K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5

Nhưng cả năm hsk mà vẫn không được giấy khen ạ?

NV
6 tháng 5

a. Sai

ĐKXĐ: \(n\ge3\) (\(A_n^k\) thì \(n\ge k\), mà k lớn nhất trong ba số  là 3)

b. Sai (câu này coi chừng bị lừa)

\(\dfrac{1}{A_n^2}+\dfrac{1}{A_n^3}\ge\dfrac{1}{C_{n+1}^2}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{\left(n-2\right)!}{n!}+\dfrac{\left(n-3\right)!}{n!}\ge\dfrac{2.\left(n-1\right)!}{\left(n+1\right)!}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{1}{n\left(n-1\right)}+\dfrac{1}{n\left(n-1\right)\left(n-2\right)}\ge\dfrac{2}{\left(n+1\right).n}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{1}{n-1}+\dfrac{1}{\left(n-1\right)\left(n-2\right)}\ge\dfrac{2}{n+1}\)

\(\Leftrightarrow\left(n+1\right)\left(n-2\right)+n+1\ge2\left(n-1\right)\left(n-2\right)\)

\(\Leftrightarrow n^2-6n+5\le0\)

\(\Leftrightarrow1\le n\le5\)

Kết hợp ĐKXĐ \(\Rightarrow3\le n\le5\)  (chỗ này quên kết hợp ĐKXĐ là sẽ chọn sai đáp án) (1)

c. Sai

Từ (1) và n là số tự nhiên \(\Rightarrow n=\left\{3;4;5\right\}\) có 3 nghiệm

d.

\(x^3-12x^2+47x-60=0\Rightarrow x=\left\{3;4;5\right\}\)

Đúng là chung tập nghiệm, nhưng 1 cái biến n 1 cái biến x cứ cấn cấn.

6 tháng 5

=)) Anh hài ghê

Anh nghỉ sớm nhá anh! Em chúc anh ngủ ngon ạ! < 3   💕

NV
5 tháng 5

Do số đó chia hết cho 2 nên nó là số chẵn

Gọi số đó là \(\overline{abcd}\Rightarrow d\) chẵn

TH1: \(d=0\Rightarrow\) a có 7 cách chọn (khác 0), b có 6 cách (khác a;d), c có 5 cách (khác a;b;d)

\(\Rightarrow7.6.5=210\) số

TH2: \(d\ne0\Rightarrow d\) có 3 cách chọn (từ 2,4,6)

a có 6 cách chọn (khác 0 và d), b có 6 cách (khác a,d), c có 5 cách (khác a,b,d)

\(\Rightarrow3.6.6.5=540\) số

Vậy có \(210+540=750\) số thỏa mãn

5 tháng 5

Giúp em với thầy 

 

NV
6 tháng 5

Gọi đường tròn (C) có tâm \(I\left(a;b\right)\) bán kính R

(C) tiếp xúc 2 trục tọa độ \(\Rightarrow d\left(I;Ox\right)=d\left(I;Oy\right)\Rightarrow\left|a\right|=\left|b\right|=R\)

Do (C) qua A nên \(IA=R\)

TH1: \(a=b\Rightarrow I\left(a;a\right)\Rightarrow\overrightarrow{AI}=\left(a-2;a+1\right)\)

\(IA=R\Rightarrow\sqrt{\left(a-2\right)^2+\left(a+1\right)^2}=\left|a\right|\)

\(\Leftrightarrow2a^2-2a+5=a^2\)

\(\Leftrightarrow a^2-2a+5=0\) (vô nghiệm)

TH2: \(b=-a\Rightarrow I\left(a;-a\right)\Rightarrow\overrightarrow{AI}=\left(a-2;-a+1\right)\)

\(IA=R\Rightarrow\sqrt{\left(a-2\right)^2+\left(-a+1\right)^2}=\left|a\right|\)

\(\Leftrightarrow2a^2-6a+5=a^2\)

