực hiện trách nhiệm xử lý nước thải theo quy định của pháp luật. Xây dựng hệ thống giám sát quốc gia để giám sát liên tục, tự động, trực tuyến hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Định kỳ hằng năm hoặc khi cần thiết công bố công khai danh sách các cơ sở xả nước thải gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trên các phương tiện thông tin, truyền thông./.

27 tháng 4 2021

giúp minh điền vào với