K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung luôn có một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vậy thế hệ trẻ ngày hôm nay đã cống hiến như thế nào để hoàn thành sứ mệnh cao quý ấy của mình?     Như chúng ta đã biết, “cống hiến” là việc mỗi người quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của...
Đọc tiếp

Thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung luôn có một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vậy thế hệ trẻ ngày hôm nay đã cống hiến như thế nào để hoàn thành sứ mệnh cao quý ấy của mình?
    Như chúng ta đã biết, “cống hiến” là việc mỗi người quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc. Đồng thời, đó còn là việc mỗi người đem hết trí tuệ, tài năng, sức lực của mình để cùng làm giàu đẹp cho quê hương đất nước. Còn “thế hệ trẻ” là những người thanh niên, họ mang trong mình sức khỏe, sức trẻ và niềm khao khát, nhiệt huyết. Hơn ai hết, họ chính là tương lai, là những chủ nhân mới của đất nước. Như vậy, có thể thấy, cống hiến là một lối sống cao đẹp, cần có ở mỗi người và hơn hết chính là ở thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước, bởi lẽ giữ tuổi trẻ, sức trẻ và sự cống hiến luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.

Có thể thấy, trong bất cứ thời đại nào, sự cống hiến của thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn, đồng thời, mỗi thời đại có những biểu hiện, những hành động khác nhau. Trong thời kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. Có biết bao thanh niên đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân thậm chí cả tính mạng của chính mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi và hàng triệu, hàng triệu thanh niên trẻ khác trên khắp đất nước. Ngày nay, với khát khao cháy bỏng, những người trẻ Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem sức khỏe, tuổi trẻ, trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho đất nước. Họ là những người trẻ, sẵn sàng từ bỏ phố thị phồn hoa, tấp nập đến với những bản làng, những miền quê xa xôi để đem con chữ, đem ánh sáng tri thức đến cho những người dân vùng cao. Họ là những người không quản ngại xa xôi, vất vả để thực hiện những chương trình tình nguyện, giúp đỡ những số phận, hoàn cảnh khó khăn. Họ còn là những chiến sĩ trẻ tuổi, chấp nhận hi sinh tình yêu, hạnh phúc sum vầy bên gia đình để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc nơi hải đảo xa xôi hay những vùng biên hẻo lánh. Tất cả, tất cả những con người như thế đã nguyện cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, những hành động của họ thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những người trẻ đang ngày đêm cố gắng, nỗ lực cống hiến để làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước thì đâu đó vẫn còn những con người sống thờ ơ, vô tâm, ích kỉ, luôn nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mà quên đi trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và những người xung quanh. Thật đáng buồn, đáng chê trách và phê phán biết bao trước những con người có lối sống như thế. Đó là những người đáng bị cả xã hội lên án, chấn chỉnh và bài trừ.
     Tóm lại, lối sống cống hiến là một lối sống cao đẹp và cần có ở mỗi người nhất là thế hệ trẻ bởi lẽ nó không những giúp mỗi người phát huy được giá trị của bản thân mà còn góp phần làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước.

0

Đề thi đánh giá năng lực

11 tháng 12 2024

"Trong đoạn trích "...", tâm lý nhân vật Chi-ho trải qua những biến đổi phức tạp. Ban đầu, cậu là một cậu bé hồn nhiên, thích khám phá. Tuy nhiên, khi chứng kiến cảnh [...], Chi-ho đã vô cùng sốc và sợ hãi. Cậu bắt đầu suy nghĩ về [...], và cảm thấy lo lắng, bất an. Qua những diễn biến tâm lý này, ta thấy được Chi-ho là một nhân vật nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn. Cậu không chỉ quan tâm đến bản thân mà còn quan tâm đến những người xung quanh."

16 tháng 12 2024

Bài Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, được viết vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, là một tác phẩm chính trị quan trọng, thể hiện rõ rệt tinh thần yêu nước và quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam. Luận điệu của bài Tuyên ngôn Độc lập mang tính chất khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam, đồng thời phản bác những luận điệu xâm lược của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Trước hết, Hồ Chí Minh sử dụng một luận điệu sắc bén, căn cứ vào các lý thuyết về quyền con người để chứng minh rằng mọi dân tộc đều có quyền được tự do và độc lập. Lập luận của Người dựa trên tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789, từ đó khẳng định rằng dân tộc Việt Nam không phải là ngoại lệ trong việc đòi hỏi quyền tự quyết và thoát khỏi sự áp bức. Việc trích dẫn các tài liệu này làm cho luận điệu của bài Tuyên ngôn không chỉ có giá trị trong phạm vi quốc gia, mà còn mang tính quốc tế, gắn liền với cuộc đấu tranh chung của nhân loại chống lại sự áp bức, bất công.

