K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2018

Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em, mẹ luôn là người mẹ hiền và là hình ảnh cao đẹp nhất. "Mẹ" một tiếng nghe giản dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bến như lời bài hát: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”

Năm nay mẹ em 42 tuổi. Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó dã bị chai như ghi lại những nổi vất vả của mẹ trong bao năm nay đã nuôi em khôn lớn nên người. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm!
Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em . Có lần em bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện huyện. Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc em vì bố em bận công tác xa, cơm nước quần áo, tắm rửa mẹ em phải làm ca. Về nhà em cảm thấy khỏe, nên mẹ đi dạy một buổi , trưa về mẹ chăm sóc cho em , hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao. Lúc đó ánh mắt mẹ tràn ngập thương xót, nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chóng mau hết bệnh. Mỗi khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm, tận tụy lo lắng, xếp đặt mọi công việc trong ngoài. Mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon . Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Cảnh đêm khuya mẹ ngồi soạn từng trang giáo án, để chuẩn cho tiết dạy ngày mai, nhìn mẹ em thấy thương mẹ nhiều. Có hôm, em thấy mẹ thả dài người trên ghế có vẽ nghĩ ngợi,xa xôi. Lúc đó em vội ra bên mẹ. Mẹ ôm em vào lòng , vòng tay âu yếm.
Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Em chợt nhớ tới câu thơ:
“ Ai rằng công mẹ bằng non Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.”
Nhìn mẹ con thật tự hào và hạnh phúc biết bao vì con có mẹ. Mẹ ơi con vẫn chưa ngoan đâu. Con hứa với mẹ học tập thật tốt cho MẸ VUI LÒNG

   Các bạn k cho mình với Chúc các bạn học giỏi ^^

9 tháng 4 2018

Bài làm:Bà tui mắt đã lòa, tay chân lập cập. Nhưng sớm nào tui cũng thấy bà huơ gậy tới lui trong vườn.Tui hỏi thì mẹ nói bà năng tập thể dục, để chống chọi căn bệnh viêm khớp quái ác đã đeo đuổi suốtthời trẻ. Ba tui thì nói khác, số bà là vậy, một đời vất vả, quằng quặt với chuyện cửa nhà, bếp núc, rồiđến chuyện ruộng đồng, con cá, con tôm…Bây giờ già cả vẫn không quen ngồi một chỗ!Tui là út ít trong nhà, nên bà cưng tui nhất. Mỗi lần ba cầm cây roi lăm lăm khi biết tui trốn học vì mêchơi, tui liền ù đến bên bà, chui tọt vào trong lòng bà và giả vờ thút thít. Bà ngăn ba, mắng tui vàicâu, đánh nhẹ mấy cái vào mông rồi thôi. Vì thế mà tui tránh được những trận đòn hết sức nghiêmkhắc.Chuyện gì tui cũng mách với bà, từ thằng Bo nhà hàng xóm uýnh lộn, đến chuyện nhỏ Lem bị tuigiựt đầu con búp bê, hay chuyện tui làm toán được điểm mười đỏ chót… Mỗi lần tui kể là mỗi lần bàcười tủm tĩm. Khi thì bà trách nhẹ, rồi dặn dò chuyện nọ chuyện kia, có khi xoa đầu tui tấm tắc.Năm tui học lớp bốn, mắt bà trắng đục không nhìn thấy đường. Bác sĩ khuyên nên để bà đi mổ mắt.Bà đồng ý nhưng tui thấy bà có vẻ lo lắng lắm. Mấy ngày trên giường bệnh chờ đến lượt mổ cả nhàtui luôn túc trực bên bà. Có hôm ba mẹ bận việc chỉ còn mình tui với bà, tui nằm gọn trong vòng taynhăn nheo của bà để được nũng nịu và được nghe kể chuyện đời xưa.Bà hay nói với tui: “Bà mổ mắt để được nhìn rõ cu Bi của bà”. Tui khoái lắm, dụi miết vào lòng bà.Vậy mà không hiểu sao có lần tui lại bật ra câu hỏi ngô nghê: “Lỡ mắt bà không sáng được nữa thìsao?” Bà vuốt nhẹ đôi gò má múp míp của tui, cười móm mém. -Thì con sẽ là đôi mắt của bà, bé ạ!Ca mổ thành công nhưng vài năm sau thì bà mất. Cho đến khi trưởng thành tui vẫn không sao quênđược bóng dáng và những kí ức thân thương về bà. Tui luôn gắng giữ gìn và trui rèn cho mình mộtđôi mắt “sáng”, tràn đầy lạc quan và tin yêu trước cuộc đời, trước mọi người, trước những ánh nhìn…Tất cả là những bài học vô giá mà tui thấm thía một cách lặng lẽ từ bà trong những ngày bà nằmviện.Tui sẽ vì bà, vì bản thân tui mà sống thật tốt. Cũng như để xứng đáng và khắc ghi mãi mãi trọn vẹnlời giao ước: Con sẽ là đôi mắt của bà…
 

