K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2024

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm công nghệ từ rất sớm như: Ipad, Smartphone, tivi, máy tính, ...  Trên thực tế, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp những trẻ nhỏ đã sử dụng thành thạo iphone, ipad, ... ngoan ngoãn ngồi chơi hàng tiếng đồng hồ không làm phiền bố mẹ. Một câu hỏi được đặt ra đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh: "Trẻ em tiếp xúc với công nghệ: Nên hay Không nên?". Hãy cùng trao đổi với tôi để tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trên nhé!

Thứ nhất, chúng ta hãy cùng bàn đến lợi ích và tác hại của các thiết bị công nghệ: 

1. Lợi ích

Công nghệ ngày nay tiến bộ rất nhiều xuất phát từ những thành công trong nghiên cứu khoa học – kỹ thuật giúp cho các thế hệ trẻ ngày một tiếp cận với những thành tựu công nghệ.

Những sản phẩm công nghệ cao ngày nay như smartphone, laptop thế hệ mới với nhiều tính năng vượt trội, các nguồn thông tin, các kiến thức từ các trang web công nghệ trên Internet, …luôn tạo ra sự phấn khích tò mò cho trẻ, từ đó làm tiền đề cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn cho trẻ trong quá trình học tập. Vì thế mà hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị công nghệ với những ứng dụng học tập bổ ích và thú vị giúp trẻ tiếp thu bài một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều trường tiểu học và mầm non trên thế giới đã sử dụng iPad như một phần của chương trình giảng dạy, tạo điều kiện để học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn. Do vậy, công nghệ phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả của ngành giáo dục hơn.

2. Tác hại

- Ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách: 

Các bé thường hay bị thu hút sự chú ý bởi các thiết bị công nghệ nên cha mẹ Việt thường hay có thói quen cho con cái sử dụng máy tính, điện thoại hoặc ipad để con đỡ đòi hỏi và ngoan ngoãn nghe lời hơn. Thế nhưng, việc này lại gây ảnh hưởng xấu cho bé vì mỗi lần các con "ăn vạ" thì mẹ lại lấy smartphone để dỗ dành con. Khi đó trẻ sẽ sinh ra tâm lí thích đòi hỏi và các con sẽ luôn nghĩ rằng chỉ cần cứ giận dữ là bố mẹ sẽ cho sử dụng điện thoại. 

 Bên cạnh đó, nếu bố mẹ cho con dùng đồ công nghệ quá thường xuyên sẽ khiến bé sinh ra một tâm lí “gây nghiện” khó bỏ.  Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều trò chơi bạo lực, nội dung thiếu lành mạnh cho trẻ tính cách nóng nảy và khiến các bé dễ dàng bắt chước theo, ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của bé.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe:

Khi trẻ dành nhiều thời gian chơi video game, sử dụng máy tính liên tục, không vận động thể thao sẽ dẫn đến tình trạng:

+ Ngày càng lì hơn khi ngồi hàng giờ trước các sản phẩm công nghệ

+ Giảm khả năng linh hoạt của tay: bé sẽ chỉ tập trung vào ngón trỏ và cái để lướt web, do vậy mà các ngón khác sẽ không hoạt động đều 

+ Nguy cơ béo phì, khó ngủ, trầm cảm sẽ ngày càng tăng cao hơn do ngồi lì một chỗ, lười vận động, sức khỏe của bé sẽ bị giảm sút một cách nhanh chóng.

+ Giảm thị lực khi trẻ xem phim, chơi điện tử trên điện thoại, ipad…

- Ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ:

Việc phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị công nghệ sẽ khiến trẻ không dành thời gian trò chuyện, tương tác với mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến việc bé ngại giao tiếp, thiếu tự tin, phản xạ kém, khó khăn trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp thông thường.

