điểm khác biệt của các vị vua thời mô-gôn với các vị vua vương triều hồi giáo đe-li là gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
@Duy Nguyễn Văn Duy sai rồi bạn ơi , pháp nước đó ở gần đức mà .
Trong nước, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi cách thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra 3 nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế, Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu… Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre,… Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công (1858 – 1945), nhân dân Việt Nam tập trung thực hiện nhiệm vụ chính là đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và bảo vệ nền văn hóa, bản sắc dân tộc. Cụ thể, các nhiệm vụ chính của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn này là:
1. Chống lại ách thống trị của thực dân Pháp-
Kháng chiến vũ trang: Nhân dân Việt Nam đã tiến hành các cuộc khởi nghĩa, chiến đấu chống lại sự xâm lược và thống trị của thực dân Pháp. Các phong trào nổi bật như khởi nghĩa của anh hùng dân tộc như Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Phan Đình Phùng, và các cuộc đấu tranh như phong trào Cần Vương (1885) hay khởi nghĩa Yên Thế (1884–1913).
-
Kháng chiến của các tầng lớp nhân dân: Dù thất bại, các cuộc khởi nghĩa này phản ánh sự không chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp và sự quyết tâm bảo vệ độc lập của dân tộc.
-
Tư tưởng cứu nước: Các nhà yêu nước, trí thức như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học đã tìm ra các con đường khác nhau để giải quyết vấn đề độc lập dân tộc, từ việc vận động cải cách theo mô hình phương Tây (Phan Châu Trinh) đến việc ủng hộ bạo động cách mạng (Phan Bội Châu).
-
Hình thành các tổ chức cách mạng: Các tổ chức cách mạng như Hội Duy Tân (1904), Việt Nam Quang Phục Hội (1904), Đông Du (1905) và các tổ chức sau này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào yêu nước, chống Pháp.
-
Phong trào công nhân: Đầu thế kỷ XX, khi các xí nghiệp và đồn điền phát triển, giai cấp công nhân Việt Nam đã ra đời và bắt đầu đấu tranh đòi quyền lợi như cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm. Các cuộc đấu tranh như cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (1930) là những bước đi quan trọng trong phong trào công nhân.
-
Phong trào nông dân: Những cuộc khởi nghĩa của nông dân, như phong trào nông dân Nghệ An, Hà Tĩnh (1930), là một phần của phong trào chống thực dân Pháp và đòi quyền lợi cho người nông dân bị bóc lột nặng nề.
- Hình thành các tổ chức yêu nước rộng rãi: Nhiều tổ chức chính trị, xã hội đã ra đời với mục đích đoàn kết lực lượng yêu nước, đấu tranh giành độc lập, như Đảng Cộng sản Đông Dương (1930) do Hồ Chí Minh sáng lập, tiếp nối tư tưởng của các tổ chức trước đó như Việt Nam Quốc Dân Đảng, các nhóm trí thức yêu nước.
- Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Từ khi Đảng Cộng sản ra đời (1930), dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng Việt Nam đã đi theo con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản chủ trương khởi xướng và tổ chức các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng một đất nước độc lập, tự do, dân chủ.
- Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng đã phát triển mạnh mẽ, kết hợp với sự sụp đổ của thực dân Pháp và Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhân dân Việt Nam đã thực hiện Cách mạng Tháng Tám 1945, giành lại độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Trong suốt giai đoạn từ khi thực dân Pháp xâm lược đến Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân Việt Nam chủ yếu tập trung vào đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ quyền lợi cho người dân và khôi phục nền văn hóa dân tộc, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
**Tham khảo**
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập:
+ Tín ngưỡng:
Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần sông Nin, thần Mặt trời…).Tin vào sự bất tử của linh hồn (cho rằng sau khi chết, linh hồn có thể trở lại thể xác để hồi sinh => có tục ướp xác).
+ Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.
+ Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
+ Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Lưỡng Hà:
+ Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).
+ Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.
+ Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
+ Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon…
**Tham khảo**
Đời sống vật chất:
- Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất
- Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.
- Biết trồng trọt, chăn nuôi.
Tổ chức xã hội:
- Sống thành từng nhóm, cùng huyết thống. Định cư lâu dài ở một nơi. tôn người mẹ lớn tuổi lên đứng đầu. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.
Đời sống tinh thần:
- Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.
xây dựng và củng cố Ấn Độ theo hướng "Ấn Độ hóa"
Khác nhau:
* Thời gian tồn tại:
- Vương triều hồi giáo Đê-li: 1206 -1526
- Vương triều Mô-gôn: 1526 - 1707
* Sự thành lập:
- Vương triều hồi giáo Đê-li: Người Hồi giáo gốc Trung Á chinh phục các tiểu quốc Ấn - lập nên Vương triều Hồi giáo đóng đô ở Đêli
- Vương triều Mô-gôn: Một bộ phận dân Trung Á cũng theo đạo Hồi tấn công Ấn Độ - lập nên vương triều Mô-gôn
* Chính sách thống trị:
- Vương triều hồi giáo Đê-li:
+ Thực hiện chính sách kì thị tôn giáo
+ Tác động: mâu thuẫn dân tộc sâu sắc
+ Áp đặt hồi giáo
+ Giành quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại
+ Áp dụng "thuế ngoại đạo"
- Vương triều Mô-gôn:
+ Thực hiện chính sách hòa đồng tôn giáo
+ Tác động: ổn định xã hội, phát triển đất nước
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc
+ Xây dựng chính quyền mạnh mẽ dựa trên cơ sở lên kết, không phân biệt nguồn gốc quan lại
+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lý
+ Thống nhất hệ thống cân đong và đo lường
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật