K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm) Ghi lại hai câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép và nêu công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng. Câu 10. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người. Bài đọc:  (Lược đoạn đầu: Tôi rất sợ những buổi chiều thu im ắng, bàng bạc trôi qua cuộc đời mình. Nó gợi nhớ cho tôi về những tháng năm tuổi thơ chiều...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Ghi lại hai câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép và nêu công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.

Bài đọc:

 (Lược đoạn đầu: Tôi rất sợ những buổi chiều thu im ắng, bàng bạc trôi qua cuộc đời mình. Nó gợi nhớ cho tôi về những tháng năm tuổi thơ chiều nào cũng ra ngõ ngóng những chuyến tàu ngược chở nặng niềm mong mỏi. […] Khi ấy mẹ tôi bị bệnh nặng, bố gói ghém tất cả gia tài và tình yêu đưa mẹ lên chuyến tàu xuôi xuống Hà Nội chữa bệnh, nhà chỉ còn ba anh em chăm nhau.)

         Ở ngõ nhà tôi có một cây bạch đàn to, mỗi hôm ra ngóng bố mẹ tôi lại lấy mảnh trai cứa lên thân cây một vạch. Cho đến buổi chiều hôm ấy anh tôi đếm trên thân cây thấy vừa tròn mười lăm vạch. Chiều ấy, khi trời đã tối hẳn, anh tôi đã dắt thằng út em vào nhà, tôi vẫn còn đứng nán lại nhìn một lần nữa phía con đường mòn. Tôi bỗng hét lên sung sướng vì đã nhìn thấy bóng dáng thân quen của bố mẹ đang đi về phía chúng tôi. Buổi chiều muộn ấy là một buổi chiều tràn ngập niềm vui, thằng út em sà vào vòng tay, dụi dụi vào ngực mẹ như nó vẫn còn nhớ mùi hương của sữa. Anh cả vừa hát, vừa nhảy chân sáo đi đằng sau. Bố công kênh tôi trên đôi vai đã gầy sọp đi vì vất vả. Tối ấy cả nhà trải chiếu ra giữa sân ngập tràn ánh trăng, mẹ lại hát ru em ngủ, bố kể nốt câu chuyện cổ tích “Cây khế” còn dang dở mười lăm ngày trước…

        Rồi khi em út tôi bị ung nhọt mọc đầy người, bố mẹ lại một lần nữa gồng gánh niềm tin xuôi tàu về Hà Nội. Nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau nhưng vẫn không quên chiều chiều lại ra ngõ ngóng. Mấy đứa trẻ con trong xóm chơi bắn bi với tôi bị thua nên ghét tôi lắm, cứ chiều thấy anh em tôi ra ngõ là chúng lại xúm vào trêu rất ác: “Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!”. Tôi vừa gào khóc vừa nhặt đất đá ném lũ trẻ. Anh cả cõng tôi trên lưng đi về phía con đường mòn, chúng tôi cứ đi từ khi mặt trời bắt đầu xuống núi đến khi tôi mỏi mắt cũng không nhìn rõ hướng đi. Lúc ấy tôi khóc khản cả cổ còn anh trai thì luôn miệng dỗ dành:

        - Em gái ngoan nào, để anh cõng em đi tìm bố mẹ đi tìm em út nhé. Rồi mai anh đi hái quả đùm đũm chín mọng đỏ cho ăn nhé.

       Đấy là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy ga tàu, hai đứa trẻ con cõng nhau đứng lọt thỏm giữa sân ga im ắng, khách xuống tàu đã về hết tự lúc nào. Anh tôi đứng lặng rất lâu, tôi thấy có vài giọt nước ấm rơi xuống đôi bàn tay đang bá vào cổ anh. Tôi biết là anh đang khóc, nhưng sau đó anh lại xốc tôi lên và cõng quay trở lại con đường mòn khi nãy.

