K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2018

Ngay từ lớp một, trong giờ vẽ tự do, em đã vẽ ngôi nhà của mình. Bài tập vẽ đó được cô giáo khen và dán lên bảng cho các bạn cùng xem. Mỗi ngày một lớn, em thêm yêu quý ngôi nhà của em và ý thức được tình cảm gắn bó thiêng liêng của một gia đình.

Nhà em nằm trong một con hẻm khá rộng, thoáng mát và yên tĩnh. Ngôi nhà có ba tầng, sơn màu kem sữa xinh xắn. Cổng nhà hình vòm cung, sơn màu nâu. Bao bọc quanh nhà là một tường rào ốp đá màu hồng. Ngay sân trước, mẹ em trồng khá nhiều chậu hoa cảnh. Màu đỏ, tím, trắng của hoa phong lan làm tươi sáng sân nhà. Cạnh đó, cánh hoa đỏ rực của cây trạng nguyên kiêu hãnh khoe sắc cùng khóm mai cẩm tú nụ li ti.

Tất cả cửa của ngôi nhà làm bằng kính màu nâu, rèm cửa màu xanh cốm. Tường bên trong nhà sơn màu xanh da trời. Nhà có sáu phòng: phòng khách, bếp và bốn phòng ngủ. Tầng trên cùng của nhà là phòng thờ. Tầng trệt của ngôi nhà là phòng khách và bếp. Phòng khách rộng, bày biện đơn giản gồm một bộ sa-lông gỗ, tủ ti vi và tủ giày.

Bàn sa-lông trải khăn trắng. Lúc nào mẹ cũng bày một bình hoa giữa bàn nên phòng khách sáng hẳn ra, đẹp làm sao! Phía sau cầu thang là nhà bếp và phòng tắm. Bếp đồng thời cũng là phòng ăn. Ở đây, mẹ sắp xếp rất ngăn nắp, sạch sẽ: tủ lạnh áp sát tường, cạnh đó là bếp ga, tủ bếp bao bọc hình chữ L, chiếm một phần ba không gian nhà bếp. Bàn ăn ở giữa phòng. Lầu một của căn nhà là phòng của các anh chị và ba mẹ. Lầu hai có phòng em và phòng của ông bà. Tầng trên cùng là phòng thờ, phòng này đẹp nhất với bàn thờ Đức Phật tôn nghiêm. Phòng thờ cũng đồng thời là phòng học của mấy anh chị em, bên phải phòng kê bàn làm việc của ba mẹ và tủ sách. Sau bữa ăn tối, cả nhà em quây quần ở phòng khách trò chuyện, xem ti-vi. Xem xong chương trình thiếu nhi, cả nhà đều vào phòng học. Bố mẹ em làm việc, chúng em học bài. Căn nhà lúc ấy im lặng nhưng ấm cúng và hạnh phúc,

Thứ bảy hàng tuần, chúng em cùng nhau giúp ba mẹ quét dọn, lau nhà, chùi rửa cửa kính, tủ bàn và kệ sách. Sau khi dọn dẹp sạch sẽ, căn nhà sáng bóng như mới. Cả nhà em đều thấy sảng khoái, vui vẻ để bước vào một tuần làm việc, học tập sắp đến.

Ngôi nhà là nơi em sinh sống cùng với những người thân. Ngôi nhà đã chứng kiến bao niềm vui, nỗi buồn của gia đình em, Mỗi lần có dịp đi đâu xa, em đều mong mau chóng về nhà. Em hết lòng biết ơn ông bà, bố mẹ đã xây dựng ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và nuôi dạy chúng em chu đáo. Em hứa cố gắng học giỏi, có tương lai tốt để ông bà, bố mẹ vui lòng.

hok tốt

1 tháng 3 2018

Tui chơi bang bang trao đổi acc không

1 tháng 3 2018

 Nghe có người nói muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải đi tìm một bông hoa lạ mọc trong rừng sâu. Nơi ấy không có người qua lại vì có nhiều rắn rết. Tuy rất sợ rắn rết nhưng vì thương mẹ nên người con quyết chí lên đường. Cô đi vào rừng, đi mãi vẫn chưa đến nơi có bông hoa lạ. Chân tay cô đã bị gai rừng cào xước đến chảy máu. Cô vẫn không nản chí. Đến bên một dòng suối, nước chảy xiết, cô không thể lội qua được. Cô ngồi khóc. Bỗng một bà tiên xuất hiện. Bà hỏi cô với giọng nhân từ:

- Vì sao con khóc?

