K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2018

Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè là lúc em được nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập vất vả. Mùa thu là khi những chiếc lá vàng từ giã thân mẹ, chao mình xuống mặt đất. Mùa đông- mùa của những cơn gió lạnh giá. Còn mùa xuân là mùa của cái Tết sum họp. Vì thế, em thích mùa xuân nhất.

Khi mùa đông kết thúc cũng là lúc mùa xuân bắt đầu. Từng đàn chim én bay lượn trên bầu trời, báo hiệu mùa xuân đã tới rồi. Khắp nơi, ngàn hoa nở rộ rực rỡ, tỏa hương thơm ngát, càng tô đậm thêm vẻ ngây thơ và dịu dàng của “ Nàng xuân”. Nói đến mùa xuân không thể không nhắc tới cái Tết cổ truyền của dân tộc ta. Người người nhà nhà ai cũng bận rộn để sắm đồ chuẩn bị cho Tết. Đêm 30 Tết, cả gia đình em đi tới các chùa, thắp hương và cầu cho một năm mới an khang thịnh vượng trong tiết trời ấm áp. Các loài chim bay về như cùng đón Tết với mọi người, đậu trên mái nhà, cất tiếng hát líu lo. Cây cối được phủ một màu xanh của những lộc non mới nhú, tràn đầy sức sống. Mùa xuân như mùa thi khoe sắc của các loài hoa. Hoa hồng lộng lẫy và quyến rũ trong chiếc váy đo đỏ. Những cành đào mang vẻ đẹp tinh tế xuất hiện ở mọi nhà. Còn các cành mai vàng óng thì đang hòa mình trong ánh nắng ban mai của mùa xuân.



 

30 tháng 7 2018

Mùa xuân chính là mùa tươi đẹp nhất trong năm, những cơn mưa xuân làm cho vạn vật tràn trề nhựa sống, vạn vật đua nở, trăm hoa khoe sắc. Sau những ngày đông dài và buồn thì mùa xuân đến như thổi vào cuộc sống của con người những luồng sinh khí mới, dào dạt mà thiết tha. 

Mùa xuân là mùa em yêu thích nhất trong năm, bởi vào những ngày này thì khung cảnh quê hương của em trở nên vô cùng rực rỡ, tuy đó chỉ là những cảnh vật đơn sơ của một làng quê nghèo nhưng những thứ thân thương thường hóa thành những điều kì vĩ, tuyệt tác trong tâm hồn mỗi người. Và đối với tôi, mùa xuân trên quê hương chính là một tuyệt tác của đất trời.

Ai cũng có quê hương, đó chính là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi con người ta được sinh ra và lớn lên. Trên mảnh đất quê hương đó sẽ in đậm những dấu ấn của những kỉ niệm, của những dòng hồi ức đầy tươi đẹp. Những điều thân thuộc mà ta yêu thương thường được ưu ái hơn trong những cảm nhận, dẫu đi xa đến những miền tươi đẹp, trù phú hơn nhưng trong tâm thức mỗi người thì quê hương vẫn là nơi đẹp đẽ nhất, đẹp bởi chính tình yêu, sự gắn bó, và đẹp bởi nơi đó ta có người yêu thương.

Đối với tôi cũng vậy, quê hương mình luôn là bức tranh tươi đẹp nhất mà tôi luôn muốn cất giữ, bảo vệ. Quê tôi chỉ là một làng quê nghèo làm nghề nông nghiệp, tuy còn nghèo nhưng con người luôn có ý thức đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau. Và khung cảnh thân thương, đó là một nơi vô cùng tươi đẹp, bởi ở đó có sự hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người, đặc biệt vào những ngày xuân, khung cảnh ấy như tươi mới hơn, nhựa sống tràn trề qua mỗi cảnh vật.

Khung cảnh làng quê khi xuân về cũng như khoác lên mình một chiếc áo mới đầy rực rỡ, những cây cổ thụ đầu làng tôi không còn trơ trụi lá như như tiết trời vào đông nữa. Trên những cành cây xa nảy ra mầm sống, sắc xanh bao trùm không gian của làng quê khiến cho khung cảnh tươi mới, rực rỡ. 

Những khóm hoa ven nhà cũng bắt đầu trổ hoa, những bông hoa khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời càng điểm tô thêm không khí đầy náo nức, vui tươi của ngày xuân. Đó là những đóa hoa hồng, hoa cúc, hoa đào đỏ thắm…tất cả như gọi mùa xuân về cho xóm làng. Mùa xuân cũng là mùa trồng cây, tại sân vận động của làng em đang diễn ra hoạt động trồng cây theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. 