Chúc bn hk tốt!

9 tháng 4 2018

mk nè bạn

9 tháng 4 2018

mik nha !

tổng số chiều dài và chiều rộng là:

18+12=30(m)

bạn tự vẽ sơ đồ nha

chiều dài hình chữ nhật là:

30:(2+5)x2=10(m)

chiều dài hình chữ nhật là:

30-10=20(m)

diện tích hình chữ nhật là;

20x10=200(m)

đáp số:200m

9 tháng 4 2018

MiMi khoan hãng chép nhé bạn ấy tính sai rồi

9 tháng 4 2018

Thường thường, việc dùng chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0, đối với chúng ta dường như hiển nhiên đến nỗi chúng ta có khuynh hướng xem đó như là khả năng bẩm sinh của con người, như điều gì đó đến tự nhiên, như biết đi hay biết nói. Chúng ta phải nhớ lại bước đầu tập luyện thao tác khó khăn với các con số (Ôi! ê a đọc thuộc lòng bảng cửu chương) để đoán rằng quả là một cái gì đã được phát minh và phải được truyền tiếp. Và chỉ cần gợi nhớ mang máng hệ đếm La Mã (những chữ số La Mã nổi tiếng còn được dùng để nhấn mạnh vài con số quan trọng như số của một thế kỷ) để ta xác nhận rằng người ta đã không đếm như hiện nay, cũng không viết chữ số như bây giờ.

 Vậy thì có chỗ đứng cho một lịch sử chữ số thế giới. Bởi nếu lịch sử này có những bước đi chập chững và không liên tục, chỉ được chúng ta biết đến từng đoạn, cuối cùng nó cũng quy tụ về chữ số và hệ đếm dùng vị trí định lượng hiện đang được sử dụng khắp thế giới. Đây là lịch sử của một phát minh vĩ đại, hay nói đúng hơn là của một loạt những phát minh, trải dài trên nhiều thiên niên kỷ, có lẽ hàng chục thiên niên kỷ. Tôi đã kể chi tiết chuyện này trong quyển sách tựa đề Lịch sử chữ số thế giới[1], nhưng nay tôi muốn thuật lại, cho tầng lớp bạn đọc rộng rãi hơn, các giai đoạn chính. Ở đây sẽ không có nhiều tài liệu chi tiết khiến cuốn sách khó hiểu. Nhưng bạn đọc sẽ vẫn có thể dễ dàng theo dõi, mà không bị rơi vào sự đơn giản hóa quá mức, những nét nổi bật của cuộc tiến hoá đa dạng phức tạp, và nhờ có nhiều minh hoạ, giai thoại cũng như phục dựng, bạn đọc sẽ khám phá cách đếm của những nền văn minh lớn trong quá khứ (văn minh Sumer, Babylone, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Hébreu (Hê-brơ), Maya, Trung Hoa, Ấn Độ và dĩ nhiên A Rập). Tôi hy vọng bạn đọc sẽ thích thú khi được xem lại các giai đoạn của bài toán nhân Ai Cập hay bài toán chia Sumer. Và bạn đọc sẽ hiểu hơn tại sao, bốn phép tính số học, ngày nay với chúng ta thật là sơ đẳng mà trong hàng chục thế kỷ lại là một nghệ thuật khó hiểu và phức tạp cho bao nhiêu triệu người, chỉ dành riêng cho một tầng lớp ưu tú hiếm hoi, thường thuộc giới tăng lữ. Bạn đọc có thể sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng ở châu Âu cách nay vài thế kỷ thôi, người ta còn làm tính không phải với chữ số mà trên đầu ngón tay hay còn dùng thẻ tròn trên bàn tính và làm kế toán bằng que có khấc. Để nắm vững các bí ẩn của phép nhân, chia, cậu con trai của một thương gia giàu có thời Trung cổ đã phải trải qua nhiều năm học tập và muôn nỗi thăng trầm của một cuộc hành trình xuyên khắp châu Âu. Tương đương nói chung với một bằng tiến sĩ bây giờ.