Thứ hai, chúng ta hãy cùng đưa ra các giải pháp khắc phục:  

Công nghệ đã cung cấp nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng công nghệ mang lại một số tiêu cực không mong muốn mà chính người lớn chúng ta cần giám sát, giải thích cặn kẽ để giúp trẻ có cái nhìn tốt hơn và định hướng tới những mặt tốt hơn trong cuộc sống.

1. Cần xác định được thời gian cho trẻ dùng thiết bị công nghệ mỗi ngày: Một ngày không quá 2 tiếng. Bên cạnh đó, cần phân bổ thời gian hợp lý đến giấc ngủ, các hoạt động học tập, ăn uống và tập thể dục…của trẻ!

2. Đừng cấm mà hãy đưa ra những lựa chọn: Hãy cho trẻ xem nhưng sau đó bạn có thể cho trẻ đi chơi thể thao, chơi đồ chơi thông minh, đọc sách …và chính những niềm vui đó sẽ cho bé thấy được niềm đam mê khác để có thể thay thế được! 

3. Hãy thay đổi chính mình: Bố mẹ hãy là tấm gương cho con và từ đó trẻ sẽ luyện tập cho mình những thói quen tốt hơn khi ở cùng gia đình! Ngoài việc đi làm, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chơi cùng con, lắng nghe, chia sẻ, đưa con ra ngoài để tạo cơ hội khám phá thế giới xung quanh, biết thêm nhiều điều mới lạ, bổ ích giúp con giảm bớt thời gian sử dụng các sản phẩm công nghệ.  Bên cạnh việc phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các thiết bị công nghệ, thì việc đọc sách cùng con, hoặc giúp con tiếp cận với các sản phẩm đồ chơi thông minh cũng đang là sự lựa chọn của rất nhiều phụ huynh.

Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quát hơn trong việc cho con sử dụng các sản phẩm công nghệ để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục, phát triển thể chất, trí tuệ, tâm hồn của trẻ.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ của thầy cô và các bạn vấn đề khác mà mọi người quan tâm. 

 

11 tháng 9 2024

nhỏ N.P.Đ.phong chép mạng

19 tháng 6 2024

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

 

Một ngày hoà bình

Anh không về nữa.

 

Có một người lính

Chưa một lần yêu

Cà phê chưa uống

Còn mê thả diều

 

Một lần bom nổ

Khói đen rừng chiều

Anh thành ngọn lửa

Bạn bè mang theo

 

Mười, hai mươi năm

Anh không về nữa

Anh vẫn một mình

Trường Sơn núi cũ

 

Ba lô con cóc

Tấm áo màu xanh

Làn da sốt rét

Cái cười hiền lành

 

Anh ngồi lặng lẽ

Dưới cội mai vàng

Dài bao thương nhớ

Mùa xuân nhân gian

 

Anh ngồi rực rỡ

Màu hoa đại ngàn

Mắt như suối biếc

Vai đầy núi non...

 

Tuổi xuân đang độ

Ngày xuân ngọt lành

Theo chân người lính

Về từ núi xanh...

19 tháng 6 2024

TK:

Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Đồng Dao Mùa xuân là tình yêu Tổ quốc, quê hương, đất nước và con người.

19 tháng 6 2024

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là nhân vật người con.

Đối tượng trữ tình trong bài là nhân vật người mẹ.

- Chủ thể trữ tình là nhân vật thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm chính trong bài thơ. Đối tượng trữ tình là nhân vật được nhận tình cảm của chủ thể trữ tình.

 

19 tháng 6 2024

đưa bài thơ lên luôn nhe

19 tháng 6 2024

Olm chào em, Để học bài trên Olm em kết nối zalo với cô số 0385 168 017 để được hỗ trợ trực tiếp bằng video em nhé. 

Đọc văn bản sau                            KHI MẸ VẮNG NHÀ                                                                 Khi mẹ vắng nhà,  em luộc khoai    Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị gia gạo   Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm   Khi mẹ vắng nhà ,em nhổ cỏ vườn    Khi mẹ vắng nhà, em quen sân và quét cổng   Sớm  mẹ về thấy khoai đã chín   Buổi mẹ về...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau

 

                         KHI MẸ VẮNG NHÀ

 

                                                           

 

Khi mẹ vắng nhà,  em luộc khoai

 

 Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị gia gạo

 

Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

 

Khi mẹ vắng nhà ,em nhổ cỏ vườn 

 

Khi mẹ vắng nhà, em quen sân và quét cổng

 

Sớm  mẹ về thấy khoai đã chín

 

Buổi mẹ về gạo đã trắng tinh

 

Trưa em về cơm dẻo và ngôn

 

Chiều mẹ về cho đã quanh vườn

 

Tối mẹ về cổng nha sạch sẽ

 

Me bảo em Dạo này ngoan thế

 

Không mẹ ơi con đã ngoan đâu

 

Áo mẹ mua bạc màu 

 

Đầu em nắng cháy tóc 

 

Con chưa ngoan chưa ngoan

 

C1 : Những điệp ngữ nào nhằn nhấn mạnh ý cần diễn tả trong bài thơ ? Sự kết hợp của những điệp ngữ đó nêu bật được điều gì ?

 

C2 : Điệp ngữ nào trong bài nhằm gợi cảm xúc trong lòng người đọc?Hãy nêu cảm xúc của em khi đọc câu thơ có điệp ngữ đó? 

 

 

 

 

2
18 tháng 6 2024

Câu 1:

Trong bài thơ, những điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý cần diễn tả là "Khi mẹ vắng nhà, em..", "mẹ về".

Sự kết hợp của những điệp ngữ đó có tác dụng: tăng tính liên kết mạch lạc chặt chẽ cho cấu tứ câu thơ và ý diễn đạt của tác giả, nhằm nhấn mạnh thời gian khi mẹ vắng thì "em" rất siêng năng chăm chỉ làm việc đỡ đần mẹ việc nhà, từ đó nổi bật nội dung tình cảm nhà thơ truyền tải đến người đọc người nghe. Đồng thời tăng giá trị gợi hình, giá trị nội dung, giá trị hình thức nghệ thuật của nội dung bài thơ, hấp dẫn hơn, hay hơn.

Câu 2:

Điệp ngữ trong bài gợi cảm xúc trong lòng người đọc là "khi mẹ vắng nhà, em.." Cảm xúc của em khi đọc câu thơ có điệp ngữ đó là cảm động sâu sắc sự chăm ngoan, siêng năng của nhân vật "em" khi mẹ vắng nhà, tình cảm yêu thương mẹ của nhân vật, đó là tấm gương sáng để bản thân em học tập noi theo.

18 tháng 6 2024

ngon

 

16 tháng 6 2024

Không phải đi theo số đông lúc nào cũng là đúng, không phải đi ngược số đông thì sai. Trong cuộc sống, con người ta cần nhiều hơn tư duy đột phá, lòng can đảm, dám thử thách chính mình, không e ngại núi cao biển sâu. Khi con người ta dám xông pha với những điều mình chưa từng được trải nghiệm, khi con người ta dám kề cận đối mặt với cái chết vì một lý tưởng vĩ đại, khi con người ta không sợ hãi trước những áp lực hay vấp ngã. Ấy là biểu hiện của lòng dũng cảm. Thế nhưng sự dũng cảm còn được thể hiện ở suy nghĩ: một tư duy đột phá. Ví như chúng ta không giải quyết vấn đề bằng những phương pháp truyền thống thường sử dụng nữa, bản thân có lối nghĩ khác tốt hơn hiệu quả hơn và dám trình bày ý kiến của mình. Đó là định nghĩa của tư duy đột phá. Đôi lúc, đó là điều tốt mà chúng ta nên có, bởi thế xã hội mới càng hiện đại văn minh và phát triển hơn. Thực tế, những thành công về tiến bộ kĩ thuật mới đều nhờ có những con người dũng cảm kiên trì mang trong mình lối tư duy đột phá. Tư duy đột phá, hay còn là một góc nhìn đa chiều, khác biệt so với đại đa số mọi người. Ralph Waldo Emerson từng phát biểu: "Đừng đi theo lối mòn, hãy đi theo nơi không có đường mòn và để lại dấu vết." Thực như thế, dẫu có thể nơi không có đường mòn ấy là ẩn chứa vô vàn hiểm nguy, đó là lòng dũng cảm. Sống một cuộc đời thật ý nghĩa là không bao giờ ngừng phát triển năng lực, tư duy, khả năng của bản thân và không ngại trải nghiệm, đối mặt với những điều mới lạ nhiều rủi ro. Khép lại, em nghĩ rằng bản thân mình hiện tại và tương lai cần có tư duy đột phá để rèn luyện lòng dũng cảm.

