K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU Câu 10. Qua đoạn thơ sau, em rút ra bài học gì cho bản thân?                    MẸ ỐM      Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa      Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan        Khắp người đau buốt, nóng ran Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm      Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào        Sáng nay trời đổ mưa...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Câu 10. Qua đoạn thơ sau, em rút ra bài học gì cho bản thân?

                   MẸ ỐM

     Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

     Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

 

     Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

     Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào

 

     Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

     Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

 

     Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

    Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999)

1
11 tháng 12 2023

Qua đoạn thơ trên em học được bài học là dành nhiều tình yêu thương hơn và sự quan tâm chăm sóc cho người mẹ của mình. Mẹ vì chúng ta đã hi sinh cả cuộc đời mình. Phận làm "con" khi còn ở bên mẹ cần làm tròn chữ "hiếu" đối với mẹ. 

10 tháng 12 2023

                                        **Tham khảo**

Bài thơ đánh thức tình cảm yêu thương dành cho quê hương cùng sự trân trọng kí ức tuổi thơ của mỗi chúng ta. Mỗi người đều sẽ lớn lên, trưởng thành, nhưng phần kí ức tươi đẹp gắn với quê hương, xứ sở thì sẽ còn mãi. Việc khắc ghi trong tâm trí bóng hình quê hương không gắn với những gì cao xa, lớn lao. Quê hương bình dị, mộc mạc và dù là ai thì ta cũng cần trân trọng. Chúng ta phải biết lưu giữ, nâng niu những gì tươi đẹp, mộc mạc để hiểu để nhận thức về quê hương.

10 tháng 12 2023
Gia đình là một phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Gia đình Việt Nam thường được coi là trung tâm của xã hội và là nơi mà các giá trị truyền thống được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dưới đây là một thuyết trình về gia đình và văn hóa Việt Nam: 1. Gia đình là trụ cột của xã hội: Gia đình Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, gìn giữ truyền thống và xây dựng một cộng đồng vững mạnh. 2. Sự kính trọng và tôn trọng: Trong gia đình Việt Nam, sự kính trọng và tôn trọng giữa các thành viên là rất quan trọng. Trẻ em thường được dạy dỗ để tôn trọng các người lớn và người già. 3. Truyền thống gia đình: Gia đình Việt Nam có truyền thống mệnh danh "tổ tiên học tập, đức hạnh cả đời". Việc tôn trọng tổ tiên và duy trì các nghi lễ gia đình là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam. 4. Gia đình mở rộng: Gia đình Việt Nam thường có sự tham gia của nhiều thế hệ và các thành viên khác nhau. Gia đình mở rộng có thể bao gồm bố mẹ, con cái, ông bà, chú bác và các thành viên khác. 5. Mối quan hệ gia đình: Trong gia đình Việt Nam, mối quan hệ gia đình rất quan trọng. Tình yêu thương, sự chăm sóc và sự hỗ trợ giữa các thành viên gia đình là điều được coi trọng. 6. Món ăn gia đình: Gia đình Việt Nam thường có thói quen ăn cơm chung và cùng nhau chia sẻ các bữa ăn. Đây là cách để tạo sự gắn kết và thể hiện tình yêu thương trong gia đình. 7. Lễ hội gia đình: Gia đình Việt Nam có nhiều lễ hội truyền thống như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu và Lễ hội Vu Lan. Những lễ hội này tạo dịp để gia đình sum họp, tưởng nhớ tổ tiên và tận hưởng niềm vui cùng nhau. 8. Gia đình và giáo dục: Gia đình Việt Nam có vai trò quan trọng trong giáo dục con cái. Các bậc phụ huynh thường đặt mục tiêu cao cho việc học tập của con cái và khuyến khích sự phát triển toàn diện của họ. Trên đây là một số điểm nổi bật về gia đình và văn hóa Việt Nam. Gia đình Việt Nam có những giá trị truyền thống đặc biệt và đóng góp quan trọng vào xã hội.
Những ngày nghỉ lễ, người người đổ về chiêm bái và du ngoạn Tràng An, Bái Đính hay Tam Cốc - Bích Động. Chốn non nước Ninh Bình chỉ hấp dẫn chúng tôi khi cảnh sắc thiên nhiên không bị vướng bận những dòng người ùn ùn kéo tới ồn ào và xô bồ.  Bồng bềnh con thuyền trôi trên Tam Cốc là một trải nghiệm tuyệt đẹp, nhưng ngắm nhìn từ trên cao để cảm nhận cả cái không gian đá núi trùng điệp và sự nhỏ bé...
Đọc tiếp