Thế nên, lịch sử này không phải là một lịch sử trừu tượng và thẳng tắp như đôi khi người ta hiểu lầm về lịch sử toán học: cho nó là một chuỗi ý niệm liên kết hoàn hảo. Ngược lại, đây là lịch sử những nhu cầu và những mối quan tâm của các nhóm xã hội khác nhau muốn tìm ra cách đếm người, tài sản, tổn thất, tù binh, ghi lại ngày tạo dựng thành quách và ngày chiến thắng, bằng phương tiện có gì dùng nấy, khi thì từ kinh nghiệm như vết khấc, khi thì bằng phong cách kỳ lạ của những huyền thoại như ở người Ai Cập. Và giữa họ, rõ ràng có rất nhiều thành kiến.

Có những nhóm tỏ ra thực dụng và giới hạn hoài bão của mình trong mục đích hoàn toàn mang tính kế toán; lại có những nhóm khác, để muốn biết mình ở đâu so với vô biên và vĩnh hằng, đòi tính đếm đất trời, tính lượng ngày, tháng, năm từ khi tạo thiên lập địa hay ít ra cũng từ một mốc thời gian nào đó đã từ lâu mất ý nghĩa. Chính nhóm người thứ nhì, mà người ta cho là mơ mộng, theo tôi, có lý: phải thể hiện cho được các con số thật lớn, họ đã từ bỏ cách dùng vô số ký hiệu và chọn hướng đi vào con đường của hệ đếm dùng vị trí định lượng và con Zéro (số Không).

Nhưng các khám phá này không bao giờ được gìn giữ lâu dài: khi một nền văn minh suy vong, Babylone hay Maya chẳng hạn, thì ít nhiều kỹ thuật về những con số cũng mất theo với đẳng cấp ưu tú của xã hội đó, chủ yếu là giới tăng lữ. Thế là phải làm lại từ đầu. Chính vì thế mà đây là một lịch sử gian nan, hỗn loạn và đầy thăng trầm, với tiến trình mò mẫm, đứt quãng bởi thử nghiệm và sai lầm, bế tắc, lãng quên và từ bỏ (đối với chúng ta là những người ít ra biết được thành quả cuối cùng), thì thật chẳng khác gì tác phong của người say rượu.

Dù các phát minh quan trọng đến thế nào chăng nữa, lịch sử chữ số hoàn toàn vô danh. Vì được xây dựng bởi và cho các cộng đồng, nó không cấp bằng phát minh. Không phải tất cả các tên tuổi đều vắng mặt; chúng có đầy trên các tài liệu bằng đá, giấy cói, da cừu, giấy bột, vải vóc và một người chủ đoàn thú hay một kẻ thắng trận nào đó đã bất tử hoá danh tính không còn có ý nghĩa gì với chúng ta nữa, bằng cách kết hợp nó với chữ số. Chúng ta thường biết được tên của những người đã lưu truyền, khai thác hay bình phẩm chữ số và hệ đếm. Nhưng bản thân tên những người tìm ra chúng thì hiển nhiên đã mãi mãi mất đi. Có lẽ vì các phát minh có từ thời quá xa xưa. Cũng có thể những phát minh thiên tài này đã được làm nên bởi những con người bình thường, không có quyền được ghi tên vào sử sách. Cuối cùng, có thể vì là sản phẩm của những thực hành tập thể nên không thể gắn chúng cho một cá nhân. Nhà phát minh ra số Zéro có thể là viên thư lại tỉ mỉ quan tâm đến việc giới hạn vị trí trong một chuỗi chữ số tuân theo nguyên tắc vị trí định lượng, và có lẽ y đã không bao giờ ý thức được tính cách mạng của công việc mình làm.

Vả lại, tôi đã ngạc nhiên là theo truyền thuyết, chữ viết thường được coi như quà tặng của một vị thần nào đó cho con người nhưng chữ số nói chung thì không, mặc dù chữ số chắc chắn được phát minh ra trước chữ viết. Nhưng điều đó không có nghĩa là con số đã giữ vai trò nhỏ bé trong tư tưởng huyền bí và tôn giáo. Hoàn toàn trái lại. Người ta đã biết tới nỗi sợ hãi do mê tín mà con người có từ bao đời, đến mức thường đồng hoá con số với quyền lực, thậm chí với thần linh, tốt hay xấu tuỳ trường hợp và biểu tượng số được gắn chặt như một yếu tố cơ bản với tên và đặc tính [của vị thần]. Chẳng hạn các pháp sư Babylone đã đặt cho mỗi vị thần của đền thờ một con số, theo thứ tự lùi phản ánh cấp bậc của mỗi vị (60, liên hệ với thần trời Anu; 50, thần đất Enlil; 40, thần nước Ea v.v.). Có lẽ người ta đã muốn làm rõ nét bản chất ưu việt của thần linh so với con người bằng cách gán cho các vị thần những khái niệm trừu tượng nhất vừa tầm với họ: khái niệm con số mà chữ số là lớp áo ngoài.

Lịch sử này không theo quy luật logic nào. Đây là mối quan tâm của nhà kế toán, nhưng cũng là của nhà tu hành, nhà thiên văn và cuối cùng mới là của nhà toán học. Chính những mối quan tâm này đã chủ trì việc phát minh và sự tiến hoá của hệ đếm. Và các thành phần xã hội ấy, rõ ràng là bảo thủ, ít nhất là ba hạng người đầu (kế toán, nhà tu, nhà thiên văn), hiển nhiên đã cố tình làm chậm trễ sự cải tiến và việc truyền bá hệ đếm của họ. Vì khi một tri thức được phong cho một quyền lực, dù hết sức sơ đẳng dưới mắt chúng ta nhưng biết bao tinh tế đối với tổ tiên ta, thì dường như chia sẻ nó sẽ khủng khiếp như một hành vi nghịch đạo. Về điểm này, trong nhiều lĩnh vực khác, có thể một số quan chức còn giữ lề thói ấy.

Nhưng còn nhiều lý do khác nữa. Một phát minh, một khám phá chỉ có thể được phát triển nếu nó đáp ứng nhu cầu xã hội của một nền văn minh, còn khoa học cơ bản thì đáp ứng một đòi hỏi lịch sử xuất phát từ tiềm thức của nhà bác học. Và đổi lại, hẳn nhiên là phải có đi có lại, nó làm thay đổi hoặc đảo lộn nền văn minh ấy.

Bao nhiêu bước tiến khoa học thời xưa, quả nhiên, đã không được phát triển bởi vì đòi hỏi của xã hội lúc bấy giờ không bức thiết.

Ngoài ra, theo dòng thời gian, qua nhiều tư liệu về cách sử dụng chữ số của nhiều dân tộc khác nhau, ta có thể tìm ra dấu vết các mối quan tâm không liên hệ mấy với toán học mà lại mang tính thần bí, bói toán, thơ mộng, thậm chí phóng đãng. Những dư âm này chứng tỏ rằng chữ số, không hề là vectơ của xã hội kỹ thuật và thống kê của chúng ta, từ bao đời đã lại là điểm tựa cho mộng mơ, ảo ảnh, tư biện siêu hình học, chất liệu của văn học, thăm dò tương lai vô định hay ít ra là ước vọng muốn tiên đoán. Chữ số là chất thơ. Chữ số được nhân loại nhào nặn.