Thứ hai, Hồ Chí Minh vận dụng luận điệu mạnh mẽ để chỉ trích và lên án chính quyền thực dân Pháp và phát xít Nhật, những kẻ đã cướp đi độc lập của dân tộc Việt Nam suốt hơn 80 năm. Người chỉ ra sự tàn bạo, sự bóc lột vô nhân đạo mà thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam, đồng thời tố cáo sự phản bội của Nhật Bản trong thời kỳ chiếm đóng. Đây không chỉ là sự tố cáo về hành động của các thế lực xâm lược mà còn là sự khẳng định rằng dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận làm nô lệ nữa.

Cuối cùng, bài Tuyên ngôn Độc lập mang một luận điệu khẳng định sức mạnh của nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh không chỉ tuyên bố độc lập mà còn khẳng định rằng chính nhân dân Việt Nam là chủ nhân của nền độc lập đó. Người tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng, vào khả năng đấu tranh và chiến thắng của dân tộc. Với một giọng điệu hùng hồn và đầy tự hào, bài Tuyên ngôn không chỉ là tuyên bố về quyền độc lập mà còn là lời kêu gọi tất cả người dân Việt Nam đoàn kết, tiếp tục chiến đấu để bảo vệ và phát triển đất nước.

Tóm lại, luận điệu của bài Tuyên ngôn Độc lập thể hiện sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, giữa lý tưởng và hành động. Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn nêu cao lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa. Bài Tuyên ngôn là một tác phẩm văn chính trị sâu sắc, phản ánh tinh thần bất khuất và kiên cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến giành lại độc lập tự do.

4 tháng 12 2024

\(\dfrac{ }{^{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }\dfrac{ }{ }}\)

3 tháng 12 2024

mik cần gấp

Câu1:...
Đọc tiếp
Câu1: phân tích cấu tạo ngữ pháp cho những câu sau  xácđịnh kiểu câu của chúng: a) Chồng  ốm nặng làm cho gia đình  càngnghèo hơn. b) Thế  bằng lời kể đã cho tôi những chi tiếtbằng ghi chép đã cho tôi những cảm xúc chânthật. c) Hai nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng loạingười không bao giờ  thể chiến thắng đượcbệnh tật. d) Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọtôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe . e) Chúng ta phải cố gắng dân tộc hóa lời nói  câuvăn của chúng ta. a) Chính phủ tặng  mẹ ấy danh hiệu  mẹ Việt Nam anh hùng. b) Trong nhiều năm qua, người ta đã chứng kiến sựphát triển mạnh mẽ của phong trào nữ quyền. c) Họ đang đấu tranh để đạt được sự bình đằng hoàntoàn giữa nam  nữ. d) Cuộc sống của họ cũng sang một hướng khác.  e)  gửi cho tôi một món quà qua đường bưu điện. f) Trong năm học tớicác em hãy cố gắngsiêng nănghọc tậpngoan ngoãnnghe thầyyêu bạn. g) Hàng năm, khoa báo chí ở Trường Đại học Quốc gia cung cấp cho  hội vài chục cử nhân báo chí.
0
30 tháng 11 2024
1. "Học mà không chơi, đánh rơi tuổi trẻ" hay "trẻ không chơi, già hối tiếc"

Quan điểm này cho rằng, tuổi trẻ là thời gian để tận hưởng, khám phá và trải nghiệm. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc học mà bỏ qua những hoạt động vui chơi, giải trí, thì sẽ bỏ lỡ những kỷ niệm đẹp và ý nghĩa của tuổi thanh xuân. Những trải nghiệm này không chỉ giúp chúng ta thư giãn, mà còn giúp phát triển kỹ năng xã hội, giao tiếp và sự sáng tạo. Việc tận hưởng cuộc sống cũng giúp chúng ta có tâm lý thoải mái, cân bằng giữa học tập và vui chơi, tạo động lực để học tập hiệu quả hơn.

2. "Chơi mà không học, bán rẻ tương lai"

Quan điểm này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của học tập và chuẩn bị cho tương lai. Nếu chúng ta chỉ chú trọng vào việc vui chơi mà lơ là việc học, thì tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn, cơ hội nghề nghiệp và phát triển bản thân sẽ bị hạn chế. Học tập không chỉ mang lại kiến thức, mà còn giúp chúng ta rèn luyện kỷ luật, tự giác và trách nhiệm. Việc đầu tư vào học tập là cách để chúng ta chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng, ổn định và thành công.