K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1) (Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))       Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1)

(Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))

      Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà(2) tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri(3) tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt(4) tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung(5) tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng tất thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

      Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm(6) trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế.

      Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng.

      Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bực quân tử, ai muốn đi chơi ta đều cho tự tiến. Xưa kia Mạo Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyên quân(7), Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn công(8), nào có câu nệ ở tiểu tiết đâu?

      Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao”(9) làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.

(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

CHÚ THÍCH

(1) Chiếu cầu hiền tài: Theo Toàn thư và Cương mục thì tờ chiếu này ban bố vào khoảng tháng 6 năm Kỷ dậu (1429). Trong buổi đầu xây dựng nhà nước phong kiến, Lê Lợi một mặt phát triển chế độ khoa cử làm phương thức đào tạo quan lại chủ yếu, nhưng mặt khác vẫn sử dụng rộng rãi chế độ tiến cử, “cầu hiền” để kén chọn thêm quan lại.

(2), (3) Tiêu Hà, Nguy Vô Tri: Quan nhà Hán.

(4), (5) Địch Nhân Kiệt, Tiêu Tung: Quan nhà Đường.

(6) Tam phẩm: Trong chế độ phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, phẩm cấp quan lại chia làm 9 bậc, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm. Quan lại từ tam phẩm trở lên là quan lại cao cấp.

(7) Bình Nguyên quân: Mao Toại là thực khách của Bình Nguyên quân nước Triệu thời Chiến quốc.

(8) Tề Hoàn công: Ninh Thích là người nước Vệ thời Xuân Thu.

(9) "Đem ngọc bán rao" (Huyễn ngọc cầu dụ): Ý nói tự đem khoe tài mình để cầu tiến dụng.

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài.

Câu 2 (0.5 điểm): Chủ thể bài viết là ai?

Câu 3 (1.0 điểm): Mục đích chính của văn bản trên là gì?  Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm): Theo văn bản, khi có được nước rồi, việc đầu tiên vua cần làm là chọn người hiền tài về giúp cho đất nước. Để minh chứng cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra dẫn chứng nào? Nhận xét cách nêu dẫn chứng của người viết.

Câu 5 (1.0 điểm): Thông qua văn bản trên, hãy nhận xét về phẩm chất của chủ thể bài viết.

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1) (Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))       Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1)

(Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))

      Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà(2) tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri(3) tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt(4) tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung(5) tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng tất thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

      Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm(6) trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế.

      Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng.

      Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bực quân tử, ai muốn đi chơi ta đều cho tự tiến. Xưa kia Mạo Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyên quân(7), Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn công(8), nào có câu nệ ở tiểu tiết đâu?

      Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao”(9) làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.

(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

CHÚ THÍCH

(1) Chiếu cầu hiền tài: Theo Toàn thư và Cương mục thì tờ chiếu này ban bố vào khoảng tháng 6 năm Kỷ dậu (1429). Trong buổi đầu xây dựng nhà nước phong kiến, Lê Lợi một mặt phát triển chế độ khoa cử làm phương thức đào tạo quan lại chủ yếu, nhưng mặt khác vẫn sử dụng rộng rãi chế độ tiến cử, “cầu hiền” để kén chọn thêm quan lại.

(2), (3) Tiêu Hà, Nguy Vô Tri: Quan nhà Hán.

(4), (5) Địch Nhân Kiệt, Tiêu Tung: Quan nhà Đường.

(6) Tam phẩm: Trong chế độ phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, phẩm cấp quan lại chia làm 9 bậc, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm. Quan lại từ tam phẩm trở lên là quan lại cao cấp.

(7) Bình Nguyên quân: Mao Toại là thực khách của Bình Nguyên quân nước Triệu thời Chiến quốc.

(8) Tề Hoàn công: Ninh Thích là người nước Vệ thời Xuân Thu.

(9) "Đem ngọc bán rao" (Huyễn ngọc cầu dụ): Ý nói tự đem khoe tài mình để cầu tiến dụng.

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài.

Câu 2 (0.5 điểm): Chủ thể bài viết là ai?

Câu 3 (1.0 điểm): Mục đích chính của văn bản trên là gì?  Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm): Theo văn bản, khi có được nước rồi, việc đầu tiên vua cần làm là chọn người hiền tài về giúp cho đất nước. Để minh chứng cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra dẫn chứng nào? Nhận xét cách nêu dẫn chứng của người viết.

Câu 5 (1.0 điểm): Thông qua văn bản trên, hãy nhận xét về phẩm chất của chủ thể bài viết.

0
Câu 1 (2.0 điểm):           Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích đoạn thơ sau để thấy sự biến đổi của quê hương trước và sau chiến tranh.                        BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG                        Bên kia sông Đuống                        Quê hương ta lúa nếp thơm nồng                        Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong                  ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2.0 điểm):

          Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích đoạn thơ sau để thấy sự biến đổi của quê hương trước và sau chiến tranh.

                       BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG

                       Bên kia sông Đuống

                       Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

                       Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

                       Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

                       Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

                       Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

                       Ruộng ta khô

                       Nhà ta cháy

                       Chó ngộ một đàn

                       Lưỡi dài lê sắc máu

                       Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

                       Mẹ con đàn lợn âm dương

                       Chia lìa trăm ngả

                       Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

                       Bây giờ tan tác về đâu?

(Hoàng Cầm)

Câu 2 (4.0 điểm):

          Viết một bài văn có dung lượng khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề con người nên biết yêu thương vạn vật.

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: NÊN BỊ GAI ĐÂM          (1) Núi lửa nào hay mình làm đau trái đất. Sóng thần nào hay mình làm đau những đại dương. Bão tố nào hay mình làm đau những cánh rừng. Đá ghềnh nào hay mình làm tổn thương những dòng suối. Mỏ neo níu giữ con thuyền đâu hay đã làm rách tướp những lòng sông.          (2) Trái rụng đâu hay mình làm đau lòng vườn....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NÊN BỊ GAI ĐÂM

         (1) Núi lửa nào hay mình làm đau trái đất. Sóng thần nào hay mình làm đau những đại dương. Bão tố nào hay mình làm đau những cánh rừng. Đá ghềnh nào hay mình làm tổn thương những dòng suối. Mỏ neo níu giữ con thuyền đâu hay đã làm rách tướp những lòng sông.

         (2) Trái rụng đâu hay mình làm đau lòng vườn. Nắng chói đâu hay mình làm đau những giọt sương đậu hờ trên mép lá. Bụi bay đâu hay mình làm đau những làn hương. Con ong đâu hay tiếng đập cánh vụng về làm giật mình nụ hoa út ít. Lá rơi nào hay mình làm tổn thương giấc mơ của cánh chuồn kim thiêm thiếp sau ngọn cỏ góc ao.

         (3) Tiếng chuông rền làm tổn thương hoàng hôn. Bước chân mau làm tổn thương những con đường. Gót giày khua làm tổn thương lối ngõ. Nếp áo nhàu làm tổn thương bao ấp iu của gió. Vệt lá lăn làm tổn thương thảm rêu nhung ẩm ướt bên thềm.

         (4) Ngòi bút sắc làm đau trang giấy. Nét mực hoen làm đau con chữ gầy. Câu thơ suông làm tổn thương ánh đèn tri kỉ. Giọng ca trơn làm tổn thương điệu nhạc say đắm. Ngón tay bấm bâng quơ làm tổn thương bao âm giai ẩn trong mỗi phím đàn.

         (5) Lần lỗi hẹn làm đau điểm hẹn. Cái bắt tay ơ hờ làm đau nhịp tim sâu. Nụ cười tắt mau làm tổn thương những thắc thỏm mong cầu. Tiếng thở dài làm tổn thương ánh nhìn ngân ngấn. Thoáng chau mày làm đau giọt mồ hôi lau vội lúc cuối ngày.

         (6) Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh…

         (7) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa…

         (8) Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.

(Chu Văn Sơn)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 (0.5 điểm): Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong (7).

Câu 4 (1.0 điểm): Trong câu văn: “Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.” Vì sao tác giả lại nói “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm”? 

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                                 TỰ MIỄN                         (Tự khuyên mình) Phiên âm:                Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh,                Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;                Tai ương bả ngã lai đoàn luyện,                Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương. Dịch nghĩa:              ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                                TỰ MIỄN

                        (Tự khuyên mình)

Phiên âm:

               Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh,

               Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;

               Tai ương bả ngã lai đoàn luyện,

               Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương.

Dịch nghĩa:

               Không có cảnh mùa đông tiêu điều rét mướt,

               Sẽ không có mùa xuân ấm áp huy hoàng;

               Tai ương rèn luyện ta,

               Khiến cho tinh thần ta càng thêm hăng hái.

Dịch thơ:

                     Ví không có cảnh đông tàn,

               Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;

                     Nghĩ mình trong bước gian truân,

               Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

(Thơ Hồ Chí Minh, Cảnh Nguyên và Hồ Văn Sơn biên soạn, trang 380-381)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh,

Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;

Câu 4 (1.0 điểm): Tai ương vốn là những điều tiêu cực, song trong bài thơ này, đối với nhân vật trữ tình, tai ương có ý nghĩa gì?

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?

0