Có lẽ trẻ em cảm nhận rõ điều này hơn khi chúng bắt đầu học khám phá chữ số. Vả chăng, nghiên cứu của tôi bắt nguồn từ một câu hỏi trẻ thơ. Thuở tôi còn dạy Toán, một hôm tôi gặp phải một thắc mắc ngây thơ đáng gờm: “Chữ số từ đâu đến? Ngày xưa người ta đếm như thế nào? Ai phát minh ra số Zéro?” Gần như bị nhục mạ, bằng cách ứng tác một câu trả lời vụng về, tôi đã đo được cả tầm cỡ dốt nát của mình và hiểu ra những điểm yếu của một nền giáo dục trong đó lịch sử khoa học không hề được nhắc đến. Sau nhiều năm làm việc và tìm tòi nghiên cứu, những điều đã dẫn tôi hoặc tư tưởng của tôi đi khắp năm châu, tôi không thể khẳng định đã trả lời thấu đáo, nhưng dù sao cũng chính xác hơn trước. Quyển sách này, vốn dành cho những tâm hồn trẻ trung tò mò ham hiểu biết, là biểu hiện trọn vẹn lòng say mê và câu trả lời thực sự của tôi cho câu hỏi ngày xưa.

Cần phải luôn thận trọng trước những câu hỏi xem chừng “ngây thơ” của trẻ con. Cần phải luôn cố gắng trả lời những câu hỏi ấy. Nhưng nếu bạn chỉ hơi chút tò mò thì những câu hỏi này có nguy cơ dẫn bạn đi rất xa, xa hơn là bạn tưởng rất nhiều. Về điểm này, các em học trò đôi khi cũng có thể là những nhà giáo tuyệt vời.

Theo năm tháng, tôi cũng đã nhận được sự ủng hộ của thính giả đến nghe tôi diễn thuyết, thông qua các câu hỏi của họ, cùng sự khích lệ và những thông tin rất quý báu của đông đảo các nhà bác học đầy thiện chí, những người mà tôi đã mắc nợ toàn bộ sự hiểu biết của mình.

Cũng phải nói rằng, nếu không có sự cộng tác của Gérard Klein, nhà xuất bản và cũng là bạn thân của tôi, mà các câu hỏi, lời khuyên và ý kiến phê bình đã giúp đỡ tôi rất nhiều, thì có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ khai hoang được một số vùng đất của cái xứ sở từ lâu không ai thăm dò đến này. Vì một ngày nọ, sau khi ông đã đặt cho tôi một trong những câu hỏi cực kỳ “ngây thơ” ấy và trong khi thử trả lời, tôi đã tìm được giải đáp cho một vấn đề hóc búa đã làm bối rối các nhà khảo cổ học từ đầu thế kỷ XX: giải mã các ký hiệu của hệ đếm đã được dùng ở Iran cách nay 5000 năm.

Về cơ bản, cuốn sách này chủ yếu tóm tắt các tư liệu đã được tập hợp trong quyển Lịch sử chữ số thế giới của tôi. Nhưng mọi nghiên cứu đều biến chuyển, nên trên nhiều điểm, tôi có thêm những lời giải thích rõ ràng chưa được công bố, đặc biệt là vấn đề lý thú và tế nhị về nguồn gốc chữ số của chúng ta, được quen gọi là chữ số A Rập, sinh ra từ Ấn Độ, cách nay hơn 15 thế kỷ, từ sự liên kết có thể đã không xảy ra giữa hành dụng và truyền thống. Đây là một lịch sử kỳ diệu, liên quan mật thiết với lịch sử trí thông minh con người. Nhưng trước khi xem chương cuối cùng rất quan trọng đánh chương 0, xin mời các bạn đọc chín chương trước đó.

9 tháng 4 2018

Vì đó là quy luật của toán học.

1 < 2 < 3 < 4 < 5 < 6 < 7 ...

9 tháng 4 2018

Mình chọn ý:A

k mik nha!

Đúng đó

:3))

9 tháng 4 2018

Đáp án A

9 tháng 4 2018

phải nói ra luôn chớ.Nói bài tàn nhang thôi ai biết bài gì???

9 tháng 4 2018

giúp mình nhanh với mình cần cực kì gấp !!!