        Tôi không thể nhớ nổi có biết bao buổi chiều đã đi qua cuộc đời chúng tôi buồn bàng bạc như thế. Bởi em tôi bệnh rất nặng, phải mấy năm sau em mới thật sự khỏi bệnh. Trong lúc bố mẹ tôi gồng gánh trên đôi vai mình những gian nan, vất vả chạy chữa khắp nơi để cứu lấy sinh mạng em tôi, thì anh trai đã phải lớn lên trước tuổi để che chở, bao bọc thứ niềm tin nhỏ bé trong tôi. Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên từng ngày một, tôi hiểu ra rằng những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao như thế nào, tôi cũng hiểu rằng anh cả là một người anh thật tuyệt vời. Lúc bố mẹ vắng nhà anh đã đứng vững, đã làm cái “nóc nhà” để che chở vỗ về và cả tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình.

          Cho đến mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên những buổi chiều anh trai tôi dắt tôi ra ngõ ngóng người thân trở về. Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vỏ, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí tôi. Để sau này khi dòng xoáy cuộc đời có cuốn chúng tôi về đâu đi nữa thì những buổi chiều ngang qua cuộc đời sẽ giúp tôi tìm về nguồn cội để biết yêu thương và được yêu thương thật nhiều trong vòng tay ấm áp của gia đình.

   (Theo Vũ Thị Huyền Trang, Ga tàu tuổi thơ,

báo Tài hoa trẻ, số 750 ngày 15.02.2012)

0
2 tháng 6

loading... loading... loading... loading...  

Câu 9. (1,0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân.” bằng hình thức đoạn văn (3 - 5 dòng).    Câu 10. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hóa qua những câu ca dao - dân ca. Bài đọc:  […] Trong ca dao...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân.” bằng hình thức đoạn văn (3 - 5 dòng). 

 

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hóa qua những câu ca dao - dân ca.

Bài đọc:

 […] Trong ca dao - dân ca Nam Bộ, hình ảnh ghe xuồng, sông rạch, tôm cá xuất hiện với tần số rất cao. Nét độc đáo này biểu hiện ở những bài ca thuộc mọi chủ đề. Chuyện với mình hay chuyện với người, nhân vật trữ tình thường mượn hình ảnh trung gian - sông nước và ghe xuồng, tôm, cá:

"Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi

Kẻo giông khói đèn trời lại tối tăm."

 

"Không xuồng nên phải lội sông

Đôi lòng nên phải ăn ròng bẹ môn."

 

"Ở đâu bằng xứ Lung Tràm

Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm."

        Phản ánh cuộc sống tình cảm của nhân dân trên sông nước, ca dao - dân ca Nam Bộ đã khai thác triệt để vốn từ ngữ của địa phương để chỉ các đối tượng trên bối cảnh này. Chẳng hạn, trong ca dao - dân ca Nam Bộ có 19 từ chỉ các loại ghe xuồng: ghe tam bản, ghe giàn, ghe lòng, ghe lườn, ghe mỏ vạch, ghe rổi, ghe tắc rán, ghe bầu, ghe bầu nóc, ghe be, ghe bản lồng, ghe cá vom, ghe chài, ghe cửa, ghe cui, ghe hầu, ghe ngo, ghe vỏ lải, xuồng ba lá. Có 24 từ chỉ các loại nước: nước ròng, nước rong, nước rông, nước lớn, nước kém, nước rặc, nước nhửng, nước ương, nước chửng, nước lửng, nước sình, nước xẹt, nước đứng, nước bò, nước nhảy, nước nằm, nước giựt, nước sụt, nước dềnh, nước lên, nước lui, nước rút, nước sụt, nước trồi. Số lượng từ phong phú đó là “chỉ số” cuộc sống gắn bó mật thiết với sông nước và cái nhìn rất tinh tế, nhạy cảm của con người với thiên nhiên, sự vật. Nếu ở Bắc Bộ, làng xóm được bao bọc, khép kín nghìn đời bằng những lũy tre xanh, thì ở Nam Bộ, xóm ấp là làng mở, trải dài theo kinh rạch, nhà cửa người dân luôn hướng ra thủy lộ - những dòng kinh. Chiếc xuồng là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình, được ví như “đôi chân” (“Sắm xuồng là để làm chân”) của con người vùng sông nước. Người nông dân Nam Bộ nghe hơi gió là biết con nước sắp lên hay xuống; nhìn con nước, màu nước là biết thời tiết hôm đó, lúc đó ra sao; ngửi mùi nước là biết dòng kinh, con rạch nhiều hay ít cá tôm…

        Trong ca dao Nam Bộ, ở từng trường hợp cụ thể, những từ ngữ nào đó sẽ có tác dụng biểu hiện trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật trữ tình:

"Nước rong nước chảy tràn đồng

Tơ duyên sẵn đó, chỉ hồng chưa se."

 

"Anh đi trên bờ quần nó khô ráo

Bước xuống ruộng quần nó ướt mem

Cẳng bước tới, lòng dạ thương em

Anh đi trên bờ nước xẹt gặp em trao lời."

          […] Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu). Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân. Ngôn ngữ của ca dao - dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc. Ca dao - dân ca Nam Bộ đã góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ, nghệ sĩ đất Đồng Nai - Gia Định như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp,… Dễ hiểu vì sao ca dao Nam Bộ đến nay vẫn sống trong các bối cảnh sinh động khác nhau của đời sống nhân dân, đi vào nhiều ca từ của những bài ca vọng cổ, những trang văn của các nhà văn. “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập. Phát sinh vì dân tộc, sống còn nhờ dân tộc, ca dao là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc.” (Thuần Phong). Tìm về cội nguồn ngôn ngữ ca dao - dân ca Nam Bộ, sẽ tìm được nhiều minh chứng, nhiều bài học về sự giàu có, trong sáng của tiếng Việt, về tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc. Bởi vì đó là “tiếng nói của quần chúng nhân dân đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa” (Phạm Văn Đồng).

(Trích Một số đặc điểm ngôn ngữ ca dao

- dân ca Nam Bộ, Bùi Mạnh Nhị) 

0
11 tháng 4

em rất vui khi nhường ghế

Mẹ là tất cả mẹ ơi

Tình mẹ con nhớ muôn đời không quên.

   
10 tháng 4

Giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây vô hình ngăn cách là sự xung đột thế hệ. Chúng ta luôn cáu giận vì cha mẹ chưa tâm lý, chưa thực sự hiểu ta nhưng chính bản thân ta cũng cần phải thấu hiểu và lắng nghe cha mẹ. Sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ là việc ta đặt mình vào vị trí của cha mẹ, là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và hành động của cha mẹ. Đó có thể đồng cảm, lắng nghe, thông cảm và thấu hiểu cha mẹ trong những giây phút khó khăn. Bất cứ tình cảm nào đều xuất phát từ sự thấu hiểu mới có thể lâu bền và tốt đẹp. Tình cảm yêu thương gia đình cũng vậy. Khi ta đồng cảm, lắng nghe và thông cảm với cha mẹ, sẽ có thể tạo ra một mối quan hệ chắc chắn và tôn trọng lẫn nhau. Sự thấu hiểu giúp ta hiểu rõ hơn về những suy nghĩ của cha mẹ. Tuy nhiên, sự thấu hiểu không phải là điều dễ dàng. Đôi khi, con cái và cha mẹ có thể có những quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó, và việc đạt được sự thấu hiểu có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn, cởi mở và chân thành của cả hai bên. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn tồn tại nhiều người con chưa thấu hiểu cho cha mẹ mà luôn bướng bỉnh, tự làm theo ý mình. Lại cho những người cha mẹ quá áp đặt cho con những điều mà mình cho là đúng mà không lắng nghe con. Một gia đình cần phải lắng nghe và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Hãy nhớ rằng, gia đình là thứ tồn tại duy nhất nên hãy dành thời gian quan tâm, lắng nghe và tận hưởng những khoảnh khắc bên cha mẹ khi còn có thể.

 Xin tick:)

4
456
CTVHS
10 tháng 4

ghi TK nhé

9 tháng 4

Ok, topi sẽ cop

9 tháng 4

Ok, tôi sẽ cop