K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2024

mọi người giúp với

 

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
18 tháng 3 2024

Em có thể có các ý sau: 

- "Tự học" nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.

- Tự học" là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.

Vậy tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp cho chúng ta tiến bộ trong học tập.

- Lí lẽ: 

+ Lợi ích của việc có tính thần tự học

+ Tự học, đọc trước bài ở nhà trước khi đến lớp sẽ giúp chúng ta khi nghe thầy cô giảng sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn.

+ Chuẩn bị bài, làm bài tập đầy đủ giúp chúng ta củng cố kiến thức đã học và rèn luyện bài học tốt hơn.

+ "Tự học" là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.

+ "Tự học" là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.

+ Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.

+ Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.

- Bằng chứng: 

+ Nêu ra những tấm gương, ví dụ chứng minh cho tinh thần tự học đem lại hiệu quả lo lớn: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng.

+ Mở rộng: Phê phán những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học, lười học.

- Bài học kinh nghiệm: Rút ra bài học cho bản thân và mọi người: Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần ý thức được việc học có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta để từ đó nêu cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác.
18 tháng 3 2024

- "Tự học" nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.

- Tự học" là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.

Vậy tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp cho chúng ta tiến bộ trong học tập.

- Lí lẽ: 

+ Lợi ích của việc có tính thần tự học

+ Tự học, đọc trước bài ở nhà trước khi đến lớp sẽ giúp chúng ta khi nghe thầy cô giảng sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn.

+ Chuẩn bị bài, làm bài tập đầy đủ giúp chúng ta củng cố kiến thức đã học và rèn luyện bài học tốt hơn.

+ "Tự học" là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.

+ "Tự học" là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.

+ Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.

+ Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.

- Bằng chứng: 

+ Nêu ra những tấm gương, ví dụ chứng minh cho tinh thần tự học đem lại hiệu quả lo lớn: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng.

+ Mở rộng: Phê phán những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học, lười học.

- Bài học kinh nghiệm: Rút ra bài học cho bản thân và mọi người: Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần ý thức được việc học có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta để từ đó nêu cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác.

18 tháng 3 2024

chịu

 

17 tháng 3 2024

Cứu em vs mọi người ơi

=> Đồ dùng nhựa và bao bì ni long từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc trong đời sống con người. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường.
+ Tác hại đối với sức khỏe con người:
--> Nhựa và ni long có thể phân rã thành các vi hạt nhỏ bé, xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống và không khí.
--> Các vi hạt này có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, tiêu hóa,...
--> Hóa chất trong nhựa và ni long cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, sinh sản và phát triển của con người.
+ Tác hại đối với môi trường:
--> Nhựa và ni long rất khó phân hủy, có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm.
--> Rác thải nhựa làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
--> Rác thải nhựa giết chết nhiều sinh vật biển và động vật hoang dã.
--> Rác thải nhựa làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái của Trái Đất.
--> Từ những tác hại trên, việc hạn chế sử dụng đồ dùng nhựa và bao bì ni long là vô cùng cần thiết.
+ Giải pháp:
--> Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về tác hại của việc sử dụng đồ dùng nhựa và ni long.
--> Khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế như túi vải, hộp giấy, đồ dùng thủy tinh,...
--> Có chính sách hạn chế sản xuất, sử dụng và tiêu hủy đồ dùng nhựa và ni long.
=> Tóm lại, việc sử dụng đồ dùng nhựa và bao bì ni long đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Chúng ta cần chung tay hành động để hạn chế sử dụng những vật dụng này, bảo vệ sức khỏe bản thân và môi trường sống.

18 tháng 3 2024

=> Đồ dùng nhựa và bao bì ni long từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc trong đời sống con người. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường.
+ Tác hại đối với sức khỏe con người:
--> Nhựa và ni long có thể phân rã thành các vi hạt nhỏ bé, xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống và không khí.
--> Các vi hạt này có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, tiêu hóa,...
--> Hóa chất trong nhựa và ni long cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, sinh sản và phát triển của con người.
+ Tác hại đối với môi trường:
--> Nhựa và ni long rất khó phân hủy, có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm.
--> Rác thải nhựa làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
--> Rác thải nhựa giết chết nhiều sinh vật biển và động vật hoang dã.
--> Rác thải nhựa làm biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái của Trái Đất.
--> Từ những tác hại trên, việc hạn chế sử dụng đồ dùng nhựa và bao bì ni long là vô cùng cần thiết.
+ Giải pháp:
--> Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về tác hại của việc sử dụng đồ dùng nhựa và ni long.
--> Khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế như túi vải, hộp giấy, đồ dùng thủy tinh,...
--> Có chính sách hạn chế sản xuất, sử dụng và tiêu hủy đồ dùng nhựa và ni long.
=> Tóm lại, việc sử dụng đồ dùng nhựa và bao bì ni long đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Chúng ta cần chung tay hành động để hạn chế sử dụng những vật dụng này, bảo vệ sức khỏe bản thân và môi trường sống.