Những ngày nghỉ lễ, người người đổ về chiêm bái và du ngoạn Tràng An, Bái Đính hay Tam Cốc - Bích Động. Chốn non nước Ninh Bình chỉ hấp dẫn chúng tôi khi cảnh sắc thiên nhiên không bị vướng bận những dòng người ùn ùn kéo tới ồn ào và xô bồ. 

Bồng bềnh con thuyền trôi trên Tam Cốc là một trải nghiệm tuyệt đẹp, nhưng ngắm nhìn từ trên cao để cảm nhận cả cái không gian đá núi trùng điệp và sự nhỏ bé của con người như một chút mới lạ cho hành trình khám phá Ninh Bình.
Nghe lời bạn giới thiệu, tôi tìm đến hang Múa - một quần thể hang, núi đá vôi nằm trong khu Tam Cốc - Bích Động thuộc xã Ninh Xuân, Hoa Lư. 

Chẳng biết ai đã đặt tên cho hang Múa nhưng nghe nói đây là nơi vua Trần thường tới đây nghe các cung nữ ca múa và từ đó có tên như vậy.

Nắng chiều tháng 5 rót vàng xuống ngọn núi Múa. Từ chân núi nhìn lên, cảm tưởng như đang lạc vào thế giới tiên cảnh trong những bộ phim cổ trang. Một con đường uốn mình quanh ngọn núi dẫn lên đỉnh, trên cao tít là những ngọn tháp, đứng sừng sững như biểu tượng của cả ngọn núi.

Không có mấy du khách đến đây. Cả không gian yên tĩnh, thanh bình. Thỉnh thoảng có vài người tới rồi đi nhưng ai cũng lặng lẽ, như sợ chỉ một tiếng động nhỏ thôi cũng phá hỏng không gian đầy chất thi họa này.

