K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11

Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới”. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách. Chính phủ liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.

Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống. Ý thức học tập tích cực chính là động lực đưa con người đến thành công.

Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thụ ít mà là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân.

Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành quen thuộc. Học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học. Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học. Họ thấy việc học rất nhàm chán. Đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.

Nhiều học sinh mơ hồ trong việc xác định mục đích của việc học. Họ không biết học để làm gì? Nhiều học sinh không tìm thấy động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập. Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp. Học để lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.

Học sinh vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học. Các trường hợp mất trật tự gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao. Không những thế, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.

Bạo lực học đường ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường. Tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày. Trong đó, hơn 5.000 học sinh xảy ra một vụ đánh nhau. Đã có khoảng 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì tội đánh nhau…

Nguyên nhân của việc học sinh đánh nhau hay nạn bạo lực học đường có thể xuất phát từ nhiều lí do. Có thể do mâu thuẫn, hiềm khích hay những lí do nhỏ nhặt khác. Song điều đó phản ánh sự xuống cấp trầm trọng của nền tảng đạo đức, thái độ, lối sống và ý thức học tập yếu kém của học sinh.

Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Các giá trị mới phù hợp với thời đại chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng. Họ lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng là mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nên nghĩa.

Các phương tiện giải trí ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn thời gian của học sinh. Việc sa đà vào mạng xã hội, game,… khiến cho học sinh lơ là việc học tập. Sự xâm nhập của các trào lưu lệch lạc phá hỏng niềm đam mê học tập. Đặc biệt là tâm lí xã hội về vai trò của học tập. Những bất công trong xã hội khiến cho nhiều học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công.

Suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường họ, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.

Một vài giáo viên suy thoái nhân cách khiến học sinh mất niềm tin vào trường học. Học sinh không còn yêu mến môn học. Việc học tập trở nên căng thẳng, đáng sợ.

Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh. Điều đó khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường. Việc giáo dục nhân cách cho học sinh chưa thực sự được chú trọng.

Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động. Học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến giờ học nhàm chán. Hiện tượng học chay, học vẹt làm học sinh chán nản, buông bỏ việc học.

Vấn đề hỗ trợ tâm lí cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ. Sự khủng hoảng tâm lí lứa tuổi khiến các em bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.

Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không có động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn niềm vui và hứng thú nữa.

Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém. Chất lượng giáo dục cũng ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mất ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.

Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao trong trường học. Bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội. Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó ngày càng phổ biến. Tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng. Xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học. Khi được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất sẽ cải thiện được chất lượng nguồn lực lao động. Giáo dục phát triển, con người có học thức, tệ nạn xã hội sẽ giảm. Họ đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa. Lấy thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, có tính giáo dục cao thu hút học sinh.

Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.

Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang có sự thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm. Bởi vậy, học sinh thường có hành động bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân. Từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.

Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ. Học sinh biết hướng đến lý tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao.

Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhở, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ. Lấy học tập tích cực làm mục đích phấn đấu. Tạo niềm vui trong học tập để bản thân ngày càng tiến bộ hơn.

Không học tập thì không trở thành người tốt. Không phấn đấu sẽ không có thành công trong cuộc sống. Một người vô học sẽ bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc. Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối. Họ sẵn sàng dùng tiền để mua chuộc, tham nhũng, hối lộ để có lợi ích. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công. Chỉ có tri thức mới giúp ta tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.

17 tháng 11

Trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là:

- Hắn vừa đi vừa chửi … cũng không ai biết…

- Hắn về lớp này trông khác hẳn … trông gớm chết.

- Họ bảo nhau … Ồ hắn kêu!

- Chỉ biết rằng thị … mang ra cho Chí Phèo.

- Hắn tự hỏi rồi tự trả lời … chỉ gây kẻ thù.

 

17 tháng 11

Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.

    Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.

    Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.

    Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.

    Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui…”. Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.

    Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.

    Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.