Cô lẽ phép thưa:

- Dạ, thưa bà, mẹ con ốm nặng, phải có bông hoa rừng lạ mới chữa khỏi bệnh. Con đi hái hoa nhưng đến đây con không qua được dòng suối này.

Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô bé, bà tiên đã tặng cô bé bông hoa lạ đó. Nhận bông hoa quý, cô bé cám ơn bà tiên rồi xin phép về ngay để kịp chữa bệnh cho mẹ.

Nhờ bông hoa lạ đó, người mẹ khỏi bệnh. Hai mẹ con sống vui vui vẻ, khỏe 

k mk nak

1 tháng 3 2018

Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.

Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!

Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.

Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.

Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.

Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.

Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.

1 tháng 3 2018

Bài văn mẫu lớp 6: Tả cây đào ngày Tết

Đăng ngày 09/03/2017 bởi dieuhongit

bai-van-mau-lop-6-ta-cay-dao-ngay-tet

09
Th3

Cứ mỗi độ xuân về, các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm. Riêng đặc trưng ở đất Bắc đó là cây đào. Cây đào ngày Tết ngập tràn trong nhà, ngoài vườn hay trên đường phố chúng ta cũng bắt gặp sắc thắm hoa đào.

Với chủ đề miêu tả cây đào ngày Tết của các em học sinh lớp 6 cũng được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Sau đây là một bài viết để lại khá nhiều ấn tượng với các bậc phụ huynh và các em học sinh.

Đề bài: Tả cây đào ngày Tết

Lập dàn ý:

  1. Mở bài: Giới thiệu về cây đào ngày Tết gắn với mùa Xuân

  2. Thân bài: Tả chi tiết cây đào ngày Tết

– Cây đào ngày Tết được đặt ở vị trí trang trọng ở phòng khách

– Cây đào thuộc loại đào phai

            + Dáng cây tỏa tròn, thân hình rồng bay…

            + Thân cây có màu nâu sần, những cành cây cong vút mềm mại chia ra thành từng nhánh nhỏ

            + Nụ hoa tròn, mập mạp

            + Lá đào mọc tập trung ở đầu cành, màu xanh non…

            + Lâu nay, cành đào màu hồng nhạt, những cánh hoa xếp trồng lên nhau.

            + Nhị hoa màu vàng tươi được nâng niu trên đài hoa xanh biếc

            + Hoa đào mọc từng bông, đơn lẻ

            + Hương hoa thoang thoảng nhưng lại rất thu hút ong bướm

            + Cây đào khiến cả căn phòng bừng sáng

            + Gia đình ngày càng có không khí Tết từ khi có cây đào

            + Ai nấy cùng hào hứng trang trí cho cây đào

– Ý nghĩa của cây đào ngày Tết: tượng trưng cho sự may mắn

3. Kết luận: Nêu ấn tượng khó phai của hình ảnh cây đào ngày Tết

Bài viết:

Tết đến xuân về, em và bố cùng đi chợ hoa sắn Tết. Ở chợ, ai nấy đều nô nức chọn về cho gia đình mình một cây đào, cây quất để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mình. Cây đào ngày Tết mang đến sự may mắn cho cả gia đình trong dịp năm mới. Bởi vậy mà em và bố phải chọn cây thật đẹp.

