K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

Tam Giác = Tác Giam = Đánh Nhốt = Đốt Nhánh = Thiêu Cành = Thanh Kiều

Vậy người đó tên Thanh Kiều

3 tháng 4 2018

nội quy online math 

yêu cầu ko đăng câu hỏi bậy ba

  • yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mình
3 tháng 4 2018

Đường Trường sơn – đông nắng, tây mưa ; một cái tên thôi cũng gợi cho ta về một thời lửa cháy, gợi hình ảnh đoàn quân cha trước con sau cùng hát khúc quân hành, gợi những đoàn xe ra trận vì Miền Nam thân yêu.

Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ, không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục viết về những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua. Những cô gái trẻ ấy đã được Lê Minh Khuê (một cây bút nữ xuất sắc của mảnh đất Xứ Thanh) kể lại và khắc hoạ chân dung tâm hồn tính cách. Ba cô gái trẻ là những ngôi sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.

      Ba cô thanh niên xung phong : Thao, Nho và Phương Định biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường – cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Tổ trưởng là Thao, lớn tuổi hơn một chút so với Nho và Phương Định.
Nhiệm vụ chính của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ khi nào. Đặc biệt phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, công việc ấy diễn ra hàng ngày, thậm chí là năm lần trong ngày. Nơi ở của họ là một cái hang đá mát lạnh, ngay dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái trẻ giữa chiến trường, dù rất khắc nghiệt, nhưng họ vẫn bình thản, tươi vui, hồn nhiên và không kém phần lãng mạn. Đặc biệt họ rất yêu thương nhau, gắn bó với nhau trong tình đồng đội keo sơn, dù cho mỗi người một cá tính. Đặc biệt họ là những người có trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ đư­ợc phân công bởi công việc của họ không hề đơn giản.
Công việc ấy đòi hỏi ở họ phải bình tĩnh, dũng cảm, khôn ngoan, nhạy cảm và kháo léo, đòi hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng hy sinh, không quản khó khăn gian khổ bởi chẳng có ai biết được quả bom câm lặng có khi đang ấm nóng dần lên, nằm chềnh ềnh ra đó và có thể nổ bất cứ lúc nào. Đố là những phẩm chất cao đẹp, bình dị, hồn nhiên của ba cô gái thanh niên xung phong, tuy nhiên mỗi người lại có những vẻ đẹp riêng của mình.

     Chị Thao lớn tuổi hơn nên dự tính tương lai cũng thiết thực hơn, có ít nhiều từng trãi nên không dễ dàng hồn nhiên, mơ mộng như­ng rất thích hát và ghi chép bài hát. Trong công việc rất bình tĩnh và quyết liệt vậy mà rất sợ máu và vắt. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả chị lại tỏ ra bình tĩnh bằng cách móc bánh bích quy trong túi và thong thả nhai. áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu chị hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị : cương quyết, táo bạo.

    Còn Nho lại là cô gái khác, có lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ ; có lúc lầm lì cực đoan. Mỗi khi Nho tắm, trông cô như một que kem trắng mát lạnh, cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn. Cứ quần áo ướt, Nho ngồi đòi ăn kẹo. Đặc biệt cô có sở thích thêu hoa rực rỡ, loè loẹt trên khăn gối. trong một lần phá bom Nho bị thương, chị Thao và Định hết lòng chăm sóc. Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng, pha sữa vào một cái ca sắt cho Nho. Còn chị Thao thể hiện rõ sự quan tâm của mình qua câu nói : "Cho nhiều đường vào, pha đặc". Tình cảm quay cuồng trong chị. "Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt". Qua việc Nho bị thương, chúng ta thấy rõ được tình cảm mà các cô đã dành cho nhau, đã gắn bó với nhau sâu sắc đến mức nào.

    Nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện là Phương Định. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các anh lái xe thường bảo : "cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Vốn là một nữ sinh hồn nhiên nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, cô vào chiến trường. Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm, cô vẫn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc. Cô có tâm hồn trong sáng, vô tư, giàu mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh. Những kỉ niệm êm đềm ấy sống lại trong trí nhớ của Định, giữa chiến trường dữ dội làm dịu mát tâm hồn cô. Vào chiến trường đã ba năm, Định đã quen với đạn bom, hiểm nguy, vượt qua bao gian lao vẫn không làm mất đi ở cô cái hồn nhiên, vô tư lự. Cô giàu cảm xúc và thường làm điệu trước những anh lính trẻ. Thực ra trong những suy nghĩ của cô, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Định rất yêu mến và gắn bó với đồng đội của mình. Khi chị Thao ngã vội đỡ chị dậy, chăm sóc Nho khi bị thương, cô cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời Phương Định cũng là cô gái rất kín đáo trong tình cảm. Có lẽ điều đáng quí nhất ở Phương Định chính là tinh thần, trách nhiệm với công việc. Mỗi lần đi phá bom, cô đều xung phong đi, cô luôn đứng trong tư thế sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, hi sinh, có lòng dũng cảm không quản khó khăn, luôn bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống. Những phẩm chất cao đẹp của Phương Định, của Thao, Nho đã được khắc hoạ bằng sự am hiểu tâm lí giới tính của Lê Minh Khuê. Thành công về xây dựng nhân vật còn được đóng góp bởi ngôn ngữ trần thuật tự nhiên, hấp dẫn dưới ngôi kể thứ nhất, những câu ngắn, nhịp nhanh, giọng điệu gắn liền với ngôn ngữ đời thường, vừa trẻ trung vừa giàu nữ tính. Từng là Thanh niên xung phong nên có lẽ Lê Minh Khuê mới hiểu biết sâu sắc công việc và đời sống tình cảm tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong đến như vậy. Truyện khép lại khi một trận mưa đá bất ngờ đổ xuống cao điểm khiến các cô gái trẻ hết sức vui thích.

    Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng chính là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi chính là Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc ngoài đời. Họ đã góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Vì thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay phải sống cho đẹp, cho có ích để bao xương máu của những anh hùng, liệt sĩ đã không đổ xuống vô ích, để đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn.

3 tháng 4 2018

Đường Trường sơn – đông nắng, tây mưa ; một cái tên thôi cũng gợi cho ta về một thời lửa cháy, gợi hình ảnh đoàn quân cha trước con sau cùng hát khúc quân hành, gợi những đoàn xe ra trận vì Miền Nam thân yêu.

Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ, không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục viết về những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua. Những cô gái trẻ ấy đã được Lê Minh Khuê (một cây bút nữ xuất sắc của mảnh đất Xứ Thanh) kể lại và khắc hoạ chân dung tâm hồn tính cách. Ba cô gái trẻ là những ngôi sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.

      Ba cô thanh niên xung phong : Thao, Nho và Phương Định biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường – cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Tổ trưởng là Thao, lớn tuổi hơn một chút so với Nho và Phương Định.
Nhiệm vụ chính của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ khi nào. Đặc biệt phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, công việc ấy diễn ra hàng ngày, thậm chí là năm lần trong ngày. Nơi ở của họ là một cái hang đá mát lạnh, ngay dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái trẻ giữa chiến trường, dù rất khắc nghiệt, nhưng họ vẫn bình thản, tươi vui, hồn nhiên và không kém phần lãng mạn. Đặc biệt họ rất yêu thương nhau, gắn bó với nhau trong tình đồng đội keo sơn, dù cho mỗi người một cá tính. Đặc biệt họ là những người có trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ đư­ợc phân công bởi công việc của họ không hề đơn giản.
Công việc ấy đòi hỏi ở họ phải bình tĩnh, dũng cảm, khôn ngoan, nhạy cảm và kháo léo, đòi hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng hy sinh, không quản khó khăn gian khổ bởi chẳng có ai biết được quả bom câm lặng có khi đang ấm nóng dần lên, nằm chềnh ềnh ra đó và có thể nổ bất cứ lúc nào. Đố là những phẩm chất cao đẹp, bình dị, hồn nhiên của ba cô gái thanh niên xung phong, tuy nhiên mỗi người lại có những vẻ đẹp riêng của mình.

     Chị Thao lớn tuổi hơn nên dự tính tương lai cũng thiết thực hơn, có ít nhiều từng trãi nên không dễ dàng hồn nhiên, mơ mộng như­ng rất thích hát và ghi chép bài hát. Trong công việc rất bình tĩnh và quyết liệt vậy mà rất sợ máu và vắt. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả chị lại tỏ ra bình tĩnh bằng cách móc bánh bích quy trong túi và thong thả nhai. áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu chị hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị : cương quyết, táo bạo.

    Còn Nho lại là cô gái khác, có lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ ; có lúc lầm lì cực đoan. Mỗi khi Nho tắm, trông cô như một que kem trắng mát lạnh, cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn. Cứ quần áo ướt, Nho ngồi đòi ăn kẹo. Đặc biệt cô có sở thích thêu hoa rực rỡ, loè loẹt trên khăn gối. trong một lần phá bom Nho bị thương, chị Thao và Định hết lòng chăm sóc. Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng, pha sữa vào một cái ca sắt cho Nho. Còn chị Thao thể hiện rõ sự quan tâm của mình qua câu nói : "Cho nhiều đường vào, pha đặc". Tình cảm quay cuồng trong chị. "Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt". Qua việc Nho bị thương, chúng ta thấy rõ được tình cảm mà các cô đã dành cho nhau, đã gắn bó với nhau sâu sắc đến mức nào.

    Nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện là Phương Định. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các anh lái xe thường bảo : "cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Vốn là một nữ sinh hồn nhiên nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, cô vào chiến trường. Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm, cô vẫn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc. Cô có tâm hồn trong sáng, vô tư, giàu mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh. Những kỉ niệm êm đềm ấy sống lại trong trí nhớ của Định, giữa chiến trường dữ dội làm dịu mát tâm hồn cô. Vào chiến trường đã ba năm, Định đã quen với đạn bom, hiểm nguy, vượt qua bao gian lao vẫn không làm mất đi ở cô cái hồn nhiên, vô tư lự. Cô giàu cảm xúc và thường làm điệu trước những anh lính trẻ. Thực ra trong những suy nghĩ của cô, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Định rất yêu mến và gắn bó với đồng đội của mình. Khi chị Thao ngã vội đỡ chị dậy, chăm sóc Nho khi bị thương, cô cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời Phương Định cũng là cô gái rất kín đáo trong tình cảm. Có lẽ điều đáng quí nhất ở Phương Định chính là tinh thần, trách nhiệm với công việc. Mỗi lần đi phá bom, cô đều xung phong đi, cô luôn đứng trong tư thế sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, hi sinh, có lòng dũng cảm không quản khó khăn, luôn bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống. Những phẩm chất cao đẹp của Phương Định, của Thao, Nho đã được khắc hoạ bằng sự am hiểu tâm lí giới tính của Lê Minh Khuê. Thành công về xây dựng nhân vật còn được đóng góp bởi ngôn ngữ trần thuật tự nhiên, hấp dẫn dưới ngôi kể thứ nhất, những câu ngắn, nhịp nhanh, giọng điệu gắn liền với ngôn ngữ đời thường, vừa trẻ trung vừa giàu nữ tính. Từng là Thanh niên xung phong nên có lẽ Lê Minh Khuê mới hiểu biết sâu sắc công việc và đời sống tình cảm tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong đến như vậy. Truyện khép lại khi một trận mưa đá bất ngờ đổ xuống cao điểm khiến các cô gái trẻ hết sức vui thích.

    Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng chính là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi chính là Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc ngoài đời. Họ đã góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Vì thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay phải sống cho đẹp, cho có ích để bao xương máu của những anh hùng, liệt sĩ đã không đổ xuống vô ích, để đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn.

3 tháng 4 2018

Tố Nga

3 tháng 4 2018

bắp trái

3 tháng 4 2018

Tham khảo bài :

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc. 

3 tháng 4 2018

Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
 
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
 
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
 
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

3 tháng 4 2018
  • Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
  • Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...
4 tháng 4 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bàmẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài họcgiáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảovệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thểhiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. 

 

3 tháng 4 2018

kb vs mk nha 

mk là A.R.M.Y nè 

k mk nx 

3 tháng 4 2018

Tuy mk là fan nhưng ko hiểu lắm về BTS

Nhóm này nổi tiếng lắm

Chúc bn được gặp BTS và có chữ kí nhé

3 tháng 4 2018

hỏi nhà thơ ấy

3 tháng 4 2018

thích

Hay nhất

Mùa đông tháng lạnh nhất

Lất phất còn mưa bay

Chỉ còn ba tháng nữa

Mùa xuân đã đến rồi

3 tháng 4 2018

buồn của anh

3 tháng 4 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.