TLam

16 tháng 6 2024

 

"Trái tim của chúng ta không chỉ là một cơ quan vật lý, mà còn là trung tâm của tâm hồn và cảm xúc. Nó đập liên tục, mang theo nhịp sống và hy vọng. Nuôi dưỡng trái tim ấm áp không chỉ là việc duy trì sức khỏe vật lý, mà còn là việc chăm sóc tâm hồn.

Khi ta nuôi dưỡng trái tim ấm áp, ta tạo ra một không gian cho tình thương, lòng nhân ái và sự kết nối. Đó là sự khả năng cảm nhận và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, và tình yêu với những người xung quanh. Trái tim ấm áp là nguồn động viên, giúp ta vượt qua khó khăn và thách thức trong cuộc sống.

Hãy dành thời gian để nghe trái tim mình, để cảm nhận những rung động và cảm xúc. Hãy trao đi những nụ cười, những lời chia sẻ, và những hành động nhỏ thể hiện tình thương. Và hãy nhớ rằng, trái tim ấm áp không chỉ là của riêng mình, mà còn là của tất cả mọi người."

 

13 tháng 6 2024

Chỉ có nấm mốc thôi

13 tháng 6 2024

chỉ có mốc và nấm mốc thôi

còn con mốc là tên của 1 cuốn sách nói mà

9 tháng 6 2024

Ok

9 tháng 6 2024

hiện tượng ô nhiễm ngày càng nhiều hơn.Vì vậy cần không xả rác bừa bãi ,...

I. Mở bài: •Giới thiệu ý kiến (0.5 điểm) •Quan điểm của em về ý kiến (đồng tình hay phản đối) (0.5 điểm) II. Thân bài (8 điểm) (nhiều đoạn, có từ ngữ để nối các lí lẽ: trước hết, bên cạnh đó, ngoài ra...;) - Đoạn 1: Giải thích : Trí tuệ là gì? Thời đại thông tin là gì? - Đoạn 2, 3 Bàn luận về vai trò của trí tuệ con người trong thời đại thông tin (lí lẽ và bằng chứng) +...
Đọc tiếp

I. Mở bài: •Giới thiệu ý kiến (0.5 điểm) •Quan điểm của em về ý kiến (đồng tình hay phản đối) (0.5 điểm) II. Thân bài (8 điểm) (nhiều đoạn, có từ ngữ để nối các lí lẽ: trước hết, bên cạnh đó, ngoài ra...;) - Đoạn 1: Giải thích : Trí tuệ là gì? Thời đại thông tin là gì? - Đoạn 2, 3 Bàn luận về vai trò của trí tuệ con người trong thời đại thông tin (lí lẽ và bằng chứng) + (Trước hết) Con người là người sáng tạo, lập trình ra máy móc, vận hành và bảo trì máy móc, các thiết bị điện tử, các phần mềm... + (Ngoài ra Bên cạnh đó...) Có những thứ máy móc, phần mềm không thể thay thế cho con người. - Đoạn 4. Bàn luận mở rộng: Tuy nhiên, nếu con người không nỗ lực thì một số công việc sẽ bị thay thế bởi máy móc., dẫn đến .... Đoạn 5: Liên hệ bản thân, rút ra bài học Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề (1 điểm)

0