bai-van-mau-lop-6-ta-cay-dao-ngay-tet-cua-gia-dinh-em

Cây đào ngày Tết tượng trưng cho sự may mắn

Đi cả ngày thì cuối cùng em và bố cũng đã chọn được một cây đào phai trông rất đẹp. Cả gia đình em đều rất thích và thống nhất đặt cây đào ở phòng khách để cả nhà cùng ngắm. Nếu chỉ tả cây đào ngày Tết thì cũng không khó để hình dung ra. Dáng cây đào tỏa thành hình tròn, thân uốn lượn hình rồng bay. Thân cây màu nâu sẫm, những cành cây cong vút nhưng mềm mại, chìa ra thành từng nhánh nhỏ. Lá đào mọc tập trung chủ yếu ở trên ngọn cành, màu xanh non. Nụ hoa hé nở, mập mạp đậu trên cành cây khẳng khiu nhìn mới đẹp mắt làm sao! Một số bông hoa đã nở trước thành những điểm nhấn của cành đào. Cánh đào màu hồng nhạt, những cánh hoa xếp trồng lên nhau. Nhị hoa màu vàng tươi được nâng niu trên đài hoa xanh non. Hương hoa đào mùi thơm thoang thoảng nhưng lại rất quyến rũ đối với các loài ong bướm.

Đã cận kề ngày Tết, gia đình em ai ai cũng bận rộn với các công việc trong nhà. Còn riêng em và các anh chị thì quấn quýt bên cây đào ngày Tết bằng những sợi dây kim tuyến, đèn màu xanh đỏ. Hình ảnh cây đào ngày Tết đã khiến cả căn phòng bừng sáng, rực rỡ và trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Đã có lần em hỏi bà nội rằng tại sao cây đào ngày Tết lại tượng trưng cho sự may mắn trong dịp năm mới. Bà trả lời em rằng chính sắc thắm của hoa là sự may mắn vì thế mà mọi người thường trưng bày ngày tết để mang đến sự may mắn cho cả năm. Vì vậy mà họ đã chọn cây đào là cây tượng trưng cho ngày Tết. Nghe bà giải thích xong, em lại càng cảm thấy quý cây đào ngày Tết hơn.

Em thầm ước sang năm cả gia đình sẽ gặp may mắn cả năm, đúng như ý nghĩa tuyệt vời của cây đào ngày Tết mang lại. Cho tới bây giờ, kì nghỉ Tết cũng sắp hết nhưng ấn tượng về cây đào ngày Tết vẫn in sâu trong tâm trí em. Mong sao hình ảnh cây đào ngày Tết và ý nghĩa của nó sẽ được mọi gia đình lưu truyền cho con cháu, để phong tục ngày Tết này sẽ được giữ mãi đến mai sau.

1 tháng 3 2018

Tui chơi bang bang trao đổi acc không

1 tháng 3 2018

a. Hà Nội

B.Trần Quốc Toản.

C. Mạc Đĩnh Chi

D.Trần Đăng Khoa.

1 tháng 3 2018

b) Trần Quốc Toản

c) Mạc Đĩnh Chi

d) Mạc Ngôn

Tớ nghĩ vại thôi. Câu a tớ chịu. Tớ k giỏi địa.

1 tháng 3 2018

Bài làm

  Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.

Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.

Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.

Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.

Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.

1 tháng 3 2018

Vườn nhà ngoại em không rộng lắm, ngoại trồng được một đám rau muống, dăm cây cà. Sát đám rau là bụi chuối sứ xanh mướt. Cây chuối tơ nhất bụi đã trổ buồng.