9 tháng 4 2018

Mình copy mạng nhưng cũng ổn nhé bạn, bạn chỉ cần bổ sung một chút ở mở bài

Gần hết học kì II của năm lớp 4, nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi thăm quan ở hồ Núi Cốc.

Vì đây là lần đầu tiên được đi xa mà không có bố mẹ, chỉ có cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn nên tôi vừa hồi hộp vừa xen một chút lo lắng. Biết vậy, mẹ đã chuẩn bị cho tôi đủ thứ từ tối hôm trước và dặn dò tôi đủ điều. Sau đó mẹ bắt tôi đi ngủ thật sớm vì ngày mai 5 giờ sáng xe đã chạy.

Lên giường nằm rồi mà tôi vẫn chưa hết hồi hộp, cuối cùng tôi thiếp đi cho đến đúng lúc chuông báo thức đổ một hồi dài. Tôi vùng dậy, mẹ đã dậy và chuẩn bị ba lô cho tôi. Sau khi đã xong bố đèo tôi đến sân trường để cùng các bạn đi thăm quan.

Đúng 5 giờ sáng xe bắt đầu chạy, tất cả chúng tôi đều vui sướng khi đi ngang qua những con đường quen thuộc. Xe chạy bon bon, chỉ một lát sau đã rời xa nơi chúng tôi ở, những con đường xa lạ cứ mở dần ra trước mắt chúng tôi. Đi được một quãng, cô giáo bắt nhịp cho chúng tôi hát những bài hát quen thuộc, vậy là cả xe vang đầy tiếng hát cùng tiếng vỗ tay rào rào. Không khí thật vui vẻ, náo nhiệt.

Chỉ hơn hai tiếng sau chúng tôi đã có mặt ở Núi Cốc, đến nơi cô giáo cho chúng tôi nghỉ nửa tiếng để ăn sáng và nghỉ ngơi. Hồ Núi Cốc mở ra trước mắt tôi là màu xanh thắm của rừng cây và màu trong xanh của hồ nước. Không khí thật thanh bình, yên tĩnh, khác hẳn không khí nơi chúng tôi sống.

Sau khi ăn sáng xong, cô giáo đưa chúng tôi đi vào thăm các hang núi, đây không phải là các hang núi tự nhiên mà nó được tạo ra bởi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của con người, đó quả là những công trình tinh vi đẹp mắt. Ra khỏi hang, chúng tôi leo lên những quả đồi cao, ở đó có rất nhiều thông và phi lao. Đứng trên đồi cao chúng tôi nghe thấy rất rõ tiếng thông vi vu như đang hát ru. Nhìn từ trên cao xuống mặt hồ thật đẹp, ánh nắng vàng toả trên mặt hồ làm cho hàng ngàn con sóng nhỏ chạy trên mặt nước nom như những vì sao đang tung tăng, chơi đùa.

Sau khi chơi chán trên bờ hồ, cô trò chúng tôi lại đi dạo trên mặt hồ bằng một chiếc thuyền nhỏ. Mặt hồ rộng mênh mông, sóng gợn lăn tăn chạy xô theo hướng gió thổi. Phía xa có những ngôi làng nằm lặng lẽ bên hồ. Khung cảnh thật nên thơ.
Trên thuyền, cô giáo kể cho chúng tôi nghe sự tích núi Cốc, rồi cô còn hát cho chúng tôi nghe bài hát Huyền thoại hồ Núi Cốc, giọng cô mượt mà tha thiết, lúc trầm lúc bổng ngọt ngào, thiết tha.

Thế là sau một ngày tham quan khu du lịch núi Cốc, cô trò chúng tôi lại thu dọn đồ đạc trở về nhà. Dù đi cả một ngày nhưng không khí vui quá, tất cả chúng tôi chẳng còn thấy mệt nữa.

Lúc lên xe chúng tôi lại thi nhau hát và reo hò náo nhiệt cả một góc đường. Trở về nhà, tôi háo hức kể cho bố mẹ nghe về chuyến đi đó và tôi thầm nghĩ chắc chắn bài văn tả cảnh ngày mai của mình sẽ rất hay, bởi qua chuyến đi này trong đầu tôi đã thu lượm được bao nhiêu khung cảnh đẹp về thiên nhiên. Quả là một chuyến du lịch đầy bổ ích.