\(\Leftrightarrow a^2-6a+5=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}a=1\Rightarrow b=-1\\a=5\Rightarrow b=-5\end{matrix}\right.\)

Có 2 đường tròn thỏa mãn:

\(\left[{}\begin{matrix}\left(x-1\right)^2+\left(y+1\right)^2=1\\\left(x-5\right)^2+\left(y+5\right)^2=25\end{matrix}\right.\)

Có lẽ em ghi thiếu đề (để loại bớt 1 nghiệm) nên cả 2 trường hợp đều sai, điểm N(1;0) thuộc đường tròn thứ nhất nhưng ko thuộc đường tròn thứ 2

Còn điểm M(1;1) thì ko thuộc cả 2 đường tròn

5 tháng 5

4

-

52

 

5 tháng 5

 Ta có \(\left|\Omega\right|=C^5_{52}\)

 Gọi A là biến cố: "Có ít nhất 1 quân át." Khi đó xét biến cố \(\overline{A}:\) "Không có 1 quân át nào."

 Khi đó \(\left|\overline{A}\right|=C^5_{48}\) \(\Rightarrow P\left(\overline{A}\right)=\dfrac{C^5_{48}}{C^5_{52}}\) \(\Rightarrow P\left(A\right)=1-\dfrac{C^5_{48}}{C^5_{52}}\)

NV
4 tháng 5

a.

B là giao điểm của BC và đường cao kẻ từ B nên tọa độ là nghiệm:

\(\left\{{}\begin{matrix}7x+5y-8=0\\9x-3y-4=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{2}{3}\\y=\dfrac{2}{3}\\\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow B\left(\dfrac{2}{3};\dfrac{2}{3}\right)\) (đúng)

b.

C là giao điểm BC và đường cao kẻ từ C nên tọa độ là nghiệm:

\(\left\{{}\begin{matrix}7x+5y-8=0\\x+y-2=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=-1\\y=3\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow C\left(-1;3\right)\) (đúng)

c. 

Gọi H là trực tâm tam giác \(\Rightarrow H\) là giao điểm 2 đường cao kẻ từ B và C, tọa độ H là nghiệm:

\(\left\{{}\begin{matrix}9x-3y-4=0\\x+y-2=0\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow H\left(\dfrac{5}{6};\dfrac{7}{6}\right)\)

Đường cao kẻ từ A đi qua H và vuông góc BC nên nhận \(\left(5;-7\right)\) là 1 vtpt

Phương trình:

\(5\left(x-\dfrac{5}{6}\right)-7\left(y-\dfrac{7}{6}\right)=0\Leftrightarrow5x-7y+4=0\) (sai)

NV
4 tháng 5

TH1: chỉ có mặt 3 chữ số 0,3,4

- Chữ số 0 lặp 3 lần: chọn 3 vị trí cho số 0 có \(C_4^3\) cách, xếp 2 chữ số còn lại có 2 cách \(\Rightarrow2.C_4^3\) số

- Chữ số 3 hoặc 4 lặp 3 lần: chọn vị trí cho số 0 có 4 cách, chọn 3 vị trí cho số lặp 2 lần có \(C_4^3\) cách, còn 1 vị trí cho số còn lại \(\Rightarrow2.4.C_4^3\) số

- Chữ số 0 và 3 lặp 2 lần, hoặc 0 và 4 lặp 2 lần: chọn 2 vị trí cho số 0 có \(C_4^2\) cách, chọn vị trí cho 2 số 3 (hoặc 4) có \(C_3^2\) cách \(\Rightarrow2.C_4^2.C_3^2\) số

- Chữ số 3 và 4 lặp 2 lần: chọn vị trí cho số 0 có 4 cách, chọn 2 vị trí cho số 3 có \(C_4^2\) cách, chọn 2 vị trí cho số 4 có \(C_2^2=1\) cách \(\Rightarrow4.C_4^2\) số

TH2: số đã cho có mặt 4 chữ số khác nhau.