Cây chuối lớn cao độ hơn hai mét có những cây chuối con bao xung quanh, nhìn từ xa, bụi chuối như một đàn mẹ con dắt díu nhau nom rất xinh. Gốc chuối to bằng bắp đùi người lớn, thân chuối càng lên cao càng thon lại. Da thân chuối màu xanh, sờ vào man mát bàn tay. Từ gốc lên đến khoảng hai mét, cây chuối tỏa ra nhiều tàu lá tròn xoay xung quanh. Lá chuối to bằng cái máng úp, màu xanh biếc, có lá hơi vàng bị gió đánh nát trông tơi tả. Một vài tàu lá khô héo rũ xuống gốc cây. Chính giữa tán lá chuối, cuống buồng chuối như cái vòi mọc cong vồng xuống đất to bàng cổ tay em. Cuống buồng đeo một bắp chuối màu tím đỏ to bằng cái tô con, dài hai mươi lăm xăng-ti-mét, đầu nhọn như búp sen. Từng lớp cua bắp chuối rơi rụng ra để lộ nải chuối bé bằng bàn tay, trái chuối nhỏ xíu như ngón tay út, màu xanh non. Trái chuối vẫn còn đeo cuống hoa chuối đen đen trên đầu. Bắp chuối trổ đã lộ ra năm nải chuối đối xứng nhau. Nải trổ ra trước to hơn nải trổ ra sau, nải cuối cùng thứ năm chí leo queo mấy trái bé tẹo không đều nhau. Buồng chuối trổ xong nải chót thì ngoại cắt bắp chuối vào thái mỏng làm gỏi ăn. Gỏi bắp chuối ăn giòn, ngon lạ. Ngoại em thích trồng chuối vì ngoài trái chuối ngon và bổ, lá chuối còn được dùng gói bánh tét, bánh ít, thân cây chuối còn dùng để chăn nuôi được. Đàn gà cua ngoại rất thích ăn cám trộn cây chuối băm nhỏ. Chính vì thế ngoại vun gốc cho cây mẹ và đánh gốc chuối con để trồng dọc theo bờ đám rau muống. Mai này, vườn cua ngoại sẽ xanh mướt màu lá cây.

Em rất thích bụi chuối, nhất là cây chuối đang trổ buồng. Bụi chuối gợi cho em hình ảnh người mẹ tần tảo sớm hôm lo lắng cho đàn con. Em thêm yêu mẹ và yêu sao mảnh vườn con có cây chuối mà ngoại ti mỉ chăm sóc bấy lâu.

1 tháng 3 2018

Chiều dài sân đó là:

124 x 3 = 372 (m)

Chu vi sân đó là:

(372+124)x2=592(m)

Vậy bạn đó chạy quãng đường dài 592 m

1 tháng 3 2018

Nói tiếng Việt đẹp, là nói đến một thứ tiếng giàu chất nhạc. Chất nhạc của tiếng ta được tạo nên từ một hệ thống nguyên âm, phụ âm và thanh điệu khá phong phú. Những câu thơ của ta cũng trầm bổng du dương như các âm giai trong âm nhạc, giàu hình tượng ngữ âm. Câu ca dao « Chiều chiều ra đứng ngõ sau – Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều » nghe thật hay và cũng thật buồn. Hai câu lục bát 14 tiếng, có đến 10 tiếng mang thanh bằng. Mờ ra là « chiều chiều », khép lại là « chín chiều ». Tất cả những yếu tố ngữ âm ấy tạo nên một giai điệu buồn thương da diết. Nhạc điệu của âm thanh đã điễn tả được trạng thái của tâm hồn, diễn tả được nỗi lòng của một đứa con xa quê nhớ mẹ…. Nói tiếng Việt giàu, là nói đén một thứ tiếng dồi dào về từ ngữ, uyển chuyển về ngữ pháp, phong phú về hình thức diễn đạt, thỏa mãn được nhu cầu của đời sống, đủ khả năng để phản ánh cuộc sống và tâm hồn Việt Nam. Đọc một đoạn văn của Vũ Bằng viết về mùa xuân, ta thấy được cái khả năng kì diệu của tiếng Việt : « Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, có gió lành lanh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng… Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căn lên trong lộc của loài nai, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh ». Sự giàu đẹp của tiếng Việt nói mấy cũng không cùng. Ta yêu quý và tự hào về tiếng mẹ đẻ của ta

1 tháng 3 2018

 Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

1 tháng 3 2018

là cụm tư đc dùng để thay cho "nhưng ngươi dân ở Huế đã đổ máu " (khi thực dân pháp quay lại xâm lược nc ta lần thư 2)    

                           sai  

"Huế"là tư chỉ địa danh ,ko thể"đổ máu"

sai
cách viết "huế đổ máu"gây ấn tượng mạnh vì vơi cách dễn đạt này ,tác giả đã thể hiện đc nỗi đau lơn của thiên nhiên,con ngươi xư Huế và tội ác của kẻ thù.đúng
1 tháng 3 2018

tranh làng hồ in trên giấy dó được mọi người ưa thích

1 tháng 3 2018

giấy dó nha bạn