17 tháng 3 2024

Hành động xô xát, đánh nhau của năm ông thầy bói  là không nên có vì khi đánh giá, xem xét sự vật, hiện tượng cần phải lắng nghe ý kiến của người khác, không nên đánh giá chủ quan, phiến diện.Tuy nhiên, có những trường hợp chúng ta phải bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình đến cùng khi quan điểm của mình là đúng có cơ sở.

 

17 tháng 3 2024

chuẩn ko đó bạn

 

18 tháng 3 2024

Olm chào em, Olm cảm ơn em đã đồng hành cùng olm trên hành trình tri thức. Cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của olm.

Chúc em học tập hiệu qur và vui vẻ cùng olm và có phút giây giao lưu vui vẻ cùng cộng đồng tri thức olm trong và ngoài nước em nhé.

Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" từ bao đời nay đã trở thành lời răn dạy quý giá về đạo lý làm người, về lòng biết ơn. Lời dạy này càng có ý nghĩa sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay, trong thời đại mà sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể khiến con người dễ dàng lãng quên những giá trị truyền thống.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là lời nhắc nhở mỗi người khi hưởng thụ thành quả nào đó cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó. "Ăn quả" tượng trưng cho việc hưởng thụ, "kẻ trồng cây" là người đã tạo ra thành quả, còn "nhớ" là biểu hiện của lòng biết ơn. Lòng biết ơn được thể hiện qua những hành động cụ thể như trân trọng, gìn giữ thành quả lao động, tưởng nhớ đến công lao của những người đã tạo ra nó. Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức cao quý cần thiết cho mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Lòng biết ơn giúp con người trưởng thành hơn, sống có trách nhiệm và yêu thương mọi người. Khi biết ơn những người đã giúp đỡ mình, ta sẽ trân trọng cuộc sống hơn, biết yêu thương và chia sẻ với cộng đồng. Đối với thế hệ trẻ, lòng biết ơn là nền tảng để phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác như lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, sự sáng tạo,... Khi biết ơn những thế hệ đi trước, thế hệ trẻ sẽ có ý thức hơn trong việc học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn một số bạn trẻ sống thiếu trách nhiệm, vô ơn với những người đã giúp đỡ mình. Họ chỉ biết hưởng thụ mà không biết trân trọng giá trị của thành quả lao động. Đây là một biểu hiện đáng buồn cần được khắc phục. Để giáo dục lòng biết ơn cho thế hệ trẻ, gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ. Cha mẹ cần dạy cho con cái biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và những người đã giúp đỡ mình. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của lòng biết ơn và biết cách thể hiện lòng biết ơn bằng những hành động cụ thể.
Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức cao quý cần thiết cho mỗi người. Thế hệ trẻ cần ý thức được tầm quan trọng của lòng biết ơn và rèn luyện cho mình phẩm chất này để trở thành những người có ích cho xã hội.

17 tháng 3 2024

Đạo lí của dân tộc ta đề cao tình nghĩa thủy chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa ăn, ở mà ông bà, cha mẹ ta rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gửi gắm vào ca dao, tục ngữ với bao lời hay, ý đẹp. Một trong những câu tiêu biểu là câu tục ngữ:

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

"Quả" trong câu tục ngữ trên là trái ngọt, quả ngọt, là bông lúa thơm, trái cam ngọt,... là thành quả lao động, do công sức, mồ hôi của trồng cây", của bà con nông dân "cuốc bẫm cày sâu", "một nắng hai sương"... làm nên.

Hương vị của "quả" chứa đựng biết bao sức người và tình đời. Cho nên được "ăn quả", được hưởng thụ thơm trái ngọt ở đời, lương tâm luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải trân trọng và biết ơn những "kẻ trồng cây" trong xã hội, những con người đã lao động vất vả đã làm ra "quả" cho ta được ấm no, hạnh phúc.

Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" còn hàm chứa một ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc. "Quả" không chỉ là những thứ vật chất như cơm ăn mặc, áo mặc, hoa quả ngọt thơm... mà còn là những thành quả, những giá trị tinh thần khác trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân ta từ xưa tới nay.

Được nuôi nấng chăm sóc, được học hành nên người, được chạy chữa thuốc men lúc ốm đau bệnh tật, được sống trong một đất nước đẹp tươi, thanh bình độc lập yên vui,... những "quả" ấy được người trồng cây là Bác Hồ vĩ đại và triệu triệu nhân dân làm nên, bằng mồ hôi và xương máu, bằng tài trí và tình thương. Do đó, được "ăn quả", chúng ta phải "nhớ"; phải ghi lòng tạc dạ công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên; không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng của thầy cô giáo, nhân dân, từ người dân cày lam lũ đến người thợ trong nhà máy, người lính ngoài mặt trận, Bác Hồ đã đi xa...

Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên bài học về lòng biết ơn giáo dục mọi người cách sống cho phải đạo, biết ăn, ở thủy chung. Con người ta phải có lương tâm. Được ơn thì phải biết đáp nghĩa. Được ơn, chịu ơn người thì phải có nghĩa vụ ghi nhớ, đền đáp. Người làm ơn ít ai nghĩ rằng sẽ chờ người trả ơn. Lương tâm luôn luôn thầm nhắc chúng ta hành động, tìm cách báo đáp công ơn người. Hướng theo đạo lí của dân tộc, ai cũng muốn vươn tới cái đẹp: tình nghĩa thủy chung.

Mỗi chúng ta là con em của một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Sống trong cộng đồng, mỗi một thành viên đều có mối quan hệ vật chất hoặc tinh thần, là tình đời, tình người sâu nặng lắm. Ai có thể sống biệt lập mà hạnh phúc? Cuộc nhân sinh đầy vất vả, khó khăn, thiên tai, địch họa, đói rét cơ hàn, ốm đau, bệnh tật, lúc "tắt lửa tối đèn"... Bởi vậy, con người ngoài nghĩa vụ tương thân tương ái để sống hạnh phúc lại phải có ý thức "có vay có trả" tình đời, nghĩa đời, phải biết đền ơn đáp nghĩa.

Con người phải luôn luôn hướng thiện. Lòng biết ơn làm cho chúng ta trở nên cao thượng, biết trau dồi nhân cách, tạo dựng tâm hồn đẹp, sống nhân hậu yêu thương, thủy chung. Trở thành một người con hiếu thảo, một người học trò tốt, một người bạn tốt, một người công dân tốt... sống nhân hậu thủy chung là điều ai cũng mong muốn. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cảm hóa con người sâu sắc lắm!

Có thể tự hào khẳng định, ân nghĩa thủy chung là một nét rất đẹp của tâm hồn người Việt Nam được hun đúc nên qua hàng ngàn năm lịch sử.

Con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, "thương người như thể thương thân". Vì thương người mà biết làm ơn giúp người, xem như một việc nghĩa, vô tư, trong sáng. Cũng vì thế mà lòng biết ơn trở thành một nét đẹp trong đạo lí của nhân dân ta. Ân nghĩa thủy chung là thước đo đạo đức, là biểu hiện nhân cách, phẩm giá của mỗi người.

Con cháu biết hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nén hương thơm thắp trong ngày giỗ tết, trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn... của con cháu đối với gia tiên, qua tháng năm đã trở thành thuần phong mĩ tục. Học trò biết kính trọng thầy cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhân dân biết ơn thương binh liệt sĩ, đời đời nhớ ơn Bác... là ân nghĩa đạo lí ở đời. Những mái nhà tình nghĩa mọc lên sau chiến tranh khắp mọi miền quê là biểu tượng tuyệt đẹp "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", là lòng biết ơn của toàn xã hội đối với thương binh, liệt sĩ.

Trong xã hội, thời gian nào cũng vậy, không thiếu những kẻ vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, "ăn cháo đá bát". Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị cảnh tỉnh và giáo dục sâu sắc.

Vì trọng ân nghĩa thủy chung nên nhân dân ta từ ngày xưa đã truyền lại bao câu ca, bài hát về lòng biết ơn. Đọc những vần thơ dân gian ấy, ta thấy tâm hồn thêm trong sáng, đẹp đẽ: "Uống nước nhớ nguồn" hoặc:

"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước áo"

Câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một bài học luân lí sâu sắc. Nó giáo dục chúng ta đạo lí làm người, sống có tình nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo lí làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc. Lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn, phải được biểu hiện bằng những việc làm tốt cụ thể