9 tháng 4 2018

em nhắc  bạn va bảo ban chu y vào lơi cô nói

9 tháng 4 2018

Em sẽ nhắc nhở, khuyên bạn... giống như bọn đăng nội quy tràn lan trên olm 

12 tháng 4 2018

Hè vừa rồi em cùng gia đình đi về Ninh Bình. Trước khi đi em dậy sớm vệ sinh cá nhân và vô cùng háo hức. Vào đúng lúc 4 giờ sáng hôm đó xe tới, em đi qua bao nhiêu cảnh đẹp thật phong phú để đến Ninh Bình. Ở Ninh Bình em đã đến những nơi tham quan du lịch như : Tràng An , chùa Bái Đính , Nhà thờ chính tòa Phát Diệm,... thật là đẹp . Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận vào năm 2014 ở Ninh Bình, Việt Nam. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông . Nhà thờ chính tòa Phát Diệm là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Em rất thích Ninh Bình vì Ninh Bình có những địa điểm đẹp và phong phú cũng là niềm tự hào của Việt Nam.

9 tháng 4 2018

Chủ nhật tuần trước, lớp mình tổ chức một chuyến đi dã ngoại đến đảo Sơn Tinh camp. Chúng mình xuất phát từ lúc 5 giờ và phải mất 3 tiếng mới đến nơi. Trên đường đi, mọi người đều khá hồi hộp và háo hức. Hôm ấy, trời rất đẹp, không khí trong lành. Trên đảo có rất nhiều nhà sàn và xích đu. Chúng mình được phân công dựng lều. Sau đó, mình tham gia những trò chơi tập thể như mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê,... Các bạn đều rất hào hứng và thích thú. Một số bạn thua phải chịu phạt, làm mặt con bò rất buồn cười. Hôm ấy, cô giáo còn tổ chức sinh nhật cho một số bạn trong lớp. Đến trưa, đa số mọi người đều cảm thấy đói, chúng mình trở về lều, ăn những thức ăn đã được chuẩn bị sẵn từ hôm trước, sau đó, ngồi kể chuyện và ca hát, chụp ảnh chung. Buổi chiều, chúng mình được dạo biển bằng tàu thủy. Đây là lần đầu mình được trải nghiệm đi trên mặt nước, cảm giác vô cùng tuyệt vời. Đến 5 giờ, mọi người phải thu xếp hành lí để trở về, mình mua được một số món quà lưu niệm nhỏ. Trên đường đi, nhìn bóng hòn đảo xa dần, mình mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những chuyến dã ngoại lí thú như vầy.

9 tháng 4 2018

Em ngồi xuống trên một cái rễ đa to như bắp chân người lớn nghỉ xả hơi cho đỡ mệt. Nhìn quanh gốc cây, những chiếc rễ đa chằng chịt đan quyện vào nhau, nổi lên trên mặt đất như những con trăn hoa nằm hóng gió. Cái gốc của nó năm sáu đứa chúng em nối tay nhau mới ôm xuể được. Thân cây cao độ bốn mét với vô vàn nhánh. Các nhánh lớn lại đẻ ra nhiều cành nên tán lá đa xoè ra phủ kín một khoảng đất rộng, ước chừng đến cả trăm người ngồi dưới vẫn con thấy thoáng mát. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như bàn tay người lớn khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp tạo ra một vóm lá dày đặc xanh um, nắng mưa khó lòng lọt qua được. Trên tán lá xanh cao vời vợi ấy lũ chim sáo, chào mào, chìa vôi … kéo về hàng đàn, tha hồ thi nhau ca hát”.

8 tháng 4 2018

Thân cây rất lớn,vòng tay em ôm khồng xuể.Vỏ cây xù xì,thô ráp nhưng ai biết rằng trong lớp vỏ thô ráp đó,dòng nhựa tươi mát đang cuồn cuộn chảy dù thời gian đang trôi qua nhanh.