17 tháng 11

Trên một chuyến tàu, một cụ già quay sang cô gái trẻ ngồi bên cạnh và hỏi: "Cô có bao nhiêu người bạn?". Cô gái thấy lạ nhưng vẫn trả lời: "Sao cụ lại hỏi vậy? Tôi có mười hay hai mươi người bạn, nhưng tôi chỉ nhớ tên được vài người thôi". Cụ mỉm cười như thấu hiểu rồi buồn bã gật đầu: "Cô phải thật may mắn mới có nhiều bạn như thế. Nhưng bây giờ hãy nghĩ về điều cô đang nói. Nhiều người cô không biết tên đấy! Bạn không chỉ là người để cô nói "Xin chào". Bạn là người có bờ vai mềm mại để cô dựa vào mà khóc, là cái giếng để đổ vào tất cả những rủi ro của cô và nâng giá trị của cô lên cao. Bạn là một bàn tay kéo cô lên từ bóng đêm và tuyệt vọng khi tất cả những người mà cô gọi là "bạn" đẩy cô vào đó. Một người bạn thật sự là người đồng minh không thể bị lay động hay mua chuộc, là một giọng nói giữ cho tên cô tên cô còn sống mãi khi những người khác đã lãng quên. Nhưng cái cần nhất của một người bạn là một trái tim, một bức tường mạnh mẽ và sừng sững, để từ trái tim của những người bạn đó ta sẽ có tình yêu tuyệt vời nhất. Vậy hãy trả lời lại tôi một lần nữa đi với cô gái, cô có bao nhiêu người bạn nào?". Cô gái mỉm cười: "Cảm ơn cụ. Ít nhất cháu cũng có một vài người bạn như vậy".

 

Mẫu truyện ngắn nhưng sâu sắc ấy đã khiến tôi phải suy nghĩ lại thật nhiều về tình bạn. Phải, tình bạn không giống như một đại lượng toán học, dễ dàng lập ra một công thức với những con số, kí hiệu. Tình bạn là một thứ tình cảm cao quý, không xa hoa, không phô trương nhưng gần gũi mà vô giá. Nó chẳng khác gì một cơn gió nhẹ làm dịu mát tâm hồn, quên đi mọi cực nhọc. Ta không thấy nó nhưng ta luôn cảm nhận nó bên mình. Đối với F. Perrier: "Bạn là người chúng ta tin cậy để tự tin", còn Mazoni thì: "Một trong những hạnh phúc lớn nhất của cuộc sống là tình bạn và một trong những hạnh phúc lớn của tình bạn là có người để tin cậy, tâm tư". Ngạn ngữ của người Mông Cổ nói rằng: "Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn, cũng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù của ta". Còn với tôi, tình bạn thật giản dị. Trong một giây phút nào đó của cuộc đời, rồi ai cũng tìm thấy một người bạn cho mình. Đó là người có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn dù chỉ là một phần nhỏ nào đó; là người làm cho bạn cười ngặt nghẽo dù là khi buồn; cũng là người đôi khi làm bạn phật lòng vì những lời nói thẳng thắn, thật thà. Và nếu bạn đã tìm được một người bạn như thế, bạn nên cảm thấy hạnh phúc vì chắc chắn bạn đã có một tình bạn đẹp mà mọi người hằng ao ước, khát khao trong suốt cuộc đời mình.

Christopher đã từng nói câu châm ngôn nổi tiếng mà tôi luôn nhớ: "Nếu bạn hỏi tình bạn giá bao nhiêu thì bạn không đủ tiền mua đâu". Hãy nhìn vào một sự thật rằng những nhà tỉ phú chỉ thấy xung quanh họ có hai loại người duy nhất: đồng nghiệp và đối thủ. Thật khó cho họ để tìm thấy một người bạn, đừng nói đến một tình bạn thật sự. Đến lúc đó, dù có bán cả gia tài họ cũng chẳng thể mua nổi thứ báu vật ấy - thứ được tạo nên bằng trái tim chân thật, thẳng thắn từ hai hay nhiều người, được ấp ủ qua thời gian, không gian, được tôi luyện trong thử thách, trong nước mắt và trong cả những nụ cười. Chẳng đồng tiền nào đủ cao để cho ta những kỉ niệm, khoảnh khắc ấy đâu bạn ạ? Vì vậy hãy tìm cho mình một tình bạn thực sự thay vì cố gắng lừa dối bản thân bằng một tình bạn giả dối, rẻ mạt mua bằng vật chất.