Chọn 1 chữ số nữa (từ 1;2;5;6;7;8;9) có 7 cách

- Số 0 lặp 2 lần: chọn 2 vị trí cho số 0 có \(C_4^2\) cách, xếp 3 chữ số còn lại có \(3!\) cách \(\Rightarrow7.C_4^2.3!\) số

- Số 0 có mặt 1 lần: chọn số lặp 2 lần có 3 cách, chọn vị trí cho số 0 có 4 cách, chọn 2 vị trí cho số lặp có \(C_4^2\) cách, hoán vị 2 chữ số còn lại có \(2!\) cách \(\Rightarrow7.3.4.C_4^2.2!\) số

TH3: số đã cho có mặt 5 chữ số khác nhau: chọn 2 chữ số nữa có \(C_7^2\) cách

Hoán vị 5 chữ số: \(5!-4!\) cách \(\Rightarrow C_7^2.\left(5!-4!\right)\) số

Cộng các trường hợp lại được kết quả

NV
4 tháng 5

Xếp 2 người Việt cạnh nhau: 2 cách

Xếp 3 người Pháp cạnh nhau: \(3!=6\) cách

Với người Nhật, có 2 trường hợp thỏa mãn:

TH1: 4 người Nhật ngồi cạnh nhau: có \(4!\) cách

Hoán vị bộ Nhật - Pháp - Việt có \(3!\) cách

TH2: 4 người Nhật chia làm 2 cặp và 2 cặp này ko ngồi cạnh nhau

Chia 4 người Nhật làm 2 cặp: \(A_4^2.A_2^2=24\) cách (đã xếp thứ tự)

Xếp 2 nhóm Việt và Pháp: \(2!=2\) cách

2 nhóm Việt - Pháp tạo ra 3 khe trống, xếp 2 nhóm người Nhật vào 3 khe trống: \(C_3^2=3\) cách

\(\Rightarrow2.6.\left(4!.3!+24.2.3\right)=3456\) cách

NV
4 tháng 5

Điều này tương đương ko có cạnh nào của lục giác được tạo ra từ 2 đỉnh liền nhau của đa giác

Chọn 1 đỉnh \(A_1\) có 108 cách

Chọn 5 đỉnh còn lại \(A_2A_3A_4A_5A_6\) sao cho giữa \(A_1A_2\) có \(x_1\) đỉnh, giữa \(A_2A_3\) có \(x_2\) đỉnh, ..., giữa \(A_6A_1\) có \(x_6\) đỉnh với \(x_1;x_2;...;x_6\) là các số nguyên dương

\(\Rightarrow x_1+x_2+x_3+x_4+x_5+x_6=108-6=102\)

Theo nguyên lý chia kẹo Euler, pt trên có \(C_{101}^5\) bộ nghiệm nguyên dương

\(\Rightarrow\dfrac{108.C_{101}^5}{6}\) lục giác thỏa mãn

NV
4 tháng 5

Không gian mẫu: \(C_{2n}^3\)

Đa giác đều 2n đỉnh có n đường chéo đi qua tâm O

Chọn 1 đường chéo có n cách

Chọn 1 điểm kết hợp với đường chéo tạo thành tam giác vuông (nội tiếp chắn nửa đường tròn): có \(2n-2\) cách

\(\Rightarrow n\left(2n-2\right)\) tam giác vuông

Xác suất: \(P=\dfrac{n\left(2n-2\right)}{C_{2n}^3}=\dfrac{1}{13}\Rightarrow26n\left(n-1\right)=C_{2n}^3\)

\(\Rightarrow26n\left(n-1\right)=\dfrac{n.\left(2n-1\right)\left(2n-2\right)}{3}\)

\(\Rightarrow n^2-21n+20=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}n=1\left(loại\right)\\n=20\end{matrix}\right.\)