Trồng cây nhằm làm cho không khí trong ngôi làng trở nên trong xanh, tươi mát hơn. Mặt khác, sân vận động là nơi tổ chức và diễn ra các hội diễn thể dục thể thao, bởi vậy trồng cây còn tạo ra bóng mát. Sở dĩ địa phương em trồng cây vào mùa xuân bởi mùa xuân chính là mùa sinh trưởng của cây cối, vạn vật, đây là thời điểm thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cối.

Mùa xuân cũng náo nức, vui tươi hơn bởi chính con người quê hương em, cảnh vật tràn trề nhựa sống như thổi vào mỗi con người dân quê những luồng sức sống mạnh mẽ, căng tràn. Mọi người đều vui mừng hân hoan trước không khí của mùa xuân. Viết về mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Bính cũng có những câu thơ rất hay và ý nghĩa như sau:

“Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười”

Mùa xuân không chỉ làm cho cảnh vật trở nên tươi đẹp, rực rỡ hơn mà còn đốt lên một ngọn lửa sống mãnh liệt trong tâm hồn những người dân quê chúng em. Theo quan niệm của người dân quê em thì mùa xuân là mùa của sự sống sinh trưởng, mùa của những niềm vui tươi và là mùa của hạnh phúc xum họp. 

Dẫu có làm ăn xa thì vào mùa xuân, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán thì người dân đều trở về quê ăn tết cùng gia đình, cùng những người thân yêu đón một năm mới an lành, hạnh phúc. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng đã nói về nỗi xúc động cả những con người xa quê trong bài thơ của mình như:

“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Cảnh trí bâng khuâng chợt nhớ làng
Chị ất, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng trắng chang chang”

Mùa xuân trên quê hương em rất đẹp, không chỉ đẹp ở cảnh sắc, vạn vật mà đây cũng là thời điểm lòng người vui tươi, rộn rã nhất. Đón mùa xuân trên chính quê hương mình là điều vô cùng tuyệt diệu.

30 tháng 7 2018

Sau trận mưa rào, cả đất trời đều đổi thay. Gió thổi lao xao. Hàng bạch đàn reo. Cây đa cổ thụ xòe tán, lá xanh biếc ngời ngời. Bầu trời mênh mông, bao la.

Đẹp nhất là đồng quê. Một màu xanh ngọt ngào dâng lên. Lúa con gái xanh mướt như nhung. Làn gió xuân lướt qua. lúa nhấp nhô lượn sóng kéo dài đến chân trời xa. Hàng trăm cánh én biếc chao đi chao lại như đưa thoi. Cò trắng từng đôi, từng đôi xòe cánh, hoặc bay lên, hoặc đậu xuống nhịp nhàng.

Ba, bốn con trâu, con nghé hiền lành gặm cỏ ven đê, cỏ xanh mượt mà bờ kênh, bờ máng. Nước trong vắt từ các dòng kênh tuôn về cánh đồng màu xa xa. Mía, ngô, khoai xanh biếc một màu, vươn lên phơi phới. Lúa dự, lúa tám thơm, lúa giống mới, lúa nếp cái hoa vàng... tỏa hương lâng lâng trong làn nắng mới.

Đồng quê bát ngát một màu xanh no ấm, thanh bình. Nón trắng nhấp nhô. Tiếng hát ngọt ngào từ xa đưa lại. Trên đường đi học, em đứng dừng lại, bồi hồi lắng nghe..

30 tháng 7 2018

Các bạn đừng chép mạng nha.

1 + 2 + 3 + 4 = 10

Kết bạn nhé

30 tháng 7 2018

1+2+3+4=10

k mk nha

30 tháng 7 2018

Tìm và phân loại từ đơn và từ phức trong bài " Con rồng cháu tiên "

30 tháng 7 2018

Tác Dụng : là Nhấn mạnh tiếng gà trống

30 tháng 7 2018

 Điệp ngữ ''nghe'' cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ:

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
_ Điệp ngữ ''tiếng gà trưa'' mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm
_ điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất:
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác

30 tháng 7 2018

2.

 Tiếng đàn

Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.

30 tháng 7 2018

may be i don't know

30 tháng 7 2018

yoo anna me too

a ) Tuy thành Dù

b ) Khi thành Lúc

c ) làm thành dùng

d ) khi thành lúc

30 tháng 7 2018

a. Tuy => Dù

b. Khi => lúc

c. làm => Dùng

d. Khi => lúc