Nếu bạn chưa từng trải qua những cảm giác cô đơn không có bạn bè thì chắc bạn chưa từng bao giờ hỏi bản thân mình: "Vì sao tôi cần bạn bè?". Để tôi trả lời cho bạn nghe (có thể không giống những gì bạn nghĩ nhưng đó là điều tôi cảm thấy từ tận đáy lòng). Trước hết, vì bạn là một con người, bạn vô cùng nhỏ bé, yếu đuối trong cái xã hội rộng lớn này. Bạn cần một điểm tựa vững chắc để xây dựng nên những mối quan hệ khác bên ngoài gia đình. Hơn nữa, bạn cần một người hiểu bạn hơn chính bản thân mình đang nghĩ gì để khuyên răn, chia sẻ. Bạn cần một người bạn đồng trang lứa để giãi bày những tâm tư thầm kín mà bạn không dám kể cho mẹ hay chị, vì người ấy hiểu rõ cảm giác của bạn hơn. Bạn cần một người có thể nhảy lên ăn mừng vì bạn vừa nhận được tin vui, người có thể khiến niềm vui ấy nhân đôi, lan tỏa, kéo dài. Bạn cũng cần tấm gương phản chiếu bản thân mình, những nét xấu của bạn thì người khác không bao giờ nói vì sợ phật lòng. Còn người bạn tốt của bnaj thì có đấy! Cuối cùng, bạn cần một người bạn vì ngoài gia đình bạn ra, bạn quan trọng với một ai đó cũng như họ quan trọng với bạn biết nhường nào vậy. Bạn muốn biết rằng mỗi ngày học luôn có những người bạn động viên bạn, nắm tay và nói rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi. Và quan trọng hơn một tình bạn đẹp sẽ dạy cho chúng ta cách cho đi và nhận lại không vụ lợi không toan tính, chúng ta biết được cảm giác hạnh phúc to lớn đến chừng nào mà một người bạn có thể đem đến cho mình. Quả là "phép màu tình bạn".

Hãy coi tình bạn như một chiếc cupcake xinh xắn. Như vậy, làm nên tình bạn là cả một nghệ thuật mà những người bạn chính là những thợ làm bánh tài hoa. Mỗi thợ làm bánh lại thêm một gia vị khác nhau để làm nên chiếc cupcake độc nhất vô nhị cho riêng mình, cũng như mỗi người tự biết cách làm cho ngọn lửa tình bạn luôn cháy mãi, không bao giờ tắt. Nên nhớ, công thức chung cho một chiếc bánh tình bạn là một thìa chân thật, hai thìa thẳng thắn cùng một nụ cười cho tình bạn luôn ngọt ngào. Chúc bạn có một tình bạn đẹp đẽ với hương vị đặc biệt cho riêng mình!

17 tháng 11
Nhạc cụ truyền thống Việt Nam:
  1. Đàn bầu – Một loại đàn dây độc đáo, chỉ có một dây, dùng để tạo ra âm thanh đặc trưng.
  2. Đàn tranh – Một loại đàn có 16 đến 17 dây, thường được sử dụng trong âm nhạc dân tộc.
  3. Đàn nguyệt – Đàn có hình tròn, hai dây, thường dùng trong âm nhạc cổ truyền.
  4. Sáo trúc – Một loại sáo làm từ tre hoặc trúc, phổ biến trong âm nhạc dân gian.
  5. Tỳ bà – Nhạc cụ dây có hình dáng tương tự đàn guitar nhưng có thân tròn.
  6. Hòa tấu trống cơm – Loại trống dùng trong các buổi biểu diễn truyền thống, thường xuất hiện trong các hội làng.
  7. Kèn bầu – Một loại kèn gỗ có hình dạng giống kèn saxophone, sử dụng trong âm nhạc truyền thống.
Nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc:
  1. Đàn cổ (Guqin) – Một loại đàn cổ truyền có 7 dây, thường được dùng trong các buổi hòa nhạc truyền thống.
  2. Đàn erhu – Một loại đàn có hai dây, chơi bằng cung, rất phổ biến trong âm nhạc Trung Hoa.
  3. Sáo dizi – Một loại sáo được làm từ tre, có âm sắc trong trẻo và được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc dân gian Trung Quốc.
  4. Pipa – Đàn liền có 4 dây, giống đàn tỳ bà nhưng có âm sắc khác biệt.
  5. Guzheng – Đàn cầm truyền thống có từ 18 đến 21 dây.
Nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản:
  1. Koto – Đàn cầm truyền thống với 13 dây, phổ biến trong âm nhạc cổ điển Nhật Bản.
  2. Shamisen – Một loại đàn có ba dây, hình dáng tương tự đàn guitar nhưng có tiếng rất đặc trưng.
  3. Taiko – Trống lớn dùng trong các buổi biểu diễn nhạc truyền thống và nghi lễ.
  4. Shakuhachi – Một loại sáo truyền thống làm từ tre, có âm sắc trầm và sâu.
  5. Biwa – Đàn có hình dáng giống như đàn pipa của Trung Quốc, có 4 dây, dùng trong âm nhạc dân gian và kể chuyện.
Nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc:
  1. Gayageum – Đàn cầm với 12 dây, rất phổ biến trong âm nhạc cổ điển Hàn Quốc.
  2. Geomungo – Đàn dây có 6 dây, tạo ra âm thanh trầm, thường được sử dụng trong các buổi hòa nhạc truyền thống.
  3. Piri – Một loại sáo truyền thống có âm sắc mạnh mẽ, thường được dùng trong các dàn nhạc Hàn Quốc.
  4. Janggu – Trống truyền thống có hai đầu, thường được dùng trong các buổi biểu diễn dân gian.
  5. Haegeum – Đàn vĩ có hai dây, tương tự đàn erhu của Trung Quốc.
Nhạc cụ truyền thống của Ấn Độ:
  1. Sitar – Đàn dây có âm thanh đặc trưng, rất nổi tiếng trong âm nhạc cổ điển Ấn Độ.
  2. Tabla – Trống hai mặt, được sử dụng phổ biến trong âm nhạc Ấn Độ.
  3. Tanpura – Đàn dây dùng để tạo âm nền cho các buổi biểu diễn âm nhạc cổ điển Ấn Độ.
  4. Bansuri – Sáo truyền thống của Ấn Độ, làm từ tre, có âm thanh trong trẻo và nhẹ nhàng.
  5. Sarangi – Đàn vĩ có âm sắc trầm và mượt mà, được dùng trong âm nhạc cổ điển Ấn Độ.
Nhạc cụ truyền thống của các vùng khác:
  1. Didgeridoo (Australia) – Một loại nhạc cụ hơi truyền thống của người thổ dân Úc, có âm thanh rất đặc biệt.
  2. Zurna (Thổ Nhĩ Kỳ) – Một loại kèn hơi truyền thống, phổ biến trong các buổi lễ hội và âm nhạc dân gian.
  3. Sitar (Pakistan) – Tương tự như đàn sitar của Ấn Độ, nhưng có sự khác biệt trong cách chơi và âm sắc.
  4. Accordion (Châu Âu) – Một nhạc cụ kéo tay, phổ biến trong các thể loại âm nhạc dân gian châu Âu.
17 tháng 11

Dưới đây là danh sách các nhạc cụ truyền thống nổi tiếng của Việt Nam:

### 1. **Đàn bầu**
   - Là nhạc cụ dân tộc đặc trưng của Việt Nam, đàn bầu có một dây và được chơi bằng cách gảy hoặc kéo cung. Âm thanh của đàn bầu rất độc đáo và mang đậm tính biểu cảm.

### 2. **Đàn tranh**
   - Đàn tranh có 16-17 dây, thường được chơi bằng cách gảy. Đây là một nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam, phổ biến trong các buổi biểu diễn âm nhạc dân tộc.

### 3. **Đàn nguyệt**
   - Đàn nguyệt là nhạc cụ có hình dáng như trăng lưỡi liềm, với 2 dây và chơi bằng cách gảy hoặc kéo. Đàn nguyệt thường được sử dụng trong các dàn nhạc dân tộc và các buổi biểu diễn ca nhạc truyền thống.

### 4. **Đàn ghi-ta (đàn guitar)**
   - Đây là loại đàn có hình dáng như đàn guitar phương Tây, nhưng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, đàn ghi-ta cũng được sử dụng trong các dàn nhạc dân tộc hoặc để đệm hát.

### 5. **Sáo trúc**
   - Sáo trúc là nhạc cụ thổi, thường được làm từ tre hoặc nứa. Đây là một nhạc cụ đơn giản nhưng mang lại âm thanh trong trẻo, du dương.

### 6. **Kìm (đàn kìm)**
   - Đàn kìm có hình dáng tương tự như đàn tranh, nhưng với số dây ít hơn, thường có 5-7 dây. Đàn kìm được chơi bằng cách gảy và có âm thanh đặc trưng trong các dàn nhạc dân tộc.

### 7. **Tỳ bà**
   - Tỳ bà là một loại đàn có thân tròn, với 4 dây. Được chơi bằng cách kéo dây hoặc gảy, đàn tỳ bà mang âm thanh trầm ấm và được sử dụng trong nhiều thể loại nhạc truyền thống.

### 8. **Trống**
   - Trống là nhạc cụ phổ biến trong các lễ hội, nghi lễ truyền thống. Có nhiều loại trống khác nhau, ví dụ như trống cái, trống nhỏ, trống đồng, trống chầu, v.v.