Quả thật với người ít vận động, leo từ chân núi lên đỉnh với hơn 400 bậc đá là một thử thách thật sự. Càng lên cao, cả không gian rộng lớn bên dưới như thu vào tầm mắt. 
Những cánh đồng xanh lúa mới hiện ra trong nắng với những núi đá đủ kích cỡ đứng sừng sững. Xa xa hơn là làng mạc và thành phố đang phát triển dần. Các ngọn tháp dần thu vào tầm mắt, chỉ còn ngọn tháp trên đỉnh cao nhất vẫn đầy thử thách. 
Thôi thúc bởi khu cảnh bên kia núi hướng về Tam Cốc, chúng tôi có động lực để hoàn thành nốt những bậc thang cuối cùng.
Sau gần 30 phút, đỉnh núi đã hiện ra trước mắt. Khung cảnh nhìn từ đỉnh núi Múa đẹp một cách ngỡ ngàng. 
Trên đỉnh núi có một bức tượng Phật bà Quan Âm. Dưới chân núi là con sông Ngô Đồng uốn mình quanh những dãy núi đá vôi, ôm ấp những thửa ruộng xanh non. Những con đò khua mình trên dòng nước đưa du khách qua ba hang núi tự nhiên.
Từ trên cao, những con đò như những chấm nhỏ, điểm xuyết trên nền bức tranh dệt bằng đá núi, lúa xanh và dòng nước.
Ngoảnh mặt bốn phía là những khung cảnh khác nhau. Phía trước là khuôn viên núi Múa với hồ nước và cây cảnh; bên phải và đằng sau là dòng Ngô Đồng và những ngọn núi sừng sững, bên trái là cánh đồng lúa trải dài bất tận và làng mạc bình yên. 
Giữa dòng sông như cất lên tiếng hát của những người lái đò, hòa trong tiếng mái nước theo gió lên tận đỉnh núi.
Những cánh đồng lúa trải ngút ngàn - Ảnh: Minh Đức
Phía bên trái núi là những cánh đồng và làng mạc xã Ninh Xuân - Ảnh: Minh Đức
Tiếng mái chèo khua nước lướt đi trên sông - Ảnh: Minh Đức
Dòng Ngô Đồng bên cánh đồng lúa xanh - Ảnh: Minh Đức
Tần ngần một lúc, chúng tôi cũng phải hạ sơn để thăm thú những nơi còn lại. Bên phía trái núi Múa có một hang núi thông hai đầu làm nơi cho du khách nghỉ ngơi. Có một lối đi nhỏ nằm ngay đầu cửa hang với cái tên suối Ngọc.
Thực chất đó là một dòng sông ngầm trong hang mà tôi chỉ dám mấp mé đứng bên bờ nước. Nhìn ánh sáng cuối hang, tôi đoán là nó sẽ thông ra chỗ nào đó nhưng vì không có đèn nên chúng tôi chỉ dừng giữa hang rồi quay lại.
Phía cửa bên kia của hang là cánh đồng lúa và một con đường đất nhỏ vòng theo chân núi với biển chỉ dẫn “lối đi ngắm Tam Cốc”. Những cơn mưa rào trước đó khiến con đường trở nên lầy lội. Cũng không ai đi vào đây vì con đường khuất tầm mắt với cỏ lau mọc cao quá đầu người. 
Càng vào sâu, đường càng ngập trong bùn. Cuối cùng, chúng tôi cũng chỉ có thể ngắm dòng sông từ xa, khuất sau một thửa ruộng. Chỉ độ hơn tháng nữa thôi, toàn bộ cánh đồng sẽ phủ một màu vàng ươm, du khách ngồi đò sẽ được thả hồn trong khung cảnh núi non trùng điệp, rợp vàng sắc lúa.
Thỉnh thoảng, vài người khách trên đò thấy chúng tôi và gọi với theo. Cảm giác đó như một thế giới khác lạ mà từ đây có thể bình thản ngắm khúc sông uốn quanh sắp thả dòng vào hang núi.
Chúng tôi dạo bước ra về trong ánh nắng chiều đang đổ bóng lên khoảng sân được ôm bởi núi Múa và hang động. Giữa sân là một hồ nước màu xanh rêu cổ kính với cây cầu bắc ngang dòng sông và những cây si cổ thụ phủ bóng xuống mặt hồ. 
Cảnh vật vẫn còn đẹp để quyến luyến du khách chẳng nỡ rời đi.
a. Hãy xác định thể loại và các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
b. Nhân vật ''tôi'' đã kể về hành trình khám phá núi Múa theo trình tự như thế nào?
c. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Một con đường uốn mình quanh ngọn núi dẫn lên đỉnh, trên cao tít là những ngọn tháp, đứng sừng sững như biểu tượng của cả ngọn núi.
d. Hãy chỉ ra cụm danh từ được sử dụng trong câu sau và xác định danh từ trung tâm của cụm từ đó: Những cánh đồng xanh lúa mới hiện ra trong nắng với những núi đá đủ kích cỡ đứng sừng sững.
e. Khi nhìn từ đỉnh núi Múa, khung cảnh phía dưới hiện lên như thế nào? Qua đó, em hãy nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về nét độc đáo của khung cảnh ấy khi được nhìn từ trên cao?

0
10 tháng 12 2023

Đề bài dài v bạn

10 tháng 12 2023

                                         **Tham khảo**

Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc.