K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2020

Thu là tên mà ba mẹ đặt cho lúc em mới ra đời. Nhưng mọi người trong nhà vẫn quen gọi em là Bé Còi. Cái tên đó xem ra rất hợp với thân hình nhỏ nhắn và nói đúng hơn là còi cọc của em. Ăn rất khoẻ nhưng em nghịch cũng dữ nên mẹ bảo em không thể lớn được. Tuy là con gái nhưng em nghịch như tụi con trai. Mỗi buổi chiều đi học về em thường cùng tụi thằng Sơn, thằng Phúc xách chai đi đổ dế. Hôm nào chán tụi em lại rủ nhau đi đánh đáo, đánh khăng. Trong nhà em toàn bi, ảnh, quay, không thể kiếm đâu ra một con búp bê hay một bộ đồ hàng cả. Ba thường vừa cười vừa trêu em: “đáng lẽ Bé Còi nhà ta phải là con trai mới đúng”. Những lúc như thế em thường đỏ mặt bỏ chạy. Nghịch ngợm là vậy nhưng em cũng chăm học lắm nhé! Ở lớp Bé Còi toàn đứng đầu thôi. Năm ngoái em còn được nhà trường cử đi thi học sinh giỏi môn Toán nữa đấy. Mơ ước lớn nhất của em là được trở thành phi công, lái những chiếc máy bay thật lớn, thật to bay lên bầu trời cao và trong xanh trên kia.

20 tháng 10 2020

Tham khảo nhé

20 tháng 10 2020

Lưỡng Hà hay Mesopotamia là một khu vực lịch sử của Tây Á thuộc hệ thống châu thổ sông Tigris và Euphrates, nằm ở phía bắc vùng Lưỡi liềm Màu mỡ, ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.

Nguồn: Wikipedia

20 tháng 10 2020

Mình đọc Wiki nhưng không hiểu lắm bạn tự xem nhé:
Lưỡng Hà hay Mesopotamia, là một khu vực lịch sử của Tây Á thuộc hệ thống châu thổ sông Tigris và Euphrates, nằm ở phía bắc vùng Lưỡi liềm Màu mỡ, ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.

20 tháng 10 2020

giúp nhaaaaaaaaa

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

19 tháng 10 2020

Nhầm ý rồi Team Free Fire 💔 Tớ Đang Buồn 💔 Team GK ơi !

Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mấy đường?".
Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.
Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.
Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.
 

19 tháng 10 2020

bạn ơi ! mik hỏi bn cái kết bài thôi mà sao bn viết dài thế ? với lại mình thấy nó hơi bị..........LẠC ĐỀ!!!!!!!!

19 tháng 10 2020

2. Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường (mẫu số 2)

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

3. Bài dự thi viết về thầy cô và mái trường (mẫu số 3)

Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn 35 đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang - giáo viên chủ nhiệm tôi 3 năm học ấy đã cho tôi biết được những điều quý giá ấy.

Ngày mới vào trường bỡ ngỡ, người đầu tiên tôi được tiếp xúc là cô. Vẻ điềm tĩnh của cô trong lần đầu gặp mặt ấy đến giờ còn nguyên trong tâm trí tôi. Cô cười tươi lắm. Nhận đám học sinh mới mà thấy hình như cô đã coi chúng tôi như con ruột. Là lớp chuyên văn, cô biết và hiểu được tâm lý của những đứa con gái mới lớn: điệu đà. Cô ủng hộ chúng tôi làm đẹp, song lại chỉ trong khuôn khổ cô cho phép. Nghiêm khắc là điều tiếp theo tôi thấy được trong con người cô. Tôi chưa thực sự hiểu thế nào là lo sợ cho đến khi mắc lỗi và đứng trước mặt cô. Cô nghiêm khắc ! Vì hiểu là sai nên cô nghiêm khắc. Chúng tôi không lần nào phạm một lỗi hai lần bởi không ai dám đối diện với sự trừng phạt của cô. Đó là chuyện trên lớp. Trong cuộc sống thường ngày, khi phải đối diện với khó khăn. Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là ''Nếu là cô, cô sẽ làm gì'' . Dường như mọi vấn đề đều ổn thỏa khi có cô bên cạnh. Lời khuyên, cách giải quyết hay đơn giản chỉ là lời động viên của cô luôn đem lại kết quả không thể tưởng. Khó khăn không còn là khó khăn, nó trở thành bài học cuộc sống để cô dạy chúng tôi cách đối diện. Dạy cho chúng tôi biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã bởi cuộc sống đâu phải là một chuỗi êm đềm, bằng phẳng mà nó có rất nhiều ngã rẽ

Cô còn dạy cho chúng tôi biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh. Biết cảm thông, biết trân trọng những điều quý giá qua từng trang sách,từng bài văn.

Tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì được làm học sinh của cô trong suốt những tháng năm cấp ba. Có lẽ cô là báu vật vô giá mà đám học sinh chuyên văn lớp tôi được nhận. Tôi luôn nhớ, luôn trân trọng từng khoảnh khắc đẹp đẽ được bên cô, bên lớp.

Không chỉ cô Giang, mà tất cả thầy cô, họ đều là những điều đẹp nhất làm nên tuổi học trò, làm nên một thời áo trắng tinh khôi đáng nhớ.

19 tháng 10 2020

THẦY CÔ LÀ BỐ MẸ THỨ HAI CỦA MÌNH VÀ NGÔI TRƯỜNG LÀ NGÔI NHÀ THỨ 2 CỦA MÌNH NƠI ĐÂY ĐÃ DÌU DẮT MÌNH TỪ LÚC CÒN BÉ ĐẾN LÚC TRƯỞNG THÀNH NƠI ĐÂY ĐÃ DẠY TÔI ĐÁNH VẦN ĐỌC CHỮ MỘT LẦN NỮA EM CÀM ƠN THẦY CÔ ĐÃ DÌU DẮT MÌNH ĐỂ CÓ ĐƯỢC NGÀY HÔM NAY

19 tháng 10 2020

Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài.

Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục.

Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.

19 tháng 10 2020

Tóm tắt: Em bé thông minh (Bản 2)

Ngày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm, viên quan phát hiện ra dấu hiệu nhân tài ở một em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh.

Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính.

Tóm tắt: Em bé thông minh (Bản 3)

Có ông vua nọ sai viên quan tìm người tài giỏi. Viên quan đi khắp nơi để tìm. Khi qua một cánh đồng thấy hai cha con đang làm ruộng. Viên quan đã ra câu đố trâu một ngày cày được mấy đường. Đứa bé hỏi ngược lại: Ngựa một ngày đi được mấy bước ông ta cứng miệng cho đấy là người có tài viên quan về tâu với Vua.

Vua ra câu đố làm cho trâu đực đẻ con, thịt một con chim sẻ dọn ba cỗ thức ăn? Cậu bé giải đố bằng cách: Ba cậu không đẻ, rèn cây dao bằng kim? Vua phục tài ban thưởng cho cậu. Vua láng giềng muốn xâm phạm bờ cõi nước ta sai sứ đem một vỏ ốc đố làm cách nào xâu chỉ qua được. Cậu bé giúp vua giải đố: Lấy con kiến càng cột chỉ vào, thoa mỡ đầu bên kia kiến đánh hơi sang trước sự thán phục của sứ giả. Vua phong em bé làm Trạng Nguyên, xây dinh thự bên hoàng cung để tiện hỏi han.

Tóm tắt: Em bé thông minh (Bản 4)

Mong muốn tìm được người hiền tài ra giúp nước, nhà vua cho viên quan đi dò la khắp nước. Đến đâu, viên quan này cũng ra những câu đố hết sức hóc búa để thử tài dân chúng nhưng vẫn chưa tìm được người như mong đợi. Một lần, quan đi qua một cánh đồng thấy hai cha con đang làm việc, ông bỗng nảy ra câu đố, trong khi người cha bối rối không trả lời được thì cậu con trai lanh lẹ đã đối đáp lại viên quan hết sức trôi chảy, thông minh khiến viên quan hết sức mừng vui. Nhà vua ra đề thử tài cậu bé bằng cách bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách sử dụng cách "gậy ông đập lưng ông", cậu bé không chỉ giúp dân làng thoát tội mà còn khiến vua hết sức thán phục vì tài trí của mình.

Sau khi được vua ban thưởng, cậu bé tiếp tục được thử thách làm thịt con chim sẻ thành ba mâm cỗ. Ở thử thách này, bằng trí thông minh của mình, cậu cũng đã vượt qua một cách dễ dàng, khiến nhà vua hoàn toàn khâm phục. Và một lần nữa tài năng của cậu bé được khẳng định qua thử thách của vua láng giềng: Đố xâu sợi chỉ qua chiếc vỏ ốc vặn dài; nhờ hiểu biết thực tế cũng như tài trí hơn người của mình, cậu bé đã giúp triều đình thoát khỏi cuộc chiến tranh. Để ghi nhận công lao của cậu bé, nhà vua cho xây dựng dinh thự ngay cạnh cung vua và phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Tóm tắt: Em bé thông minh (Bản 5)

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Tóm tắt: Em bé thông minh (Bản 6)

Để tìm kiếm những người tài giỏi trong thiên hạ, một ông vua đã sai viên quan đi khắp nơi và đưa ra các câu hỏi hóc búa để giúp thử tài mọi người nhưng vẫn chưa tìm ra được ai thực sự tài giỏi.

Khi đi đến cánh đồng thấy hai cha con đang cho trâu cày đất, viên quan bèn hỏi trâu cày một ngày mấy đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì cậu bé con đã trả lời: nếu như quan trả lời được ngựa một ngày đi được bao nhiêu bước thì cháu sẽ cho quan biết trâu cày một ngày được mấy đường. Viên quan nghe vậy sửng sốt và khẳng định đây chính là nhân tài bèn chạy vội về tâu với vua.

Vua tiếp tục thử tài bằng cách bán cho dân làng cậu bé 3 thùng gạo nếp và 3 con trâu đực dặn nuôi để trong 1 năm ba con trâu đực có thể đẻ thành chín con. Ai nấy đều lo lắng nhưng cậu bé lại bảo lấy gạo nếp và giết trâu để ăn, còn một phần để làm lộ phí cho hai cha con cậu vào kinh. Cậu bé đã chứng minh cho vua thấy rằng 3 con trâu đực không thể đẻ được.

Nhà vua tiếp tục thử tài cậu bé bằng cách ra lệnh từ một con chim sẻ làm sao dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé đưa cây kim và nói rằng nhờ vua rèn thành con dao để xẻ thịt chim.

Bây giờ thế lực ngoại bang đang lăm le xâm lược nước ta bèn cho người sang thử tài. Họ cho một vỏ con ốc vặn dài và đố làm sao để xâu được sợi chỉ xuyên qua con ốc đó. Cậu bé đã nghĩ ra cách lấy con kiến càng buộc chỉ ngang lưng, đầu bên kia thì bôi mỡ để dẫn dụ kiến bò sang, kéo được sợi chỉ được xuyên qua con ốc trước sự ngỡ ngàng, thán phục của sứ giả nước ngoài. Vua đã ban thưởng hậu hĩnh cho cậu bé, phong cậu làm Trạng Nguyên.