### 9. **Cồng chiêng**
   - Cồng chiêng là nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên, làm từ đồng và được đánh bằng dùi. Âm thanh của cồng chiêng thường vang vọng, tạo ra không khí thiêng liêng trong các nghi lễ.

### 10. **Chiêng**
   - Chiêng là một loại nhạc cụ gõ, làm từ kim loại, thường được sử dụng trong các dàn nhạc của dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc vùng Tây Nguyên.

### 11. **Mộc cầm**
   - Mộc cầm là một loại đàn dân tộc có hình dáng giống như cây đàn tranh nhưng nhỏ gọn hơn, được chơi bằng cách gảy các dây.

### 12. **Xáo**
   - Xáo là loại nhạc cụ thổi, làm từ tre hoặc gỗ, rất phổ biến ở các dân tộc miền núi phía Bắc. Xáo có âm thanh du dương, thanh thoát.

### 13. **Nhị**
   - Nhị là một nhạc cụ dây, có hai dây được chơi bằng cung. Âm thanh của nhị khá sắc và cao, thường được sử dụng trong các dàn nhạc cổ truyền Việt Nam.

---

Đây là một số nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, mỗi loại nhạc cụ đều mang một âm sắc đặc trưng và được sử dụng trong các thể loại âm nhạc dân tộc, nghi lễ, lễ hội hoặc trong các buổi biểu diễn văn hóa truyền thống.

17 tháng 11
  • "Cấm" làm việc quá sức là một trong những lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe.
  • Xã hội hiện đại cấm việc phân biệt đối xử giữa các nhóm dân tộc.
  • Việc cấm thể hiện cảm xúc tiêu cực trong công việc có thể gây ra những căng thẳng không đáng có.
  • Cấm nói dối chính là cách để duy trì mối quan hệ chân thành trong gia đình.
17 tháng 11

Bạn tham khảo:

Gieo vần trong bài thơ chủ yếu là các vần "an", "ang", được lặp lại trong các câu thơ, tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, du dương. Các vần này giống như một sự kết nối giữa các câu thơ, khiến cho bài thơ có tính nhạc, dễ nhớ và dễ thuộc. Đồng thời, vần "an", "ang" cũng thể hiện được sự đau xót, nhớ nhung của tác giả khi nhắc đến cảnh vật và con người nơi quê hương. Chúng như những âm thanh nhỏ, nhẹ nhàng nhưng lại có sức lan tỏa sâu rộng trong cảm xúc của người đọc.

Ngắt nhịp trong bài thơ cũng rất đặc biệt. Cách ngắt nhịp 4/3 và 3/4 tạo ra sự thay đổi linh hoạt, không đều đặn, giống như những bước chân đi qua đèo Ngang, không vội vàng mà thong thả, đầy suy tư. Những nhịp thơ này thể hiện được sự dừng lại để chiêm nghiệm về cảnh vật, về quê hương, nhưng cũng tạo ra một sự chuyển động, không đứng yên mà luôn trôi đi như dòng thời gian.

Tác dụng của việc gieo vầnngắt nhịp trong "Qua Đèo Ngang" là làm nổi bật cảm xúc của người đi qua đèo. Gieo vần giúp tạo ra một âm hưởng trữ tình, nhẹ nhàng, như một bản nhạc buồn, thể hiện sự cô đơn, lẻ loi của tác giả khi đứng trước thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng. Ngắt nhịp lại giúp bài thơ không trở nên đơn điệu, mà có sự biến chuyển trong cảm xúc, từ lúc buồn bã, nhớ thương đến lúc suy tư, chiêm nghiệm.

Giọng điệu thơ trong "Qua Đèo Ngang" có sự hòa quyện giữa sự nhẹ nhàng, sâu lắng và nỗi buồn man mác. Cách gieo vần và ngắt nhịp khiến bài thơ trở nên có chiều sâu, thấm đẫm cảm xúc. Nó thể hiện sự nhớ nhung, xót xa của tác giả khi phải rời xa quê hương và đối diện với thiên nhiên hùng vĩ nhưng vắng lặng. Cũng từ đó, bài thơ như một lời tâm sự của con người với đất trời, một sự kết nối giữa con người và cảnh vật, giữa quá khứ và hiện tại.

Vì làm việc quá sức lao động của mình 

17 tháng 11

Là về vấn đề sức khỏe,mối quan hệ,thiếu ngủ và thói quen không lành mạnh,....